(HBĐT) - Từ đầu năm đến hết tháng 10/2017, hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh được đánh giá triển khai kịp thời các giải pháp hoạt động tiền tệ, ngân hàng đem lại kết quả tích cực. Hoạt động của các ngân hàng khá ổn định, an toàn, tuân thủ các quy định của pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng góp phần phục vụ phát triển KT-XH địa phương.


Ngân hàng ĐT-PT chi nhánh Hòa Bình làm tốt công tác huy động vốn, đáp ứng nhu cầu vay phát triển SX-KD trên địa bàn.

Trao đổi với lãnh đạo NHNN tỉnh được biết, trong 10 tháng của năm 2017, hoạt động lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng trên địa bàn tỉnh đóng góp đáng kể vào phát triển KT địa phương. Cụ thể, NHNN tỉnh thường xuyên chỉ đạo các ngân hàng, TCTD thực hiện các giải pháp mở rộng tín dụng có hiệu quả để hỗ trợ phát triển kinh tế, tạo môi trường thuận lợi cho SXKD; thực hiện các chương trình, chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ, các đối tượng chính sách và bảo đảm an sinh xã hội và an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng.

Theo thống kê, tổng nguồn vốn hoạt động của các TCTD trên toàn địa bàn đến ngày 31/10/2017 đạt 19.551 tỷ đồng, tăng 7,3% so với cuối năm 2016. Trong đó, vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 12.834 tỷ đồng, tăng 11,4% so với cuối năm 2016.

Bên cạnh đó, các NHTM chấp hành nghiêm túc mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam theo quy định của NHNN. Theo đó, lãi suất tiền gửi VND dưới 1 tháng tối đa 1%/năm; lãi suất từ 1- dưới 6 tháng tối đa 5,5%/năm đối với các NHTM và 6%/năm đối với các QTDND. Lãi suất huy động theo cung-cầu thị trường: đối với các NHTM ở mức 6-7%/năm, các QTDND 6 - 9%/năm đối với kỳ hạn 12 tháng; từ 6,5-7,6%/năm các kỳ hạn trên 12 tháng.

Nhìn chung, vốn huy động của các ngân hàng, TCTD tăng trưởng khá ổn định, tỷ trọng vốn huy động tiền gửi tiết kiệm từ dân cư chiếm khoảng 81% so với vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư trên địa bàn.

Đối với hoạt động tín dụng cho vay, tính đến cuối tháng 10/2017, tổng dư nợ toàn tỉnh đạt 18.126 tỷ đồng, tăng 16,4%. Trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn 7.356 tỷ đồng (40,6%/tổng dư nợ); dư nợ cho vay trung, dài hạn 10.769 tỷ đồng (59,4%/tổng dư nợ).

Dư nợ cho vay theo các chương trình tín dụng bao gồm: cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt 11.060 tỷ đồng, bằng 61%/tổng dư nợ; cho vay hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ: 3.820 tỷ đồng, bằng 21,1%/tổng dư nợ; dư nợ cho vay các các lĩnh vực ưu tiên khác còn thấp như: cho vay công nghiệp hỗ trợ 20 tỷ đồng; cho vay xuất khẩu 18 tỷ đồng.

Lãi suất cho vay SX-KD thông thường ngắn hạn của các NHTM 6,5- 9%/năm, phổ biến từ 8-9%/năm; trung và dài hạn từ 10,5 - 11%/năm. Đối với các QTDND ngắn hạn từ 9-12%/năm; trung - dài hạn từ 9,6 - 13,2%/năm. Lãi suất cho vay tiêu dùng phổ biến từ 9,5 - 11%/năm đối với NHTM và từ 10-13,2% đối với QTDND.

Theo đồng chí Vũ Thị Song Nguyệt, Phó Giám đốc NHNN tỉnh, trong thời gian qua, NHNN tỉnh luôn làm tốt là đầu mối phối hợp với các sở, ngành có liên quan trong hoạt động ngân hàng trên địa bàn. Trong đó, thực hiện hàng loạt các giải pháp cụ thể, thiết thực tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, tăng khả năng tiếp cận vốn của khách hàng, hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do cơn bão số 2, cơn bão số 10 vừa qua gây ra. Đồng thời, triển khai thực hiện Nghị quyết số 42/2017/NQ-QH về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, giúp các NH, TCTD trên địa bàn mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn trong hoạt động.


H.T

 


Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

CCB xã Phú Vinh vượt khó, làm giàu

(HBĐT) - Trong những năm qua, Hội CCB xã Phú Vinh (Tân Lạc) luôn phát huy bản chất truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ”, tích cực sáng tạo, đẩy mạnh các phong trào thi đua, gương mẫu, đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, vươn lên xóa đói, giảm nghèo, nhờ đó nhiều hội viên thu nhập trên 100 triệu đồng/năm.

Xây dựng nông thôn mới ở huyện Đà Bắc: Còn nhiều “nút thắt”

(HBĐT) - Sau hơn 6 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM, diện mạo nông thôn các xã vùng cao huyện Đà Bắc đổi thay đáng kể, đời sống người dân từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, Đà Bắc là địa phương duy nhất của tỉnh chưa có xã nào về đích NTM. Để hoàn thành lộ trình theo kế hoạch đang là "bài toán” nan giải đối với huyện vùng cao này.

Huyện Lạc Thủy: Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn

(HBĐT) - Với những lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, hệ thống di tích đa dạng mang giá trị lịch sử, tâm linh, những năm qua, huyện Lạc Thủy đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu đến 2020, Lạc Thủy trở thành điểm du lịch Quốc gia. 

Dự án đường sắt Yên Viên-Ngọc Hồi: Vẫn “ì ạch” sau 9 năm trễ hẹn

Dự án xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1) giai đoạn 1 gồm đoạn tuyến đường sắt trên cao từ Giáp Bát-Gia Lâm và tổ hợp Ngọc Hồi, từng được phê duyệt thời gian thực hiện từ năm 2008, dự kiến hoàn thành năm 2017. Thế nhưng, sau 9 năm, đến nay chưa có gói thầu thi công xây lắp nào được đấu thầu.

Thép Trung Quốc “đội lốt” Việt Nam trốn thuế vào EU

Một chuyên gia của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) vừa cho biết, theo nguồn tin của Cơ quan chống gian lận Ủy ban châu Âu (OLAF), cơ quan này đã phát hiện một số lượng khá lớn thép Trung Quốc được vận chuyển qua Việt Nam và gắn mác "Made in Vietnam" nhằm tránh bị đánh thuế theo quy định của khối.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục