(HBĐT) - Để xây dựng cánh đồng lớn và đẩy mạnh phong trào cải tạo vườn tạp, nhiều cơ chế, chính sách đã được ban hành có tác dụng thiết thực, trở thành động lực thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Được tỉnh hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu tập thể, sản phẩm rau su su Quyết Chiến (Tân Lạc) đã có mặt tại nhiều thị trường trong và ngoài tỉnh, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.


Hoạt động chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH-KT và cơ giới hóa trong nông nghiệp có chuyển biến tích cực. Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân trên một đơn vị diện tích tăng khá cao. Xuất hiện nhiều loại hình tổ chức sản xuất kinh tế tập thể, kinh tế trang trại, tổ hợp tác và doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp. Nhận thức của người dân vùng nông thôn về phát triển kinh tế hộ, xóa bỏ vườn tạp được nâng cao. Đặc biệt, các cấp uỷ, chính quyền và cả hệ thống chính trị đã tích cực, chủ động, sáng tạo trong phát triển hợp tác, liên kết sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng cánh đồng lớn và vận động người dân cải tạo vườn tạp.

 Ngay sau khi BTV Tỉnh uỷ ban hành Chỉ thị số 40-CT/TU, ngày 13/11/2014 về đẩy mạnh việc phát triển hợp tác, liên kết sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng cánh đồng lớn và vận động người dân cải tạo vườn tạp, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn cụ thể hóa nội dung Chỉ thị số 40-CT/TU bằng việc ban hành các kế hoạch, đề án, quyết định, hướng dẫn để triển khai thực hiện các nội dung theo mục tiêu, yêu cầu đề ra. Các sở, ban ngành, MTTQ và các tổ chức đoàn thể tỉnh đã nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện tới các đơn vị trong ngành, các huyện, thành phố để từng bước đưa Chỉ thị vào cuộc sống. Qua đó, CB, ĐV và nhân dân đã nhận thức đầy đủ vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng NTM, xác định rõ hơn quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong chỉ đạo và triển khai thực hiện theo kế hoạch đã đề ra.

 Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện, trên địa bàn tỉnh bước đầu đã hình thành cánh đồng lớn. Điển hình như vùng sản xuất cam Cao Phong được chứng nhận VietGAP, sản xuất tập trung với diện tích được chứng nhận năm 2016 là 149,98 ha. Vùng sản xuất cây có múi thuộc HTX nông nghiệp thương mại Mường Động (Kim Bôi) với diện tích 125 ha. Vùng sản xuất nhãn an toàn thuộc HTX nông nghiệp Sơn Thuỷ (Kim Bôi) với diện tích 34 ha. Riêng năm 2017, Sở NN&PTNT đã rà soát, xác định được 14 khu vực trồng trọt tập trung ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học tại 7 huyện với diện tích 289,5 ha. Đây là tiền đề cần thiết để thu hút vốn đầu tư phát triển thành các khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học.

 Cũng trong hơn 3 năm qua, toàn tỉnh đã cải tạo được trên 6.000 ha/21.000 ha đất vườn tạp để trồng những cây cho giá trị kinh tế cao, tạo thành vùng chuyên canh, thu nhập hàng trăm triệu đồng trên 1 ha. Điển hình như các huyện Cao Phong, Tân Lạc, Kim Bôi, Lạc Thuỷ. ..

 Để giải quyết khó khăn về kinh phí trong quá trình triển khai thực hiện, Chủ tịch UBND huyện Lạc Thuỷ Quách Tất Liêm cho biết: Trong điều kiện nguồn ngân sách tỉnh còn hạn hẹp, các huyện đã chủ động thực hiện cải tạo vườn tạp bằng các nguồn vốn lồng ghép từ chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, chương trình xây dựng NTM và các chương trình dự án khác trên tinh thần ưu tiên các xã nằm trong vùng sản xuất quy hoạch, vùng sản xuất hàng hóa tập trung và vùng chuyên canh. Đặc biệt, Nghị quyết của HĐND tỉnh về chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020 có ý nghĩa quan trọng để thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

 Để xây dựng cánh đồng lớn và đẩy mạnh phong trào cải tạo vườn tạp, công tác chuyển giao tiến bộ KH-KT được chú trọng. Theo Giám đốc Sở NN&PTNT Trần Văn Tiệp, những năm qua, ngành NN&PTNT đã tổ chức 8 lớp đào tạo nghề trồng rau an toàn tại các vùng trồng rau chuyên canh trên địa bàn các huyện: Lương Sơn, Đà Bắc, Kim Bôi, TP Hòa Bình, tổ chức 31 lớp học hiện trường, 1 lớp đào tạo giảng viên nông dân về chăm sóc quản lý sâu bệnh theo hướng bền vững trên rau và cây có múi tại 2 huyện Cao Phong, Lương Sơn, với hơn 900 nông dân tham gia. Bên cạnh đó, Sở KH&CN đã xây dựng 54 quy trình công nghệ được nghiên cứu, hoàn thiện và chuyển giao cùng 44 mô hình sản xuất, trình diễn, đào tạo, tập huấn cho gần 990 kỹ thuật viên và nông dân. Từ đó, người dân đã hình thành tập quán canh tác theo kỹ thuật tiên tiến.

 Cũng trong 3 năm qua, đã có 42 đề tài, dự án triển khai nghiên cứu phục vụ phát triển nông nghiệp được thực hiện. Quá trình nghiên cứu, trồng khảo nghiệm, sản xuất thử đã lựa chọn được các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt, có sức chống chịu sâu bệnh và phù hợp với sinh thái của tỉnh. Đặc biệt, việc nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng đều có sự liên kết giữa nhà quản lý, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông. Ngoài ra, công tác dự báo, dự tính tình hình sâu bệnh hại luôn được chú trọng. Công tác quản lý, phối hợp kiểm tra, giám sát chất lượng vật tư nông nghiệp tại các cơ sở SX-KD, trồng trọt bước đầu được thực hiện có hiệu quả. Qua đó, toàn tỉnh hiện có 436,3 ha được chứng nhận đủ điều kiện ATTP, trong đó có 166,6 ha được chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP.

 

Quảng bá xây dựng thương hiệu, tìm kiếm đối tác bao tiêu sản phẩm có ý nghĩa quan trọng để xây dựng cánh đồng lớn và đẩy mạnh phong trào cải tạo vườn tạp. Theo đó, tỉnh đã hỗ trợ xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cam Cao Phong; nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nhãn Sơn Thuỷ (Kim Bôi); rau su su, Quyết Chiến, (Tân Lạc); quả lặc lày (Lương Sơn); hỗ trợ cấp giấy chứng nhận thương hiệu sản phẩm cam Lạc Thuỷ, bưởi đỏ Tân Lạc. Việc xúc tiến thương mại đối với sản phẩm trồng trọt được quan tâm thông qua các hoạt động tìm hiểu thị trường, xúc tiến thương mại gắn với từng sản phẩn hàng hóa cụ thể, có chính sách hỗ trợ cho công tác xây dựng và phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực. Chỉ đạo các địa phương đôn đốc điều hành hoạt động của các HTX trong liên kết tiêu thụ sản phẩm với nông dân. Hỗ trợ xây dựng cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm trồng trọt an toàn tại các huyện Lương Sơn, Đà Bắc, Lạc Thuỷ và TP Hòa Bình.

 Chỉ thị số 40-CT/TU đi vào cuộc sống đã mang lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, qua tìm hiểu thực tế vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần sớm được khắc phục như: Một bộ phận cán bộ, nhân dân thiếu kinh nghiệm, kiến thức và kỹ thuật làm vườn. Nhiều hộ dân chưa chịu khó, chưa dám thay đổi cây trồng, tư tưởng sợ thất bại. Đất đai bị xói mòn rửa trôi, không được bổ sung dinh dưỡng nên bị bạc màu, trai cứng, nghèo dinh dưỡng, khó áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác. Quy mô đất vườn trong mỗi hộ dân nhỏ, manh mún, khó áp dụng tưới tiêu và cơ giới hóa. Thị trường tiêu thụ sản phẩm nội tỉnh giá cả không ổn định và phụ thuộc vào thương lái. Giá vật tư đầu vào và nông sản không ổn định, chất lượng sản phẩm chưa đồng đều, sản phẩm mang tính đặc trưng của địa phương thiếu sức cạnh tranh. Dịch vụ nông nghiệp chưa đáp ứng nhu cầu của nông dân nông thôn, hỗ trợ đào tạo nghề và phát triển doanh nhân trong khu vực nông thôn còn ít. Chủ vườn thiếu vốn để cải tạo, thời gian vay vốn ngắn...

 

                                                               Đức Phượng

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục