(HBĐT) - Trong những năm qua, các cấp chính quyền xã Cư Yên (Lương Sơn) đã triển khai nhiều mô hình, tổ hợp tác sản xuất, tạo việc làm cho người lao động, điển hình trong đó là tổ hợp tác mây - tre đan xóm Rậm phát huy hiệu quả kinh tế cao.
Tổ hợp tác mây - tre đan xóm Rậm, xã Cư Yên (Lương Sơn) tạo việc làm với thu nhập 2-3 triệu đồng/tháng cho mỗi thành
viên.
Được thành lập từ tháng 6/2017 với 15 hội viên,
đến nay, tổ đã có trên 40 thành viên tham gia sản xuất. Chị Nguyễn Thị Hoài, tổ
trưởng tổ hợp tác mây - tre đan xóm Rậm, xã Cư Yên cho biết: "Những năm trước,
nghề làm mây - tre đan thủ công xuất hiện ở một số hộ dân trong xóm. Ban đầu,
các hộ làm với mục đích bán lẻ, sử dụng trong sinh hoạt gia đình, chưa trở
thành hàng hóa. Nhận thấy mặt hàng mây - tre đan có tiềm năng tiêu thụ lớn, lại
tận dụng được thời gian lúc nông nhàn nên dần mô hình thu hút được nhiều người
tham gia”.
Mặc dù chưa là nghề chính song mây - tre đan đang là
nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều lao động, trở thành mô hình kinh tế tiêu biểu
đầy triển vọng. Nghề mây - tre đan không kén lao động, từ phụ nữ, người già đến
trẻ nhỏ đều có thể đan được các sản phẩm mây - tre đơn giản, làm ở xưởng hoặc
tại nhà vào bất cứ lúc nào. Trung bình mỗi tháng, các thành viên trong tổ sản
xuất được hơn 4.000 sản phẩm gồm: cơi, hộp, giỏ hoa… được làm từ các nguyên
liệu như cói, tre, mây… Mỗi sản phẩm có
giá bán từ 30-70.000 đồng/chiếc tùy vào từng loại mẫu mã, kích thước, sau khi
trừ chi phí nguyên vật liệu, nghề mây - tre đan đem lại thu nhập cho mỗi thành
viên trong tổ từ 2-3 triệu đồng/tháng.
Bà Bùi Thị Thọ, thành viên tổ hợp tác cho biết: "Tôi
tham gia tổ sản xuất từ khi mới thành lập. Mặc dù là nghề phụ nhưng đem lại cho
gia đình khoản thu nhập đáng kể, tận dụng được thời gian lúc nông nhàn, cải
thiện đời sống kinh tế cho gia đình”.
Để phát triển lâu dài, nguồn nguyên liệu cần phải ổn
định cả về số lượng và chất lượng, đó là điều quan trọng, quyết định sự tồn tại
và phát triển của nghề. Đặc biệt đối với các làng nghề thủ công truyền thống,
vấn đề nguồn nguyên liệu lại càng trở nên quan trọng. Nguồn nguyên liệu được tổ
hợp tác nhập chủ yếu từ xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ (Hà Nội). Chị Nguyễn Thị
Hoài, tổ trưởng tổ hợp tác mây - tre đan xóm Rậm cho biết: "Nguồn nguyên liệu
được chúng tôi chọn lựa rất khắt khe, kỹ càng. Tre cần chọn cây thẳng dóng,
không sâu mọt, không sử dụng những cây có mấu tre dày. Mây cần độ dẻo dai, mềm
mại, màu sáng, khi đan thành sản phẩm trông sẽ đẹp mắt, sang trọng nên được
nhiều khách hàng ưa chuộng”.
Làm ra các sản phẩm mây - tre đan ngoài sự khéo léo
còn đòi hỏi sự cần mẫn, tỉ mỉ, sáng tạo để tạo được nhiều sản phẩm đa dạng,
phong phú đáp ứng nhu cầu thị trường. Chị Nguyễn Thị Hoài cho biết thêm: "Ngoài
việc đảm bảo chất lượng cho sản phẩm, các thành viên trong tổ luôn tích cực
tham khảo, học hỏi, sáng tạo thêm nhiều mẫu mã mới để áp dụng; tổ chức những
lớp tập huấn, đào tạo nâng cao tay nghề cho các thành viên trong tổ; từng bước
xây dựng thương hiệu sản phẩm, làng nghề gắn với việc duy trì, mở rộng thị
trường”.
Hiện tại, những chiếc giỏ mây, lẵng hoa, cơi trầu…của
tổ hợp tác mây - tre đan xóm Rậm đã có mặt ở những gian hàng trong huyện và
nhiều nơi lân cận. Theo chị Nguyễn Thị Hoài, "Tổ hợp tác đang tích cực tìm kiếm thêm đơn vị bao tiêu sản phẩm nhằm
đảm bảo đầu ra ổn định, mở rộng quy mô sản xuất, tạo thêm việc làm, nâng cao
thu nhập cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo”.
Tổ hợp tác mong muốn các cấp chính quyền hỗ trợ thêm về vốn sản xuất, kỹ thuật,
xây dựng vùng trồng cây nguyên liệu ổn định để nghề mây - tre đan ở xã ngày
càng phát triển bền vững.
Hoàng Anh
(HBĐT) - Hồ chứa thủy điện sông Đà có tổng diện tích mặt nước 16.800 ha, thuộc địa phận hai tỉnh Hòa Bình và Sơn La, trong đó, địa phận Hòa Bình 8.892 ha. Hồ có lưu vực rộng lớn, môi trường trong sạch, nguồn lợi phong phú và giàu dinh dưỡng, thuận lợi để phát triển nuôi cá lồng với các loài quý hiếm, có giá trị kinh tế cao. Xác định đây là tiềm năng cần được khai thác đúng hướng, tỉnh ta đang khuyến khích phát triển nghề nuôi cá lồng trên hồ chứa sông Đà và coi đây là giải pháp tạo đột phá trong chiến lược phát triển sản xuất ngành thủy sản.
(HBĐT) - Tết Nguyên đán Mậu Tuất đang đến gần, thị trường hàng hóa bước vào mùa sôi động. Cùng lúc này, các lực lượng chức năng triển khai kế hoạch kiểm tra, kiểm soát nhằm đảm bảo ổn định thị trường dịp Tết.
(HBĐT) - Trước năm 2010, người dân xã Bảo Hiệu (Yên Thủy) phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Do đó, đời sống nhân dân còn khó khăn, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 10 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo chiếm đến gần 50%. Trước thực tế đó, một số hộ dân đã chuyển song trồng cây ăn quả có múi đã đem lại tín hiệu khả quan. Đến nay, toàn xã đã nhân rộng diện tích cây có múi trên 100 ha với 35 hộ dân tham gia.
(HBĐT) - Theo thông tin từ UBND xã Lỗ Sơn (Tân Lạc), tỉnh lộ 436, đoạn qua địa bàn xã xuống cấp nghiêm trọng đến nay đã được sửa chữa, nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con trong xã và các xã lân cận giao thương hàng hóa.
Nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao Kỷ niệm ASEAN - Ấn Độ, trong thời gian tham diễn ra phiên họp hẹp hôm nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có các cuộc tiếp xúc với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha và Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi.
Kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua yêu nước, ngày 25-1, tại Hà Nội, Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam tổ chức lễ phát động thi đua "Chương trình doanh nhân đổi mới, sáng tạo, vì sự phát triển bền vững của đất nước” và khai trương Tạp chí điện tử Doanh nhân Việt Nam. Chủ tịch nước Trần Đại Quang dự và phát biểu ý kiến. Dự lễ phát động có đại diện lãnh đạo một số bộ, ban, ngành T.Ư.