(HBĐT) - Ngày 28/3, tại Sở Tài nguyên& Môi trường, Đoàn công tác của HĐND tỉnh do đồng chí Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát công tác quản lý, sử dụng đất phi nông nghiệp tại các doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hóa.


Đồng chí Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu tại cuộc giám sát.

Hiện, trên địa bàn tỉnh có 36 doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện cổ phần hóa đang sử dụng 645.638,7m2 đất phi nông nghiệp với 176 khu đất tại 10 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Tổng diện tích đất phi nông nghiệp do các DN đang quản lý, sử dụng theo các hình thức: Nhà nước giao đất, công nhận quyền sử dụng đất (theo hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất) 39.798,9m2 . Nhà nước cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất theo hình thức cho thuê đất trả tiền hàng năm với diện tích 541.476,9m2. Diện tích được phép sử dụng mục đích thương mại, dịch vụ, SX-KD phi nông nghiệp đã cấp giấy CNQSDĐ là 541.476,9 m2, đạt 91,9% diện tích đất các DN đang sử dụng. Diện tích đang tranh chấp là 2.158,8m2. Các DN sau khi cổ phần hóa cơ bản nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với diện tích đất đã được nhà nước cho thuê. Sau khi cổ phần hóa có 8 công ty chưa hoàn thiện về thủ tục đất đai, chưa được cấp Giấy CNQSDĐ với một số khu đất do công ty đang quản lý, sử dụng. Trong năm 2017, Sở Tài nguyên& Môi trường đã kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng đất tại các DN sau khi cổ phần hóa được nhà nước cho thuê trên địa bàn báo cáo, tham mưu với UBND tỉnh. Theo đó, UBND tỉnh đã ban hành công văn số 1924, này 22/12/2017 về việc xử lý việc quản lý, sử dụng đất tại các DN nhà nước đã cổ phần hóa.

Nêu rõ những vướng mắc, bất cập trong việc quản lý, sử dụng đất, Sở Tài nguyên& Môi trường kiến nghị: Chính phủ giới hạn, hoặc bãi bỏ quyền của DN nhà nước sau khi cổ phần hóa được chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất thuê, hoặc tăng thuế sử dụng đất thông qua quy định về tăng đơn giá thuê đất. Trường hợp công ty không còn nhu cầu sử dụng, hoặc sử dụng không hiệu quả, trả lại đất thì nhà nước thu hồi đất để giao cho tổ chức phát triển quỹ đất quản lý, đu giá quyền sử dụng đất theo quy định. Tiền bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất đai, tài sản gắn liền với đất được lấy từ nguồn bán đấu giá quyền sử dụng đất của khu đất khi thu hồi, trả lại Nhà nước. Đề nghị Tỉnh ủy, HĐND, UBND chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện liên quan thực hiện nghiêm túc việc quản lý, sử dụng đất, cơ chế cho thuê đất theo quy định của pháp luật. Kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hóa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất, chuyển mục đích sử dụng đất...

Tại buổi giám sát, các đại biểu đã nêu rõ những băn khoăn, thắc mắc của người dân về hiện trạng quản lý sử dụng đất phi nông nghiệp tại các doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hóa. Đồng thời đặt ra câu hỏi với cơ quan có thẩm quyền: giải pháp nào để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng đất ở các doanh nghiệp đã cổ phần hóa.

Phát biểu kết luận buổi giám sát, đồng chí Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh nêu: Qua quá trình khảo sát, giám sát ở một số huyện, thành phố và giám sát tại Sở Tài nguyên& Môi trường cho thấy rõ một vấn đề: hiện trạng quản lý sử dụng đấtphi nông nghiệp tại các doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hóa còn lỏng lẻo. Hệ lụy là gây lãng phí đất đai và thất thu ngân sách, thậm chí còn phá vỡ quy hoạch, gây mất mỹ quan đô thị… Trong thời gian tới, các cấp, các ngành hữu quan cần kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc quản lý, sử dụng đất ở các doanh nghiệp cổ phần này. Đề nghị các ngành chức năng tham mưu cho tỉnh đưa ra cơ chế khi thu hồi đất ở những doanh nghiệp cổ phần này thì tài sản trên đất xử lý như thế nào? Theo ý kiến của phần đa các đại biểu, trong thời gian tới, HĐND sẽ kiến nghị UBND tỉnh triển khai thanh tra toàn diện có cơ chế xử lý để quản lý, sử đất phi nông nghiệp ở các DN cổ phần hóa hiệu quả, đúng quy định của pháp luật.

Thúy Hằng

Các tin khác


Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục