(HBĐT) - Chúng tôi đến thăm mô hình nuôi ong lấy mật của gia đình ông Lê Văn Hảo, xóm Tân Lập - một trong những hộ nuôi ong lâu năm và có nhiều đàn ong nhất xã. Thời gian đầu, nhà ông chỉ nuôi 1 - 2 đàn với mục đích để gia đình dùng là chính. Vừa nuôi, vừa học hỏi thêm kinh nghiệm, đến nay, sau hơn 20 năm gắn bó với nghề, ông đã có gần 100 đàn ong cho thu nhập hơn 200 triệu đồng mỗi năm. ông Hảo chia sẻ:
Hộ ông Lê Văn Hảo, xóm Tân Lập, xã Dân Hoà (Kỳ Sơn) thu nhập hàng trăm
triệu đồng mỗi năm từ nghề nuôi ong.
Nghề nuôi ong lấy mật không khó
nhưng đòi hỏi người nuôi phải có sự cẩn thận, tỉ mỉ và am hiểu về các đặc tính
của chúng như xây tổ, chia đàn, có sự hiểu biết
sâu về các loài hoa, mùa ong đi lấy mật. Đối với mùa lạnh khan phấn phải
xử lý làm sao để ong không bay mất mới có thể đạt được thành công trong nghề.
Tuy nhiên, môi trường không khí hiện nay khá ô nhiễm nên các đàn ong hay bị
bệnh thối ấu trùng. Do đó, vào đầu vụ và cuối vụ thường phải cho ong uống thuốc
kháng sinh để phòng bệnh. Ngoài ra cần chú ý chuyển đàn ong đến các vùng có
nhiều hoa để ong hút mật. Công việc này thường làm trong đêm vì đàn ong đã về
tổ ngủ, không bị phân tán đàn và ít bị ảnh hưởng do thay đổi vùng khí hậu đột
ngột.
Với 100 đàn ong tương đương 100
thùng, được trải dài trên khu đất đồi sau nhà, vợ chồng ông Hảo luôn tay, luôn
chân đi kiểm tra tổ. Loại cây để ong lấy mật tốt nhất là nhãn, vải và các loại
mật ở lá cây keo, bạch đàn… Mùa rộ mật bắt đầu từ tháng 2 - 7, đặc biệt là từ
tháng 5, gia đình ông quay mật 2 - 3 lần /tháng, thu được hàng nghìn lít mật
ong với giá bán từ 150.000 - 200.000 đồng /lít. Việc phát triển mô hình nuôi
ong lấy mật đã giúp gia đình ông vươn lên khá giả và trở thành hộ điển hình
trong phong trào nuôi ong của xã.
Hiện tại, xã Dân Hoà có khoảng
100 hộ nuôi ong với gần 3.000 đàn, thu được 16.000 -18.000 lít mật, tương đương
trên 2, 5 tỷ đồng/năm. Nhận thấy hiệu quả từ mô hình nuôi ong ngoài lợi ích về
kinh tế, đan xen kết hợp diện tích trồng rừng, còn tạo việc làm lúc nông nhàn
nên nhiều hộ gia đình tích cực học hỏi và triển khai mô hình này.
Đồng chí Đinh Xuân Thao, Chủ tịch
UBND xã Dân Hoà cho biết: Nuôi ong lấy mật không phải là nghề mới ở Dân Hoà.
Trước đây, những người nuôi ong trong xã chủ yếu nuôi với hình thức nhỏ lẻ, sản
phẩm để phục vụ nhu cầu gia đình là chính. Vài năm gần đây, nhiều hộ đã tận
dụng diện tích vườn đồi, phát triển nghề nuôi ong, đem lại nguồn thu nhập cao,
trong khi chi phí đầu tư không lớn. Đặc biệt từ năm 2011, các hộ nuôi ong trong
xã ký hợp đồng theo chuỗi liên kết với một cơ sở sản xuất ở Hưng Yên. Theo đó,
cơ sở này sẽ cung cấp giống và bao tiêu sản phẩm. Vì thế, hộ nuôi ong trong xã
phát triển mạnh. Nếu như năm 2016, cả xã mới có 30 hộ nuôi ong lấy mật thì đến
năm 2017 đã phát triển lên gần 100 hộ. Để nuôi ong lấy mật trở thành hướng đi
mũi nhọn trong phát triển kinh tế, thúc đẩy các hộ nuôi ong mạnh dạn đầu tư,
nhân rộng mô hình, xã mong muốn các cơ quan chức năng quan tâm, giúp đỡ với các
biện pháp phù hợp để có thể phát triển mô hình một cách bền vững.
Đinh
Thắng
(HBĐT) - Năm 2017, huyện Lương Sơn dành kinh phí 5.204 triệu đồng hỗ trợ xây dựng và phát triển 8 mô hình nông nghiệp. Trong đó, nguồn trực tiếp chương trình NTM 1.389 triệu đồng; nguồn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững 1.145 triệu; nguồn ngân sách huyện 2.670 triệu đồng tập trung vào phát triển các mô hình như: sản xuất rau hữu cơ, rau an toàn theo chuỗi liên kết; các mô hình cây ăn quả gắn với cải tạo vườn tạp; mô hình cây dược liệu; các mô hình cải tạo và phát triển chăn nuôi...
(HBĐT) - Năm 2017, sản xuất CN-TTCN trên địa bàn huyện Kỳ Sơn tiếp tục duy trì, tập trung chủ yếu vào các mặt hàng truyền thống như: sản xuất vật liệu xây dựng, chổi chít, gạch các loại, đồ mộc dân dụng, gia công sản xuất nhôm, sắt; sản xuất chế biến nông, lâm sản… Huyện tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng các công trình xây dựng cơ bản đang thi công trên địa bàn; tích cực đôn đốc các chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu thanh, quyết toán các công trình đã xây dựng hoàn thành để đưa vào sử dụng.
(HBĐT) - Đó là chỉ đạo của đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại hội nghị tổng kết công tác ngành GTVT tỉnh năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018 được tổ chức tại huyện Lạc Thuỷ chiều ngày 5/1. Tham dự hội nghị có đại diện Ban QL DA Đầu tư Xây dựng các công trình giao thông tỉnh Hoà Bình; Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng các huyện và phòng Quản lý Đô thị TP. Hoà Bình, các nhiều doanh nghiệp trên địa bàn.
(HBĐT) - Ngày 5/1, Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể tỉnh (KTTT) tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động năm 2017, triển khai kế hoạch hoạt động năm 2018. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Ngày 5/1, BCĐ bảo vệ an toàn công trình lưới
điện cao áp tỉnh tổ chức HN đánh giá kết quả hoạt động của BCĐ năm 2017 và
triển khai nhiệm vụ năm 2018. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ
tịch UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.
Những năm qua, Hội LHPN huyện Đà Bắc đã tích cực triển khai nhiều hoạt động "Vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường” mang lại hiệu quả thiết thực. Trong đó phải kể đến công tác quản lý, điều hành tốt hoạt động ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách thông qua NHCSXH, tích cực vận động hội viên, phụ nữ tham gia gửi tiết kiệm.