Sáng 27-11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Hà Nội, đã diễn ra Lễ tổng kết Năm APEC Việt Nam 2017. Chủ tịch nước Trần Ðại Quang, Chủ tịch Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 25, đến dự và phát biểu ý kiến chỉ đạo. Cùng tham dự, có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Chủ tịch Ủy ban quốc gia APEC 2017; lãnh đạo 23 bộ, ban, ngành, cơ quan trung ương và 10 địa phương, cùng hơn 220 đại biểu thuộc Ban Thư ký quốc gia APEC 2017, các tiểu ban và địa phương thành viên Ủy ban Quốc gia APEC 2017.



Chủ tịch nước Trần Ðại Quang với các thành viên Ủy ban quốc gia APEC Việt Nam 2017. Ảnh: NHAN SÁNG (TTXVN).

Chủ tịch nước Trần Ðại Quang khẳng định, Năm APEC Việt Nam 2017, nhất là Tuần lễ cấp cao APEC 2017 (TLCC) đã thành công tốt đẹp trên mọi phương diện, từ nội dung, văn kiện, tuyên truyền, văn hóa đến lễ tân, hậu cầu, an ninh và y tế, cả về đa phương và song phương, đưa Việt Nam trở thành tâm điểm chú ý của cả thế giới. Sự tham dự đông đủ của các nhà lãnh đạo kinh tế APEC tại TLCC, trong đó có lãnh đạo các nền kinh tế lớn nhất thế giới, cùng hơn 11 nghìn đại biểu, doanh nghiệp, phóng viên trong và ngoài nước là một thành công quan trọng, thể hiện sự quan tâm, coi trọng của khu vực và thế giới đối với Việt Nam và APEC. Lãnh đạo các nền kinh tế APEC đều đánh giá cao chủ nhà Việt Nam thể hiện tốt vai trò dẫn dắt, tạo động lực mới cho một tương lai chung là hòa bình, ổn định và thịnh vượng của châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời khẳng định vai trò của APEC trong quản trị kinh tế toàn cầu. Chủ tịch nước cho rằng, đây là thành tích đối ngoại nổi bật của toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta trong năm nay, góp phần nâng cao vai trò của APEC là cơ chế hợp tác kinh tế hàng đầu khu vực; là mốc son mới trong tiến trình hội nhập quốc tế, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Việt Nam đối với châu Á - Thái Bình Dương. Năm APEC Việt Nam 2017 với nhiều dấu ấn mang tính lịch sử đã góp phần nâng cao vị thế của đất nước, khẳng định năng lực chủ động đóng góp xây dựng, định hình các thể chế đa phương, góp phần hiện thực hóa mục tiêu chung của APEC về xây dựng châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, năng động, gắn kết và thịnh vượng. Chủ tịch nước nhấn mạnh, những thành quả mà Năm APEC Việt Nam 2017 đạt được là minh chứng sinh động cho thắng lợi của thương mại tự do và mở, của hệ thống thương mại đa phương, tạo đà cho triển vọng tươi sáng hơn của kinh tế thế giới. Thắng lợi này thể hiện tính đúng đắn của đường lối, chủ trương, chính sách đối ngoại và hội nhập quốc tế sâu rộng của Ðảng, Nhà nước ta đã được Ðại hội lần thứ XII của Ðảng và các nghị quyết của Trung ương xác định. Thắng lợi của Năm APEC Việt Nam 2017 còn đặt nền móng nâng tầm quan hệ song phương giữa Việt Nam với các đối tác. Trong dịp TLCC đã diễn ra các chuyến thăm song phương, trong đó có những chuyến thăm mang tính lịch sử và hàng chục cuộc hội đàm, tiếp xúc song phương.

Chủ tịch nước nhấn mạnh: Thành công của Năm APEC Việt Nam 2017 và TLCC là tổng hợp của nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Bộ Chính trị, Ban Bí thư T.Ư Ðảng, Chính phủ, nhất là của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sự vào cuộc và tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và toàn dân. Chủ tịch nước đặc biệt biểu dương Ủy ban quốc gia APEC 2017, Ban Thư ký quốc gia, các tiểu ban và các địa phương, nhất là cấp ủy, chính quyền, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân thành phố Ðà Nẵng, tỉnh Quảng Nam đã nỗ lực làm việc không quản ngày đêm với tinh thần trách nhiệm cao nhất trong suốt gần ba năm qua để chuẩn bị kỹ lưỡng, đồng bộ, chu đáo cho Năm APEC Việt Nam 2017 và TLCC. Ðồng thời, Chủ tịch nước đánh giá cao tinh thần không quản khó khăn của đồng bào, đồng chí và chiến sĩ thành phố Ðà Nẵng và tỉnh Quảng Nam đã kịp thời khắc phục thiệt hại do cơn bão số 12 gây ra, đóng góp tích cực vào thành công của TLCC APEC 2017.

Ðể phát huy vai trò của nước ta và tạo hiệu ứng lan tỏa từ những kết quả, thành công của Năm APEC Việt Nam 2017, Chủ tịch nước chỉ đạo các bộ, ban, ngành, địa phương tập trung thực hiện tốt các công tác sau đây: Thứ nhất, hợp tác chặt chẽ với cơ quan hữu quan của các nền kinh tế chủ nhà APEC tiếp theo để thúc đẩy triển khai các kết quả của TLCC, tập trung xây dựng và triển khai Tầm nhìn APEC sau năm 2020, góp phần khẳng định vị thế chiến lược của APEC là diễn đàn liên kết kinh tế hàng đầu, là động lực của tăng trưởng và liên kết toàn cầu. Thứ hai, phát huy uy tín, lợi thế cạnh tranh và những bài học kinh nghiệm từ Năm APEC Việt Nam 2017, cần tiếp tục đề xuất ý tưởng, sáng kiến phù hợp xu thế và quan tâm chung của từng cơ chế để đảm nhận tốt các trọng trách quốc tế trong thời gian tới, nhất là việc đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 và ứng cử vào vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021. Thứ ba, để nâng tầm đối ngoại đa phương, Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp các bộ, ban, ngành, địa phương tổng kết kinh nghiệm 20 năm tham gia APEC, hơn 20 năm tham gia ASEAN, ASEM và 40 năm tham gia Liên hợp quốc, từ đó xây dựng chiến lược đối ngoại đa phương đến năm 2030. Thứ tư, kết hợp nhuần nhuyễn giữa đối ngoại đa phương và song phương, tranh thủ hiệu quả hơn các sự kiện, hoạt động đa phương để làm sâu sắc hơn quan hệ song phương, huy động các nguồn lực quốc tế, thiết thực phục vụ công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Thúc đẩy triển khai các thỏa thuận, văn kiện và các hợp đồng đã được ký kết trong TLCC nhằm đạt được hiệu quả thiết thực. Thứ năm, tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến những thành công của Năm APEC Việt Nam 2017 và tầm quan trọng của hội nhập quốc tế sâu rộng; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực hội nhập quốc tế của đội ngũ cán bộ ở cả Trung ương và địa phương, xây dựng văn hóa hội nhập quốc tế đến từng người dân. Cộng đồng doanh nghiệp cần tiếp tục phát huy vai trò tiên phong trong hội nhập kinh tế quốc tế, xứng đáng là động lực quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, đổi mới và phát triển đất nước, góp phần đưa Việt Nam hội nhập, sánh vai với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Chủ tịch nước một lần nữa khẳng định, thành công của Năm APEC Việt Nam 2017 và TLCC tạo khí thế mới, động lực mới cho từng ngành, từng địa phương, doanh nghiệp và cả nước trong tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng, mở ra thời kỳ phát triển mới đầy xung lực của đất nước.

TheoNhanDan

Các tin khác


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm không gian trưng bày văn hóa du lịch tỉnh Hà Giang

Tối 26-11, tại Quảng trường 26-3, TP Hà Giang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thăm không gian trưng bày văn hóa du lịch và giới thiệu sản phẩm tiêu biểu của các dân tộc tỉnh Hà Giang. Cùng dự, có lãnh đạo một số bộ, ban, ngành T.Ư và địa phương.

Đón nhận nhãn hiệu tập thể “Bưởi đỏ Tân Lạc”

(HBĐT) - Ngày 25/11, tại xã Đông Lai, UBND huyện Tân Lạc đã tổ chức lễ công bố đón nhận văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể "Bưởi đỏ Tân Lạc”.

Hòa Bình cần duy trì bền vững các tiêu chí xây dựng NTM

(HBĐT) - Ngày 24/11, thực hiện chương trình công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình MTQG xây dựng NTM, đoàn công tác do đồng chí Nguyễn Linh Ngọc, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thành viên BCĐ Trung ương làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra và chỉ đạo công tác xây dựng NTM năm 2017 tại Hòa Bình. Tiếp và làm việc với đoàn, tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng BCĐ các chương trình MTQG tỉnh; cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan.

Đông Lai được mùa bưởi

(HBĐT) - Năm nay, bưởi đỏ được mùa, giá bán ổn định đã đem lại niềm vui cho người trồng bưởi ở xã Đông Lai, huyện Tân Lạc..

Quảng bá, gìn giữ thương hiệu cam Cao Phong

(HBĐT) - Lễ hội cam Cao Phong lần thứ ba được tổ chức quy mô và bài bản hơn những năm trước, tiếp tục ghi nhận những hoạt động thiết thực nâng cao nhận thức, trách nhiệm và tạo sự chuyển biến tích cực của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong việc bảo vệ và phát triển thương hiệu Cam Cao Phong. 

Kinh nghiệm dồn điền, đổi thửa từ thực tiễn huyện Yên Thủy

(HBĐT) - Thực hiện dồn điền, đổi thửa (DĐ,ĐT), tức là chia lại, xác lập quyền sở hữu ruộng đất mới cho người dân là công việc khó và phức tạp. Tuy vậy, Yên Thủy là địa phương thực hiện thành công và có quy mô chủ trương DĐ,ĐT đất nông nghiệp, tổ chức lại quỹ đất sản xuất, khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất, tạo ra các ô thửa có diện tích lớn, đưa cơ giới vào sản xuất, từng bước hình thành vùng sản chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hóa, bền vững gắn với xây dựng NTM.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục