(HBĐT) - Xóm Bờ, xã Trung Bì (Kim Bôi) có bãi bồi rộng chạy dọc theo con suối luôn dồi dào nước. Khu đất màu mỡ này chưa bao giờ bị bỏ trống trong bất cứ vụ đông nào. Năm nay cũng thế. Mặc dù vào trung tuần tháng 10 vừa qua, mưa lũ lịch sử làm nước suối dâng cao, vùi lấp làm hư hại toàn bộ diện tích ngô đông trồng trước đó hơn chục ngày khiến nông dân chỉ còn lựa chọn duy nhất sau khi nước rút: làm lại đất để trồng loạt cây mới trên nền đất cũ, quyết tâm không để đất trống trong sản xuất vụ đông.
Tranh thủ thời vụ vẫn còn, nông dân xóm Bờ,
xã Trung Bì (Kim Bôi) làm lại đất trồng rau, đậu thực phẩm trên diện tích trồng
ngô đông vừa bị thiệt hại sau mưa lũ.
Theo
thống kê của UBND xã Trung Bì, toàn xã có khoảng 83,6 ha cây màu vụ đông đã
trồng bị thiệt hại, trong đó, chủ yếu là diện tích ngô, khoai và các loại rau
họ thập tự. Ngay sau khi tạnh mưa, nước rút, nông dân tập trung ra đồng, áp dụng
các biện pháp làm đất tối thiểu để khôi phục sản xuất, trồng bù diện tích bị
thiệt hại. Vì thời vụ không còn đảm bảo cho gieo trồng các loại cây ưa ấm như
ngô, lạc, đậu tương, dưa chuột... nên xã chuyển trọng tâm sang trồng các nhóm
cây ưa lạnh như khoai lang và rau, đậu thực phẩm, tổng diện tích phấn đấu đạt
trên 100 ha đúng kế hoạch đã đề ra.
Cũng như Trung Bì, nhiều xã khác trên địa bàn
huyện Kim Bôi đang vượt khó để sản xuất vụ đông. Mặc dù diễn biến thời tiết cực
đoan đã gây thiệt hại trên 430 ha cây trồng từ đầu vụ và kéo chậm tiến độ sản
xuất nhưng không vì thế khiến nông dân nơi đây nản lòng. Hiện nay, UBND huyện
Kim Bôi đã tổng hợp danh sách để hỗ trợ giống rau vụ đông cho các xã bị thiệt
hại bởi mưa lũ với trên 1,3 tấn giống rau cải các loại. Theo kế hoạch, các xã,
thị trấn tiếp tục mở rộng diện tích rau, đậu thực phẩm, trong đó khuyến khích
sử dụng các giống cải xanh lá to, cải bẹ vàng, cải ngồng ngọt, cải ngọt Sakata,
đặc biệt là các giống bắp cải có khả năng chịu rét cao và phù hợp với đồng đất
Kim Bôi như KK Cross, N.S Cross, Green Nova, bắp cải Sapa, su hào Nhật Bản...
Đồng chí Bùi Văn Bộ, Phó trưởng phòng NN &PTNT
huyện Kim Bôi cho biết: Sản xuất vụ đông thường diễn ra trong điều kiện khó
khăn, nhất là năm nay khi ngay từ đầu vụ đã phải đối mặt với diễn biến thời
tiết xấu. Trong bối cảnh đó, các xã trong huyện
phấn đấu hoàn thành kế hoạch đề ra với tổng diện tích gieo trồng trên
2.060 ha. Để làm được điều đó,
phòng NN&PTNT đã khuyến cáo, đôn đốc nông dân sử dụng các loại giống có
thời gian sinh trưởng ngắn, cơ cấu cây trồng chính vẫn là ngô nếp (trồng dày để
lấy nguồn thức ăn cho trâu, bò vụ đông), khoai lang, khoai tây, đặc biệt là
chuyển trọng tâm sang trồng các loại rau, đậu thực phẩm vì đây là các loại cây
có thời vụ gieo trồng kéo dài trong suốt mùa đông lại cho thu hoạch sớm và khả
năng tiêu thụ tốt. Đến thời điểm này, các xã tranh thủ thời vụ để đẩy nhanh
tiến độ sản xuất, đồng thời áp dụng các biện pháp bảo vệ thực vật để không
những hoàn thành kế hoạch về diện tích gieo trồng mà còn đảm bảo chất lượng,
sản lượng của các loại cây trồng vụ đông 2017.
Thu Trang
(HBĐT) - Theo báo cáo của BCĐ chương trình mục tiêu quốc gia, từ đầu năm đến nay, trên cơ sở huy động lồng ghép các nguồn vốn, cùng với nguồn vốn đầu tư năm 2017 là 602,699 tỷ đồng, tỉnh ta chủ yếu tập trung cho các xã ưu tiên, xã đặc biệt khó khăn, xã đăng ký về đích NTM năm 2017.
(HBĐT) - Trong những năm qua, Hội CCB xã Phú Vinh (Tân Lạc) luôn phát huy bản chất truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ”, tích cực sáng tạo, đẩy mạnh các phong trào thi đua, gương mẫu, đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, vươn lên xóa đói, giảm nghèo, nhờ đó nhiều hội viên thu nhập trên 100 triệu đồng/năm.
(HBĐT) - Sau hơn 6 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM, diện mạo nông thôn các xã vùng cao huyện Đà Bắc đổi thay đáng kể, đời sống người dân từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, Đà Bắc là địa phương duy nhất của tỉnh chưa có xã nào về đích NTM. Để hoàn thành lộ trình theo kế hoạch đang là "bài toán” nan giải đối với huyện vùng cao này.
(HBĐT) - Với
những lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, hệ thống di tích đa dạng mang giá trị
lịch sử, tâm linh, những năm qua, huyện Lạc Thủy đã triển khai thực hiện nhiều
giải pháp nhằm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu đến 2020, Lạc Thủy trở thành điểm du lịch Quốc gia.
Dự án xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1) giai đoạn 1 gồm đoạn tuyến đường sắt trên cao từ Giáp Bát-Gia Lâm và tổ hợp Ngọc Hồi, từng được phê duyệt thời gian thực hiện từ năm 2008, dự kiến hoàn thành năm 2017. Thế nhưng, sau 9 năm, đến nay chưa có gói thầu thi công xây lắp nào được đấu thầu.