(HBĐT) - Khoảng 5 năm trở lại đây, xã Chí Đạo, huyện Lạc Sơn từng bước đổi thay, kinh tế ngày càng phát triển, đời sống nhân dân từng bước được nâng lên. Những đổi thay đó có phần đáng kể nhờ vào cây dổi. Cây dổi đã giúp đổi đời nhiều hộ từ nghèo khó nay có của ăn của để và vươn lên làm giàu.
Đến xã Chí Đạo ai cũng ấn tượng
trước mùi thơm của hạt dổi. Hiện toàn xã có khoảng 2 vạn cây dổi, tập trung ở
xóm Be Trên, Be Ngoài. Trong đó có gần 3.000 cây đang cho thu hoạch quả.
Theo ông Bùi Văn Bun, trưởng xóm
Be Trên chia sẻ, trước đây hạt dổi ở Lạc Sơn còn "xa lạ” với thị trường. Những
rừng dổi được bà con khai thác để dựng nhà sàn, làm tủ, bàn ghế... Nay thì khác,
hạt dổi được ưa chuộng, dùng làm gia vị cho những bữa cơm trong gia đình. Hạt
dổi từ chỗ đi nhặt nay phải mua, từ chỗ
xin nhau nay phải đổi bằng tiền. Năm 2014, hạt dổi khô có giá 1 triệu đồng/kg,
hiện nay giá khoảng 2,5 - 2,7 triệu đồng/kg. Nhờ cây dổi mà nhiều hộ thu nhập
hàng trăm triệu đồng mỗi năm như hộ ông Bùi Văn Biền, Bùi Văn Lán...
Dổi mọc tự nhiên giờ không còn
nữa mà thay vào đó là những vườn ươm cây giống. Cây dổi từ khi trồng đến lúc
thu quả khoảng 7 - 8 năm và sẽ cho thu liên tục trong các năm tiếp theo. Thời
điểm này tại xã Chí Đạo những cây dổi đủ năm tuổi đang đơm hoa kết trái, báo
hiệu một năm bội thu. Đến tháng 9, 10 vào mùa thu hoạch hạt dổi nên thôn xóm
luôn tấp nập người mua, bán.
Gia đình ông Bùi Văn Hền chủ của
vườn dổi gần 100 cây, trong đó có một phần ba số cây tới tuổi cho hạt. Mỗi năm
gia đình ông thu được 100 kg dổi tươi
phơi khô còn lại 40 kg, thu về 80 - 90 triệu đồng/năm. Ngoài ra, ông còn
ươm và ghép cây để bán, giống chưa ghép có giá 5.000 - 10.000 đồng/cây, cây
ghép bán 50.000 đồng/cây. Với mức thu nhập như vậy, gia đình ông có của ăn, của
để và có vốn để đầu tư phát triển sản xuất...
Có thể nói, hạt dổi không chỉ là
gia vị hấp dẫn mà còn có công dụng chữa đau bụng, tiêu hóa, bệnh đau khớp...
Giá trị của cây dổi còn được khẳng định khi nhãn hiệu tập thể "Hạt dổi Lạc Sơn”
đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận bảo hộ ngày 18/12/2014 và xã Chí
Đạo có số lượng hộ trồng, cây trồng, sản lượng và chất lượng cao nhất. Đây là
cơ hội giúp sản phẩm hạt dổi từng bước xây dựng thương hiệu trên thị trường,
vươn ra các tỉnh, thành phố trong cả nước và tiến tới khai thác tiềm năng xuất
khẩu.
Đình Thủy
(Trung tâm Khuyến nông tỉnh)
(HBĐT) - Sáng 9/4, tại xã Cao Dương, UBND huyện Lương Sơn đã tổ chức Lễ công bố xã Cao Dương đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Đến dự và chúc mừng buổi lễ có lãnh đạo một số sở, ban, ngành tỉnh và đông đảo bà con nhân dân xã Cao Dương.
Mặc dù gặp nhiều bất lợi, nhưng nhờ sự quyết liệt trong chỉ đạo sản xuất cũng như triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm khắc phục "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu (EC) nên ngành thủy sản đã đạt được những kết quả khả quan trong quý 1 năm 2018, tạo tiền đề cho các quý tiếp theo cũng như thực hiện các mục tiêu mà ngành đã đề ra trong năm 2018.
(HBĐT) - Theo Phòng giao dịch NHCSXH huyện Lạc Sơn, hiện đơn vị thực hiện 15 chương trình tín dụng chính sách. Đến hết tháng 3, tổng dư nợ toàn huyện đạt trên 361 tỷ đồng với 18.326 khách hàng còn dư nợ.
(HBĐT) - Trên địa bàn huyện Lương Sơn hiện có 2 doanh nghiệp Nhà nước sau khi cổ phần hoá có quản lý, sử dụng diện tích đất phi nông nghiệp tại địa phương gồm: chi nhánh Công ty cổ phần Công nghệ phẩm (CNP) Hòa Bình và chi nhánh Công ty cổ phần Lương thực (CPLT) Hà Sơn Bình. Qua đánh giá, hiện nay, các doanh nghiệp này đều nắm giữ diện tích đất ở những vị trí thuận lợi nhưng không phát huy được hiệu quả...
(HBĐT) - Với quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu KT-XH đã đề ra, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH và dự toán NSNN năm 2018 bao gồm 14 nhóm giải pháp trọng tâm. 40/40 sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố đã ban hành kế hoạch triển khai đến cơ sở, thể hiện sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt và hiệu quả ngay từ những tháng đầu năm. Khép lại quý I, kinh tế toàn tỉnh giữ được nhịp tăng trưởng khá, các lĩnh vực văn hóa - xã hội giữ được sự ổn định, từ đó tạo đà thuận lợi để tiếp tục một năm hứa hẹn nhiều thành công.
(HBĐT) - Huyện vùng cao Đà Bắc có những thuận lợi hơn hẳn so với các địa phương khác trong tỉnh về tiềm năng lao động, nguồn thức ăn gia súc, gia cầm để phát triển chăn nuôi. Đây cũng là điều kiện để chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ, tự cung, tự cấp sang sản xuất theo chuỗi giá trị hàng hóa.