(HBĐT) - Ngày 16/1, Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện Cao Phong tổ chức hội nghị tổng kết công tác tín dụng năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018.


Toàn cảnh hội nghị.

Năm 2017, tổng nguồn vốn hoạt động của NHCSXH huyện Cao Phong là 238.261 triệu đồng, trong đó: nguồn vốn cân đối từ TƯ là 227.856 triệu đồng; nguồn vốn huy động tại địa phương 9.555 triệu đồng; nguồn vốn ủy thác từ Ngân sách địa phương: 850 triệu đồng. Tổng doanh số cho vay: 77.203 triệu đồng/3.037 lượt khách hàng, mức cho vay bình quân năm 2017 đạt 25,4 triệu đồng/hộ; tổng doanh số thu nợ 44.677 triệu đồng. Hiện đợn vị thực hiện 12 chương trình tín dụng với tổng dư nợ 237.725 triệu đồng/7.336 khách hàng, tăng trưởng 14,1% so với 2016. Nợ quá hạn 199 triệu đồng/9 hộ, chiếm tỷ trọng 0,08% tổng dư nợ. Không có nợ khoanh và nợ bị xâm tiêu, chiếm dụng. Trong năm, phòng giao dịch đã tổ chức 170 phiên giao dịch lưu động tại 13 xã, thị trấn. Toàn huyện có 195 tổ TK&VV với tổng số 7.404 thành viên, có 189 tổ không có nợ quá hạn, qua xếp loại có 193 tổ TK&VV xếp loại tốt, 2 tổ TK&VV loại khá, không có tổ trung bình, yếu.

 Qua đánh giá, từ vốn ưu đãi năm qua đã tạo việc làm mới cho 65 lao động; làm mới, sửa chữa nâng cấp 1.077 công trình nước sạch, vệ sinh; xây dựng 175 căn nhà cho hộ nghèo; trên 1.600 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và 554 hộ gia đình thuộc vùng khó khăn, hộ thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn vốn vay phát triển kinh tế. Góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 21,87% xuống còn 18,17% và nâng mức thu nhập bình quân đầu người lên 41,6 triệu đồng/khẩu/năm.

 Năm 2018, NHCSXH huyện Cao Phong đề ra 8 mục tiêu: Nguồn vốn huy động tại địa phương đạt 100% kế hoạch được giao; nguồn vốn ủy thác từ ngân sách huyện tăng 700 triệu đồng; dư nợ tín dụng tăng trưởng trên 10%; tỷ lệ nợ quá hạn dưới 0,08%/tổng dư nợ; thu lãi đạt 100% số lãi phải thu; lãi tồn giảm 20%; 100% Tổ TK&VV xếp loại tốt, khá và không có trung bình, yếu kém...và đưa ra 3 nhóm giải pháp để thực hiện mục tiêu đề ra.

 Đinh Thắng



Các tin khác


Khởi sắc xã Đoàn Kết

Xã Đoàn Kết thuộc vùng sâu của huyện Yên Thủy, có trên 98% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, chủ yếu là dân tộc Mường. Trong những năm qua, nhân dân luôn giữ vững truyền thống đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, nỗ lực phấn đấu xây dựng quê hương thoát khỏi diện khó khăn, hoàn thành các tiêu chí xã nông thôn mới (NTM).

Tháo gỡ "điểm nghẽn" trong triển khai dự án đầu tư trên khu du lịch hồ Hòa Bình

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, trên khu du lịch (KDL) hồ Hòa Bình hiện có 16 dự án đầu tư dịch vụ, văn hóa, du lịch được cấp phép hoặc cấp chứng nhận với diện tích sử dụng đất khoảng 1.444 ha, tổng nguồn vốn trên 3.300 tỷ đồng. Bên cạnh công tác thu hút đầu tư, tỉnh đang đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, thực hiện mục tiêu phát triển KDL hồ Hòa Bình thành KDL quốc gia.

Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác lành mạnh giữa báo chí và doanh nghiệp

Trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2024, chiều 16/3, đại diện các cơ quan báo chí, các doanh nghiệp, đại lý quảng cáo đã cùng nhau trao đổi, thảo luận để tìm ra những mô hình hợp tác mới hiệu quả giữa báo chí, doanh nghiệp và đại lý quảng cáo trong bối cảnh hiện nay.

Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024: Bàn thảo về thách thức và cơ hội của báo chí

Chiều 15/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra lễ khai mạc Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024. Diễn đàn gồm 12 phiên họp, trong đó có 2 phiên toàn thể khai mạc, bế mạc và 10 phiên thảo luận với các chủ đề hấp dẫn, gắn với mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan báo chí và cơ quan quản lý báo chí.

Hiệu quả Đề án phát triển đàn trâu, bò trên địa bàn huyện Kim Bôi

Thực hiện đề án phát triển đàn trâu, bò giai đoạn 2021-2025, thời gian qua, huyện Kim Bôi đã khai thác tiềm năng, lợi thế đất đai, khuyến khích người dân trên địa bàn mạnh dạn đầu tư thực hiện đề án phát triển đàn trâu, bò mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giảm nghèo, nâng cao mức sống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục