(HBĐT) - Cùng với nông dân trong tỉnh, hội viên nông dân xã Liên Sơn (Lương Sơn) năng động thi đua lao động sản xuất, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mạnh dạn xây dựng nhiều mô hình kinh tế mới đem lại hiệu quả kinh tế cao. Qua đó, đời sống người dân được cải thiện, thu nhập bình quân đạt 25 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2% (số liệu tính đến tháng 6/2017).


Theo thống kê, trên địa bàn xã Liên Sơn hiện có 1 HTX, 2 tổ hợp tác, 200 gia trại và nhiều mô hình kinh tế do hội viên nông dân làm chủ. Trong đó, tiêu biểu là HTX chăn nuôi bò sữa và dịch vụ nông nghiệp được thành lập vào tháng 9/2017, thu hút 14 hội viên tham gia với tổng đàn gần 70 con, trong đó có trên 40 con đang trong thời kỳ cho thu sản phẩm. Bên cạnh đó, nhận thấy hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng cây ăn quả có múi, nhiều hội viên đã mạnh dạn cải tạo diện tích đất vườn để trồng thí điểm. Năm 2015 toàn xã mới có 6 ha, hiện nay, diện tích trồng cây ăn quả có múi đã được mở rộng trên 40 ha với 35 hội viên tham gia mô hình. Một số mô hình kinh tế như trồng rừng, chăn nuôi, thủy sản, trồng cây dược liệu... bước đầu đem lại những tín hiệu khả quan. Đặc biệt, các loại hình dịch vụ như vận tải, kinh doanh vật liệu xây dựng phát triển mạnh mẽ, giải quyết việc làm cho 200 lao động với mức thu nhập từ 5- 7 triệu đồng/người/tháng. Từ đó đã xuất hiện nhiều tấm gương hội viên nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Điển hình như các anh: Nguyễn Văn Hoạt (chi hội xóm Sum), Trương Đình Quyến (chi hội Đất Đỏ) và Trần Xuân Minh (chi hội Điếm Tổng).


Gia trại bò sữa của hội viên Nguyễn Văn Hoạt, chi hội nông dân xóm Sum, xã Liên Sơn (Lương Sơn) cho thu nhập bình quân từ 300 - 400 triệu đồng/năm.

Cùng cán bộ UBND xã, chúng tôi đến thăm gia đình anh Nguyễn Văn Hoạt ở chi hội xóm Sum. Trong giai đoạn 2010- 2017, anh Hoạt nhiều năm liền được nhận giấy khen của tỉnh, huyện vì đã có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực phát triển kinh tế. Hiện nay, diện tích vườn của anh đã được mở rộng lên 1,4 ha, trong đó có 340 gốc cam Vinh, 70 gốc cam Canh và 60 gốc nhãn Hưng Yên. Ngoài ra, anh Hoạt cũng là thành viên của HTX chăn nuôi bò sữa với tổng đàn 6 con. Với việc phát triển đa dạng các mô hình kinh tế, mỗi năm gia đình anh thu về từ 300- 400 triệu đồng.

Anh Hoạt cho biết: "Để có được thành công như ngày hôm nay, bên cạnh nỗ lực của bản thân, tôi được Hội Nông dân xã tạo điều kiện cho vay vốn để mở rộng mô hình. Ngoài ra, các lớp tập huấn đã giúp tôi trau dồi thêm kỹ thuật áp dụng vào sản xuất. Không những vậy, tôi được giao lưu, học hỏi với nhiều hội viên nông dân có chung niềm đam mê, sở thích để cùng nhau hợp tác phát triển”.

Để không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hội viên nông dân trong xã đã tích cực tham gia 5- 6 buổi tập huấn, chuyển giao KH-KT do Hội Nông dân xã phối hợp với Trung tâm học tập cộng đồng tổ chức. Ngoài ra, để có nguồn vốn phát triển các mô hình kinh tế, hội viên được Hội Nông dân xã tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của các Ngân hàng NN&PTNT, CSXH huyện với tổng dự nợ trên 18 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các chi hội huy động cán bộ, hội viên xây dựng nguồn quỹ với số tiền 20.000 đồng/năm nhằm hỗ trợ, giúp đỡ hội viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được vay vốn phát triển kinh tế. Một số chi hội tiêu biểu như chi hội Điếm Tổng, 23/9 đã huy động được hội viên đóng góp từ 150.000- 170.000 đồng/năm.


Đức Anh

Các tin khác


Chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với phát triển sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi giá trị

(HBĐT) - Chiều 13/11, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn tỉnh triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông xuân năm 2017 – 2018. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Chuyển đổi 1,36 nghìn ha đất trồng lúa kém hiệu quả

(HBĐT) - Thực hiện kế hoạch sản xuất nông nghiệp, Sở NN&PTNT đã phối hợp với UBND các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo sản xuất, gieo cấy lúa và cây mầu tập trung trong khung thời vụ.

Toàn tỉnh phát triển thêm 622 ha cây ăn quả có múi

(HBĐT) - Theo Báo cáo của Sở NN&PTNT, hiện tại, toàn tỉnh có 8,08 nghìn ha cây ăn quả có múi, tăng 622 ha so với năm 2016, sản lượng đạt 8,87 vạn tấn. Trong đó cây cam 3.941 ha, diện tích cho thu hoạch 2.082 ha, sản lượng khoảng 5,5 vạn tấn; cây bưởi 3.260 ha, diện tích cho thu hoạch 1.438 ha, sản lượng ước đạt 2,6 vạn tấn; quýt 380 ha, diện tích cho thu hoạch 246 ha, sản lượng đạt 0,44 vạn tấn; chanh 479ha, diện tích cho thu hoạch 347 ha, sản lượng 0,22 vạn tấn).

Huyện Đà Bắc dành 1,5 tỷ đồng xây dựng nhà văn hoá xóm

(HBĐT) - Những năm qua, cơ sở vật chất văn hóa được huyện Đà Bắc chú trọng xây dựng và nâng cấp. Tuy nhiên đến nay, hệ thống cơ sở vật chất văn hóa của các xã còn thiếu thốn. Toàn huyện có 119/163 thôn, xóm (chiếm 73%) có nhà văn hóa nhưng phần lớn chưa đạt chuẩn. Các thôn chưa có khu thể thao đạt chuẩn.

Nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác

(HBĐT) - Tân Lạc là vùng đất tiềm năng về nông sản, hơn thế 93,49% dân số sống bằng nghề nông. Tuy nhiên, đất nông nghiệp của huyện chỉ chiếm 14,3% diện tích đất tự nhiên. Bởi vậy, trong những năm qua, huyện đã có nhiều nỗ lực nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác trong sản xuất nông nghiệp.

Ngô đông phủ xanh đồng đất Phú Lương

(HBĐT) - Mặc dù phải chịu những ảnh hưởng của trận mưa lũ lịch sử trong 2 ngày 10 - 11/10, thế nhưng, bà con xã Phú Lương (Lạc Sơn) vẫn miệt mài, không cho đất nghỉ. Gần chục năm trở lại đây, sau khi thu hoạch vụ hè thu, nông dân xã vùng sâu này lại cắt rạ làm vụ đông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục