(HBĐT) - Những ngày này, tư thương bắt đầu lùng sục ở "vựa bưởi” Đông Lai (Tân Lạc). Năm nay, bưởi được mùa, giá bán ổn định đã đem lại niềm vui cho người trồng bưởi nơi đây. Đồng chí Bùi Hải Châu, Chủ tịch UBND xã cho biết: Năm 2013, diện tích bưởi ở Đông Lai mới đạt 39 ha. Thế nhưng khi cây bưởi lên ngôi với hiệu quả kinh tế cao, đến nay, con số này đã tăng hơn 4 lần (168 ha). Trong đó, 70 ha đã và đang cho thu hoạch. Thời điểm này, nhiều vườn bưởi trên địa bàn xã đã chín rộ. Trong đó, một số vườn đã bán cho tư thương với giá bán buôn dao động từ 23 – 25 nghìn đồng/quả.



Những cây bưởi sai trĩu quả, chín vàng đem lại niềm vui cho người dân xã Đông Lai (Tân Lạc). ảnh chụp tại xóm Tân Lai.

Chúng tôi đến xóm Đồng Tiến, nơi khởi nguồn của giống bưởi đỏ ngọt thơm nổi tiếng. Xóm có 68 hộ, hầu như hộ nào cũng trồng bưởi, trong đó có những vườn cả chục năm tuổi. Vườn bưởi của gia đình ông Bùi Văn Vinh được trồng từ năm 2008, đến nay là năm thứ 5 cho thu liên tiếp. Không hổ danh là cây bạc triệu, bước vào vườn bưởi nhà ông Vinh ai cũng tấm tắc ngợi khen vườn sạch, gốc bưởi to, quả sai trĩu, đặc biệt là mùi hương ngào ngạt lan tỏa khắp vườn khi bưởi đã chín rộ.

Anh Bùi Văn Quang, con trai ông Vinh cho biết: "Vụ này, nhiều tư thương đến hỏi mua nhưng gia đình chưa bán. Những vụ trước, 100 gốc bưởi đã đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình, trong đó, vụ thu nhiều nhất được 300 triệu đồng. Tuy nhiên, đó là nguồn thu từ bán quả, còn bán cành giống cũng đem lại thu nhập đáng kể cho gia đình”. Với sự cần mẫn chăm sóc, vườn bưởi của gia đình phát triển khá đồng đều. Mặc dù mỗi cây phải "cõng” trên mình vài trăm quả (có nhiều cây đạt từ 600 - 800 quả) nhưng lá cây vẫn xanh tốt.

Bưởi đã thay đổi hoàn toàn cuộc sống của bà con xóm Đồng Tiến. ông Lê Đức Cảnh, Trưởng xóm Đồng Tiến phấn khởi cho biết: Trước đây chưa trồng bưởi thì chỉ quanh quẩn làm cây mía, cây ngô, thu nhập rất bấp bênh. Từ khi trồng bưởi, đời sống đã thay đổi. Nhiều hộ trong xóm có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Ngày xưa, xóm có 24 – 25 hộ nghèo, bây giờ chỉ còn 7 hộ, thu nhập bình quân đến nay ước đạt 28 triệu đồng/ người/năm.

Mặc dù đi sau nhưng ở xóm Tân Lai, diện tích đất trồng bưởi đã tăng lên nhanh chóng và người trồng bưởi cũng "gặt hái” được những thành quả xứng đáng. "Xóm chúng tôi có khoảng 100/175 hộ trồng và có thu nhập từ cây bưởi. Tổng diện tích có 34 ha, trong đó, 20 ha đã cho thu hoạch. Nói chung, trong 6 năm trở lại đây, bưởi là nguồn thu chính của bà con”, ông Phạm Quang Duy, Trưởng xóm Tân Lai cho biết. Qua khảo sát thực tế tại các vườn cũng như chia sẻ của bà con, vụ này, các vườn bưởi của xóm Tân Lai sai quả hơn so với năm vừa rồi. Trong đó, nhiều vườn bà con phải dùng cột tre để chống cành khỏi bị gãy.

ở xã Đông Lai, những cây bưởi hàng trăm quả đã trở nên phổ biến. Thậm chí có những cây cho thu đều đặn trên 1.000 quả mỗi năm. Ví như cây bưởi gần 20 năm tuổi của gia đình ông Bùi Văn Lương, xóm Cóm. Năm nay, cây bưởi được xếp vào hàng cổ thụ của gia đình ông Lương vẫn trĩu quả như ngày nào. Vui hơn nữa là 50 gốc bưởi trong vườn cũng sai hơn mọi năm. Năm ngoái, gia đình ông Lương thu được 110 triệu đồng, vụ này, với giá mua cả vườn dao động từ 22 - 24 nghìn đồng/quả mà tư thương trả, gia đình ông Lương dự kiến thu được khoảng 130 triệu đồng.

Nhờ nỗ lực chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đặc biệt là giá trị mà cây bưởi đem lại, đời sống của bà con xã Đông Lai ngày một được nâng lên rõ rệt. Trước năm 2013, thu nhập bình quân của xã mới đạt hơn 16 triệu đồng, con số này đã tăng lên 22 triệu đồng (năm 2016) và dự kiến hết năm nay sẽ đạt 27 triệu đồng/người. "Nhờ cây bưởi mà đời sống bà con đã có nhiều chuyển biến. Để phát triển bền vững, năm ngoái, xã Đông Lai đã thành lập Hợp tác xã Nông sản sạch. Cây bưởi đỏ Đông Lai và các xã trên địa bàn huyện đã được trao nhãn hiệu tập thể "Bưởi đỏ Tân Lạc”. Đây là động lực lớn để Đông Lai tiếp tục phát triển chiều sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm bưởi đỏ”, đồng chí Bùi Hải Châu, Chủ tịch UBND xã Đông Lai cho biết.

Viết Đào

Các tin khác

Không có hình ảnh

Các khu công nghiệp thu hút 72 dự án đầu tư

(HBĐT) - Đến nay, toàn tỉnh đã thu hút 495 dự án đầu tư, trong đó có 35 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký 505 triệu USD, đăng ký sử dụng khoảng 1.000 ha đất, 460 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 65.154 tỉ đồng, đăng ký sử dụng khoảng 37 nghìn ha đất.

Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Hà Giang

Sáng 27-11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Hà Giang năm 2017 với chủ đề Hợp tác đầu tư và phát triển. Cùng dự, có lãnh đạo một số bộ, ban, ngành T.Ư, địa phương và hơn 300 nhà đầu tư (NÐT), doanh nghiệp (DN) trong và ngoài nước.

Chủ tịch nước Trần Ðại Quang dự Lễ tổng kết Năm APEC Việt Nam 2017

Sáng 27-11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Hà Nội, đã diễn ra Lễ tổng kết Năm APEC Việt Nam 2017. Chủ tịch nước Trần Ðại Quang, Chủ tịch Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 25, đến dự và phát biểu ý kiến chỉ đạo. Cùng tham dự, có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Chủ tịch Ủy ban quốc gia APEC 2017; lãnh đạo 23 bộ, ban, ngành, cơ quan trung ương và 10 địa phương, cùng hơn 220 đại biểu thuộc Ban Thư ký quốc gia APEC 2017, các tiểu ban và địa phương thành viên Ủy ban Quốc gia APEC 2017.

UBND tỉnh đối thoại với doanh nghiệp, nhà đầu tư về đất đai, xây dựng

(HBĐT) - Ngày 27/11, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Quang chủ trì điều hành buổi đối thoại của UBND tỉnh với doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn về lĩnh vực đất đai, xây dựng. Tham gia buổi đối thoại có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành chức năng và UBND các huyện, thành phố liên quan.

CCB xã Xuất Hóa gương mẫu phát triển kinh tế

(HBĐT) - Phát huy tinh thần "Bộ đội Cụ Hồ” trong thời bình, hội viên CCB xã Xuất Hóa (Lạc Sơn) không ngừng đổi mới, sáng tạo trong lĩnh vực phát triển kinh tế để nâng cao thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống. Theo thống kê 9 tháng năm 2017, Hội CCB xã có trên 60% hội viên có thu nhập trên 35 triệu đồng/năm, tỷ lệ hội viên nghèo giảm còn 6 hộ, chiếm 1,7%.

Kinh nghiệm quản lý vốn vay ưu đãi của xã Hoà Bình

(HBĐT) - Xã Hoà Bình (TP Hòa Bình) có 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu sản xuất nông nghiệp, là xã thuộc vùng khó khăn, có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất TP Hòa Bình. Năm 2002, tỷ lệ hộ nghèo của xã trên 17%, đến năm 2017 giảm xuống còn 6,9%; thu nhập bình quân đầu người đạt 35 triệu đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục