Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
tỉnh Hòa Bình làm tốt công tác huy động vốn,
đáp ứng nhu cầu vay vốn sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh.
Theo NHNN chi nhánh tỉnh, tổng nguồn vốn hoạt động của các TCTD tính đến ngày 28/2/2018 đạt 20.902 tỷ đồng, tăng 3,3%, so với thời điểm 31/12/2017. Trong đó, vốn huy động trong các tổ chức kinh tế (TCKT) và dân cư 13.817 tỷ đồng, tăng 3,5%. Cụ thể, tiền gửi của các TCKT 2.388 tỷ đồng, giảm 440 tỷ đồng; tiền gửi trong dân cư 11.429 tỷ đồng, tăng 8,6% so với cuối năm 2017.
Các ngân hàng thương mại (NHTM) chấp hành nghiêm túc mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam theo quy định của NHNN. Theo đó, lãi suất tiền gửi VND dưới 1 tháng tối đa 1%/năm; lãi suất từ 1- dưới 6 tháng tối đa 5,5%/năm đối với các NHTM và 6%/năm đối với các quỹ tín dụng nhân dân (QTDND). Lãi suất huy động theo cung - cầu thị trường, đối với các NHTM ở mức 6-7%/năm, các QTDND 6 - 9%/năm đối với kỳ hạn 12 tháng; từ 6,5-7,6%/năm các kỳ hạn trên 12 tháng. Bên cạnh đó, lãi suất tiền gửi bằng USD tất cả các kỳ hạn 0% theo quy định của NHNN.
Cũng tính đến cuối tháng 2, tổng dư nợ của các TCTD toàn địa bàn đạt 18.806 tỷ đồng, tăng 0,48% so với thời điểm 31/12/2017, trong đó, riêng cho vay nông nghiệp, nông thôn 11.389 tỷ đồng, chiếm 60,6%/ tổng dư nợ; cho vay hỗ trợ khối doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt 4.110 tỷ đồng, chiếm 21,9% tổng dư nợ. Bên cạnh đó, cho vay công nghiệp hỗ trợ 20 tỷ đồng, cho vay xuất khẩu 20 tỷ đồng.
Đối với lãi suất cho vay, riêng với lãi suất cho vay của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh giảm 0,5% đối với các lĩnh vực ưu tiên. Lãi suất cho vay sản xuất, kinh doanh thông thường, như: ngắn hạn của các NHTM 6,5- 9%/năm (phổ biến 8-9%/năm), trung và dài hạn 10,5-11%/năm; của các QTDND ngắn hạn 9-12%/năm, trung dài hạn 9,6-13,2%/năm; lãi suất cho vay tiêu dùng phổ biến 9,5- 11%/năm đối với NHTM và 10-13,2% đối với các QTDND.
NHNN chi nhánh tỉnh đã đánh giá về chất lượng tín dụng, cụ thể về tình hình nợ xấu của các TCTD trên địa bàn hiện vẫn duy trì ổn định. Nợ xấu toàn địa bàn hiện thống kê khoảng 350 tỷ đồng, chiếm 1,86%/tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu của NHNo&PTNT 1,75%; Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển 0,42%; Ngân hàng TMCP Công Thương 8,62%; Ngân hàng TMCP VPBank 3,66%; Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt 1,46%; Ngân hàng TMCP Liên Việt 0,63%; QTDND cơ sở 2,39%.
Theo bà Vũ Thị Song Nguyệt, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh, đơn vị đã chỉ đạo các TCTD trên địa bàn thời gian tới chủ động cân đối nguồn vốn, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các dự án, phương án sản xuất - kinh doanh hiệu quả. Trong đó, tiếp tục duy trì việc ưu tiên đầu tư vốn đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, các chương trình tín dụng ưu đãi... Đồng thời tăng cường kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh bảo đảm an toàn hệ thống.
Hồng Trung
(HBĐT) - Giai đoạn 2011- 2015, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp huyện Lạc Thủy đạt 9,7%, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm 35,5% đã góp phần phát triển KT-XH của huyện. Để tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, huyện tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ KH-KT nhằm nâng cao giá trị sản xuất, giảm tỷ lệ hộ nghèo, bảo vệ môi trường sinh thái.
(HBĐT) - Đó là yêu cầu đặt ra đối với Chương trình cho vay bê cái giống sinh sản do Quỹ Thiện Tâm - Tập đoàn Vingroup hỗ trợ, được thực hiện trên địa bàn tỉnh từ năm 2017 đến nay và đang cho những kết quả đáng ghi nhận. Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, hai địa phương tham gia là Kim Bôi và Lạc Sơn cần thực hiện tốt Quy chế quản lý và phát triển "Ngân hàng bê giống” từ nguồn hỗ trợ cho vay của chương trình, từ đó đảm bảo nguồn giống tốt để từng bước nhân rộng ra các địa phương khác.