(HBĐT) - Đồng chí Bùi Thị Ngợi, Chủ tịch Hội LHPN huyện Lạc Sơn cho biết: Năm 2017, Hội LHPN huyện triển khai nhiệm vụ hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững đến các cấp hội cơ sở, hướng đến tiếp sức mô hình kinh tế do phụ nữ thực hiện; hỗ trợ nhóm phụ nữ yếu thế vươn lên làm chủ, phát huy lợi thế và tiềm năng của phụ nữ trong sản xuất, kinh doanh; tạo điều kiện giúp phụ nữ đóng góp nhiều hơn cho kinh tế địa phương.

Để thực hiện được mục tiêu đặt ra, Hội LHPN huyện đã "trao cần câu cá” cho hội viên bằng cách tạo vốn, tập huấn kỹ thuật sản xuất, kỹ năng khởi nghiệp… Hoạt động này đã nhận được sự ủng hộ tích cực của hội viên phụ nữ trong huyện.


Hội LHPN tỉnh, huyện lạc Sơn thăm mô hình phát triển kinh tế chăn nuôi kết hợp trồng cây lâu năm của gia đình hội viên Vũ Thị Hồng, xóm Bái, xã Ân Nghĩa.

Để xác định hướng hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, các cấp hội trong huyện đã rà soát nhu cầu việc làm đối với phụ nữ có ý tưởng kinh doanh; ưu tiên phụ nữ dân tộc thiểu số, phụ nữ là nạn nhân bạo lực gia đình, phụ nữ đơn thân, phụ nữ gia đình chính sách; tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, ý thức về khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh cho phụ nữ lồng ghép trong các chương trình hoạt động Hội. Ngoài ra, Hội khuyến khích phụ nữ thực hiện các ý tưởng kinh doanh phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương như: phát triển chăn nuôi, trồng trọt theo hướng liên kết để xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm như rượu cần, hạt dổi, cam, gà, lợn bản địa…

Để trang bị kiến thức cho hội viên, Hội LHPN huyện đã phối hợp với các ngành chức năng mở nhiều lớp tập huấn chuyển giao KH -KT cho hàng nghìn lượt hội viên và các lớp đào tạo nghề ngắn hạn. Cụ thể: Hội phối hợp với các trung tâm học tập cộng đồng mở 12 lớp chăn nuôi gà, lợn; tập huấn kỹ thuật chế biến thức ăn và cách phòng, chống dịch bệnh cho trâu, bò, chăm sóc lúa... tại các xã: ân Nghĩa, Quý Hòa, Vũ Lâm, Xuất Hóa, Tân Lập, Phú Lương, Chí Thiện, Văn Nghĩa cho 604 cán bộ, hội viên phụ nữ; tổ chức 3 hội thảo về cách sử dụng phân bón cho 123 hội viên xã Tân Mỹ; phối hợp với Trung tâm dạy nghề huyện mở 9 lớp nghề cho 250 chị tham gia; tư vấn, giới thiệu việc làm theo Đề án 1956 cho 1.000 lao động, trong đó có 400 lao động nữ có việc làm ổn định tại các công ty trong nước.

Được sự hỗ trợ của Dự án giảm nghèo giai đoạn II, Hội phụ nữ cơ sở trong huyện được nhận 40 con bò giống, hỗ trợ 70 con lợn giống cho hộ nghèo, tổng trị giá trên 140 triệu đồng tại các xã: Mỹ Thành, Quý Hòa, Ngọc Sơn. Đặc biệt, trong năm 2017, Hội LHPN huyện tổ chức 1 lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức khởi nghiệp và khởi sự kinh doanh cho 70 chị, 1 lớp tập huấn chăn nuôi gà cho thành viên HTX nuôi gà xã Chí Thiện… Hội tham mưu UBND huyện tổ chức làm việc với Công ty Nông sản sạch Tây Bắc nhằm kết nối và tiêu thụ sản phẩm cho hội viên; tham gia hội chợ giới thiệu sản phẩm nông sản do T.ư Hội LHPN Việt Nam tổ chức tại Hà Nội. Có 2 sản phẩm được giới thiệu ra thị trường là gà sạch và hạt dổi Lạc Sơn.

Bên cạnh đó, Hội LHPN huyện tổ chức rà soát, thống kê mô hình kinh tế tập thể, HTX do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp nữ và các sản phẩm có chất lượng tại địa phương. Kết quả có 12 doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ, 7 sản phẩm có chất lượng tại địa phương là thổ cẩm, rượu cần, thịt chua, gà đồi, hạt dổi, cam Lạc Sơn, thịt lợn bản địa... Trong đó, sản phẩm hạt dổi được cấp thương hiệu và sản phẩm gà đang đề nghị tỉnh cấp thương hiệu "Gà Lạc Sơn”. Huyện có 587 mô hình các loại với 18.246 lượt thành viên tham gia, trong đó có 287 mô hình làm kinh tế giỏi thu nhập trên 100 triệu đồng.

Để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ giúp hội viên khởi nghiệp, phát triển kinh tế, năm 2017, Hội LHPN và Ngân hàng NN &PTNT huyện ký kết hợp đồng trách nhiệm việc triển khai Nghị định số 55 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn năm 2017. Đến nay, toàn huyện có 6 xã vay vốn, 36 tổ, 584 hộ vay với trên 17, 9 tỷ đồng; tín chấp Ngân hàng CSXH huyện với dư nợ trên 17 tỷ đồng, có 131 tổ tiết kiệm và vay vốn với 4.958 hộ vay vốn. Hội cũng thực hiện tốt việc quản lý vốn từ các chương trình, dự án như: Dự án Tài chính vi mô (vốn 1, 2 tỷ đồng, giúp 340 hội viên vay); vốn dự án VC001 tại 3 xã: Định Cư, Chí Thiện, Chí Đạo với số tiền 424, 8 triệu đồng; Quỹ tín dụng dự án CLB Pháp luật và đời sống tại 3 xã: Xuất Hóa, Vũ Lâm, Nhân Nghĩa trên 1, 2 tỷ đồng; tiết kiệm tại chi hội: 374 tổ với 14.679 thành viên tham gia, tổng số tiết kiệm trên 3, 5 tỷ đồng giúp 764 chị vay; tiết kiệm theo gương Bác Hồ có 107 tổ với 15.095 chị tham gia, tổng số dư tiền tiết kiệm trên 4, 6 tỷ đồng, cho 860 chị vay phát triển kinh tế gia đình…

Cùng với đó, Hội LHPN huyện tổ chức rà soát, đăng ký giúp 8.400 hộ nghèo, có 1.473 hộ do phụ nữ làm chủ, đã giúp 430 hộ thoát nghèo, trong đó có 69 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ thoát nghèo bền vững.


                                                                                  Hồng Duyên


Các tin khác

Không có hình ảnh

Xã Hạ Bì trên đường về đích nông thôn mới

(HBĐT) - Về với xã Hạ Bì (Kim Bôi) những ngày này, chúng tôi cảm nhận được sự thay đổi của xã sắp về đích NTM. Vùng quê thuần nông đã "khoác lên mình chiếc áo mới”. Những con đường liên xóm, nội xóm, đường nội đồng được bê tông hóa sạch đẹp. Đồng ruộng được quy hoạch, xanh màu no ấm thể hiện qua niềm vui trên khuôn mặt bà con nơi đây.

Các doanh nghiệp phải liên kết với nông dân để tạo chuỗi sản xuất thực phẩm an toàn

Ngày 6/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã đi thăm và khảo sát vấn đề an toàn thực phẩm tại một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm và bếp ăn tập thể dành cho công nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Hiến trên 4.000 m2 đất xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Hưởng ứng "Phong trào toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”, đến tháng 4, toàn tỉnh đã huy động được 3.551 ngày công lao động làm đường giao thông; nhân dân tự nguyện hiến trên 4.094 m2 đất các loại để làm đường giao thông nông thôn và các công trình hạ tầng nông thôn khác.

Tăng cường giải pháp quản lý Chỉ dẫn địa lý cam Cao Phong

(HBĐT) - Quy hoạch sản xuất cam của tỉnh lớn nhưng chưa có giải pháp hữu hiệu về tiêu thụ sản phẩm. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu do thương lái nên thường bị ép giá, giá cả chưa ổn định. Công ty TNHH MTV Cao Phong với vai trò nòng cốt trong sản xuất cam vẫn chưa chủ động chuyển đổi doanh nghiệp, tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Công tác phòng, chống hàng giả, hàng nhái nhiều khó khăn. Chuỗi giá trị trái cây còn nhiều khâu trung gian… Đây là những vấn đề đặt ra trong quản lý Chỉ dẫn địa lý cam Cao Phong.

Triển vọng từ mô hình trồng sachi ở Bưa Lay

(HBĐT) - Tháng 4 năm 2017, Công ty Cổ phần Inca Việt Nam trồng thử nghiệm mô hình sachi ở khu Bưa Lay thuộc xóm Khạng, xã Địch Giáo (Tân Lạc). Đến nay, sau 1 năm trồng, hơn 1 ha sachi phát triển tươi tốt, đã bắt đầu đem lại những quả ngọt, mở ra hướng phát triển đầy triển vọng

Xã Nật Sơn còn nhiều khó khăn xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Sau 7 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Nật Sơn (Kim Bôi) đạt 11/19 tiêu chí. Để cán đích NTM theo lộ trình đề ra, xã gặp nhiều khó khăn trong việc hoàn thiện các tiêu chí: đường giao thông, hộ nghèo, thu nhập, cơ sở vật chất văn hóa, môi trường…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục