(HBĐT) - Xã Hoà Bình (TP Hòa Bình) có 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu sản xuất nông nghiệp, là xã thuộc vùng khó khăn, có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất TP Hòa Bình. Năm 2002, tỷ lệ hộ nghèo của xã trên 17%, đến năm 2017 giảm xuống còn 6,9%; thu nhập bình quân đầu người đạt 35 triệu đồng.
Từ vốn vay ưu đãi của NHCSXH, người dân xóm Cang,
xã Hoà Bình, TP Hòa Bình đầu tư trồng thanh long phát triển kinh tế.
Thực hiện chương trình uỷ thác với NHCSXH, xã đã
thành lập và kiện toàn ban giảm nghèo xã. Việc triển khai thực hiện uỷ thác vay
vốn được UBND xã giao nhiệm vụ cụ thể cho 4 tổ chức, đoàn thể và 10 tổ TK&VV
ở 10 xóm. Nhiệm vụ của các tổ chức, hội đoàn thể nhận uỷ thác là tổ chức rà
soát tổng hợp nhu cầu vay vốn toàn xã tham mưu xây dựng kế hoạch theo các
chương trình tín dụng chính sách hiện hành. Công tác quản lý vốn vay được ban
chỉ đạo xã đặc biệt quan tâm. Các thành viên có nhu cầu vay vốn đều được ban
chỉ đạo, tổ chức nhận uỷ thác của xã kiểm tra, thông qua tổ vay vốn họp bình
xét cụ thể có sự giám sát của chính quyền thôn và tổ chức nhận uỷ thác trước
khi đề nghị ngân hàng cho các hộ thuộc đối tượng chính sách vay vốn theo các
chương trình của ngân hàng. Ngoài việc tổ chức cho các hộ nghèo và các đối
tượng chính sách khác vay vốn theo quy định, Ban chỉ đạo đã nghiên cứu lồng
ghép nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất từ chương trình xây dựng NTM. Đồng
thời xã hội hoá hỗ trợ hộ nghèo mua bò sinh sản với mục tiêu phát triển đàn bò,
giúp các hộ nghèo sớm thoát nghèo bền vững. Bên cạnh đó lồng ghép các nguồn vốn
hỗ trợ người dân xoá nhà tạm dột nát. Năm 2017, xã phấn đấu xoá được 17 nhà tạm
đạt tiêu chí số 9 về nhà ở dân cư theo chuẩn của Bộ Xây dựng.
Công tác giao dịch với NHCSXH được thực hiện cố định
vào ngày 16 hàng tháng. Tại buổi giao dịch, công tác giao ban giữa ban giảm
nghèo, các tổ chức nhận uỷ thác và các tổ TK&VV với cán bộ NHCSXH đã cùng
trao đổi về tình hình trả nợ của các hộ vay vốn và những phát sinh giúp cho ban
chỉ đạo xã và NHCSXH giải quyết kịp thời. Cụ thể năm 2016 trên địa bàn xã có 2
trường hợp có biểu hiện chây ỳ. Trong đó, 1 trường hợp thuộc đoàn thanh niên
quản lý và 1 trường hợp do Hội CCB quản lý. Ban giảm nghèo xã đã cử cán bộ
xuống tổ TK&VV gặp gỡ trực tiếp hộ gia đình để tuyên truyền, vận động và
tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc mà hộ đang gặp phải để đưa ra những giải
pháp phù hợp với khả năng chi trả của hộ. Theo đó, 1 trường hợp chây ỳ đã được
ban chỉ đạo trực tiếp giải quyết dứt điểm thu hồi vốn. 1 trường hợp do ốm đau
được ban chỉ đạo đề nghị NHCSXH xem xét cho gia hạn nợ. Đồng thời hàng năm tổ
chức tổng kết đánh giá kết quả hoạt động và biểu dương khen thưởng kịp thời các
tổ chức hội, các tổ trưởng tổ tiết kiệm làm tốt công tác quản lý vốn vay. Nhờ
đó, đối với xã Hoà Bình, trong 15 năm qua (2002-2017) không có trường hợp nợ
xấu, nợ khó đòi. Đến nay, xã thực hiện 9 chương trình tín dụng chính sách xã
hội với tổng dư nợ trên 6,4 tỷ đồng, xã không có nợ quá hạn; xã huy động tiền
gửi tiết kiệm qua tổ đạt trên 140 triệu đồng. Có được kết quả trên là do có sự
chỉ đạo sát sao của ban giảm nghèo xã, sự nhiệt tình của các tổ chức hội nhận
uỷ thác, các tổ trưởng tổ TK&VV cũng như ý thức trách nhiệm của các hộ vay
vốn. Là xã phấn đấu về đích NTM năm 2017, xã Hoà Bình mong muốn được ưu tiên
phân bổ nguồn vốn giải quyết việc làm để người dân có điều kiện phát triển kinh
tế, ổn định đời sống và thoát nghèo bền vững.
Hải Linh
(HBĐT) - Năm nay, bưởi đỏ được mùa, giá bán ổn định đã
đem lại niềm vui cho người trồng bưởi ở xã Đông Lai, huyện Tân Lạc..
(HBĐT) - Lễ hội cam Cao Phong lần thứ ba được tổ chức quy mô và bài bản hơn những năm trước, tiếp tục ghi nhận những hoạt động thiết thực nâng cao nhận thức, trách nhiệm và tạo sự chuyển biến tích cực của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong việc bảo vệ và phát triển thương hiệu Cam Cao Phong.
(HBĐT) - Thực hiện dồn điền, đổi thửa (DĐ,ĐT), tức là chia lại, xác lập quyền sở hữu ruộng đất mới cho người dân là công việc khó và phức tạp. Tuy vậy, Yên Thủy là địa phương thực hiện thành công và có quy mô chủ trương DĐ,ĐT đất nông nghiệp, tổ chức lại quỹ đất sản xuất, khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất, tạo ra các ô thửa có diện tích lớn, đưa cơ giới vào sản xuất, từng bước hình thành vùng sản chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hóa, bền vững gắn với xây dựng NTM.
(HBĐT) - Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tháng 10/2017 ước đạt 307,8 tỷ đồng. Lũy kế 10 tháng năm ước đạt 2.483 tỷ đồng, bằng 92% dự toán Thủ tướng Chính phủ và 82% chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh. Trong đó, thu cân đối ngân sách 2.377,8 tỷ đồng, thu xuất, nhập khẩu 87,98 tỷ đồng và thu quản lý qua ngân sách Nhà nước 16,95 tỷ đồng.
(HBĐT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 123/2017/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về thu tiền sử dụng đất và Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. Theo đó:
(HBĐT) - Sản xuất nông nghiệp, trong đó có chăn nuôi của tỉnh sẽ phải mất thời gian lâu nữa mới có thể phục hồi khi vừa hứng chịu thiên tai của đợt mưa lũ lịch sử. Theo thống kê đánh giá của Sở NN & PTNT, ảnh hưởng của mưa lũ lớn đã gây thiệt hại ước tính 47,5 tỷ đồng cho chăn nuôi. Tổng đàn vật nuôi bị thiệt hại do thiên tai gồm 265 con trâu, bò, ngựa, 4.255 con lợn, gần 180.000 con gia cầm, 233 con dê, 1.380 đàn ong và một số vật nuôi khác.