(HBĐT) - Sau hơn 6 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM, diện mạo nông thôn các xã vùng cao huyện Đà Bắc đổi thay đáng kể, đời sống người dân từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, Đà Bắc là địa phương duy nhất của tỉnh chưa có xã nào về đích NTM. Để hoàn thành lộ trình theo kế hoạch đang là "bài toán” nan giải đối với huyện vùng cao này.



Công trình trường THCS xã Tân Minh (Đà Bắc) đang được đầu tư nâng cấp đạt chuẩn, phục vụ công tác dạy và học trên địa bàn.

Tỷ lệ hộ nghèo cao, mức thu nhập bình quân đầu người thấp; cơ sở hạ tầng nông thôn thiếu và yếu, trong đó nan giải nhất là tiêu chí giao thông nông thôn. Qua trao đổi với đồng chí Xa Đức Hiền, Phó Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc, được biết, hiện tại, lộ trình xây dựng NTM của 19 xã trên địa bàn đang trong quá trình "leo dốc” với quá nhiều "chướng ngại vật” khó vượt qua. Không chỉ loay hoay với "bài toán khó” về giao thông, trường học, tiêu chí thu nhập và hộ nghèo cũng là những "nút thắt” khó gỡ đối với Đà Bắc. Cái khó nhất để thực hiện tiêu chí thu nhập chính là cơ cấu kinh tế của địa phương chủ yếu là nông nghiệp, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ. Thêm vào đó, các lĩnh vực CN - TTCN, dịch vụ chậm phát triển, công tác đào tạo nghề cho lực lượng lao động nông thôn còn nhiều hạn chế. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện mới đạt 19 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo gần 47% và gần 20% hộ cận nghèo. Toàn huyện chưa có xã nào đạt tiêu chí về thu nhập và tỷ lệ hộ nghèo.

 

Để tăng mức thu nhập, thời gian qua, các xã đã thực hiện nhiều giải pháp phát triển kinh tế như đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; khuyến khích phát triển các mô hình kinh tế vườn đồi, trang trại; mở rộng diện tích trồng các loại cây có giá trị. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, những giải pháp đó chỉ dừng lại ở việc giúp người dân có thêm nguồn thu nhập ổn định để cải thiện phần nào cuộc sống khó khăn của mình, chứ chưa thực sự phát huy được hiệu quả, nâng mức thu nhập theo đúng tiêu chuẩn. Năm 2017, từ nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp của chương trình NTM, huyện đã triển khai thực hiện 1 mô hình trồng rau an toàn tại xã Tu Lý, 3 mô hình cải tạo vườn tạp tại xã Tu Lý, Hào Lý, Hiền Lương với tổng nguồn vốn thực hiện 1.089 triệu đồng.

 Ngoài ra, các tiêu chí khác như hình thức tổ chức sản xuất, cơ sở vật chất văn hóa, môi trường... của các xã cũng gặp nhiều khó khăn khi phấn đấu đạt theo đúng tiêu chuẩn của một xã NTM. "Khát” vốn, thiếu nguồn đầu tư là nguyên nhân chính được đưa ra để lý giải vì sao lộ trình xây dựng NTM ở Đà Bắc lại khó có thể về đích đúng dự kiến. Năm 2017, kế hoạch tổng nguồn vốn huy động đầu tư trên địa bàn huyện 147.027 triệu đồng, trong đó, vốn đầu tư 9.500 triệu đồng; vốn sự nghiệp 1.476 triệu đồng; vốn lồng ghép của các chương trình, dự án 133.651 triệu đồng; vốn dân góp 2.400 triệu đồng.

 Với địa bàn miền núi còn nhiều khó khăn, tuy một số hộ dân đã tự nguyện đóng góp ngày công lao động, hiến đất xây dựng các công trình dân sinh, nhưng sự đóng góp về kinh phí còn quá ít. Trong khi đó, nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp gần như không có. Do vậy, kinh phí thực hiện chương trình phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn vốn hạn hẹp được phân cấp hàng năm, dẫn đến việc các xã luôn trong tình trạng năm sau chi trả nợ cho các công trình của năm trước và không có kinh phí duy tu, bảo dưỡng những công trình đã đưa vào sử dụng. Qua kết quả rà soát, tổng số tiêu chí của các xã đạt 176 tiêu chí, giảm 54 tiêu chí so với năm 2016, trung bình đạt 9,26 tiêu chí/xã, có 4 xã đạt 12 tiêu chí (Tu Lý, Hiền Lương, Toàn Sơn, Mường Chiềng); 1 xã đạt 11 tiêu chí (Hào Lý); 14 xã đạt từ 8-9 tiêu chí.

 Đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc cho biết: Trong thời gian tới, huyện tiếp tục vận động, tuyên truyền để từng người dân hiểu và tự giác tham gia xây dựng NTM. Chỉ đạo các xã tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí NTM, phấn đấu đến cuối năm 2017, mỗi xã đạt từ 1-2 tiêu chí, không có xã nào đạt dưới 9 tiêu chí và giữ vững các tiêu chí đã đạt. Tăng cường nguồn vốn đầu tư và huy động mọi nguồn lực để xây dựng NTM, có các chính sách thu hút, ưu tiên và hỗ trợ cho các tổ chức kinh tế đầu tư vào địa phương. Huyện mong muốn T.ư, UBND tỉnh ưu tiên phân bổ tăng nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế hạ tầng và hỗ trợ phát triển sản xuất để xã thực hiện các tiêu chí NTM, đặc biệt tập trung đầu tư vốn cho 6 xã điểm phấn đấu về đích NTM giai đoạn 2017-2020.

 


Đinh Thắng

 


Các tin khác


Huyện Lạc Thuỷ huy động trên 137 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Thuỷ, trong quý I/2024, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện là 137,3 tỷ đồng.

Huyện Mai Châu chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Thời tiết đang chuyển sang nắng nóng, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi. UBND huyện Mai Châu đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp các địa phương chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra cho đàn vật nuôi.

Quý I, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 15% kế hoạch

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 của tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ giao 3.430,661 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh thông qua là 3.763,925 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Xuất khẩu trên 7 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

Ngày 28/3, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân - TP Hòa Bình (Công ty Tiến Ngân); Công ty Tomas Trade Co.ltd (Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả chuỗi sản xuất - xuất khẩu sản phẩm ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường này.

Tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế

Chiều 28/3, tại Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế. Dự hội nghị có đồng chí Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Huyện Kim Bôi dồn sức thực hiện công tác quy hoạch

"Hiện nay, huyện Kim Bôi đang tổ chức lập 23 đồ án quy hoạch (ĐAQH) gồm: ĐAQH chung đô thị Bo huyện Kim Bôi đến năm 2045; 20 ĐAQH phân khu và 1 ĐAQH chi tiết; UBND các xã tổ chức lập 12 ĐAQH chi tiết điểm dân cư nông thôn. Huyện xác định, sau khi được phê duyệt, các đồ án nói trên sẽ thúc đẩy phát triển KT-XH, làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư, là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý và huy động các nguồn lực phát triển...”- đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục