(HBĐT) - Nếu như trước, trong và sau Tết là thời điểm hàng hóa nông sản khan hiếm, giá cả thường bị đẩy lên cao thì từ trung tuần tháng 4 trở đi là lúc nhiều loại hàng hóa nông sản bước vào thu hoạch chính vụ. Đây cũng là lúc người tiêu dùng dễ mua được sản phẩm nông nghiệp tươi ngon, giá cả nhiều khi chỉ bằng một nửa, thậm chí bằng 1/4 so với thời điểm trước.
Nông dân xã Sào Báy
(Kim Bôi) thu hoạch dưa bở bày bán tại các điểm có đông người qua lại.
Đặc biệt, giờ không nhất thiết phải ra đến chợ, những
người buôn bán lẻ cũng tìm cách tiếp cận, cung ứng hàng hóa nông sản đến tận hộ
gia đình. Bà Nguyễn Thị Chiêm ở tổ 17, phường Chăm Mát (TP Hòa Bình) cho biết:
Các loại rau, củ, quả được rao bán tận nhà. Đang vào mùa nên rau, củ, quả có đủ
loại từ bầu, bí, cà chua, rau cải, rau ngót, rau muống… So với mua ngoài chợ có
thứ còn rẻ hơn. Tôi vừa mua 5.000 đồng /kg cà chua, rau các loại thì 3.000 đồng
/bó, bầu 12.000 đồng /kg. Theo lời cô bán hàng, đây toàn là sản phẩm do nông
dân xã Yên Mông (TP Hòa Bình) làm ra. Mùa này, nông sản dồi dào nên các bà nội
trợ giảm được chi tiêu mà lại tha hồ lựa chọn thức ăn ngon, bổ dưỡng.
Kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5 vừa qua, trong khi nhiều gia đình
có kế hoạch đi chơi, nghỉ dưỡng thì ở các vùng quê trong tỉnh, bà con hối hả,
bận rộn với việc thu hoạch các loại quả đang vào độ chín. Dọc tuyến QL12B địa
phận huyện Kim Bôi, trục QL21 địa phận huyện Tân Lạc và Lạc Sơn có hàng trăm
điểm tập kết và mua, bán nông sản. Dưa bở, dưa hấu, dưa chuột, dưa lê được bày
bán nhiều. Số lượng xe dừng, đỗ mua sản phẩm cũng không ít. Anh Thuấn, một
khách hàng đến từ TP Hòa Bình cho biết: Tôi đưa gia đình đi nghỉ mát ở Sầm Sơn
(Thanh Hóa) qua Nam Thượng, Sào Báy (Kim
Bôi) thấy bà con bày bán nhiều loại hoa quả thơm, mát, bổ ngày hè. Tôi mua một
ít đi ăn dọc đường, ai cũng khen ngon, giá lại rẻ bằng một nửa so với mua ngoài
thành phố nên khi trở lại, tôi tranh thủ mua nhiều về ăn và làm quà, vừa ủng hộ
bà con nông dân.
Tại chợ nông sản Nghĩa Phương, giá các loại rau, củ,
quả trong thời gian gần đây đã "hạ nhiệt” so với hồi tháng 2, tháng 3. Đơn cử
như tại các sạp bán trong chợ, dưa hấu từ mức 17.000 đồng /kg giảm còn 8.000 -
10.000 đồng /kg; bí xanh 15.000 đồng /kg giảm còn 8.000 đồng /kg; dưa chuột từ
10.000 - 12.000 đồng / kg giảm còn 6.000 đồng /kg; xoài hạt lép từ 35.000 đồng
giảm còn 20.000 đồng /kg; rau các loại giảm dao động 50%... Một số loại quả giữ
giá ổn định trên thị trường do đang ở cuối vụ như cam V2 Cao Phong 45.000 đồng
/kg.
Theo Sở NN & PTNT, cung ứng nông sản cho thị
trường thời vụ này, toàn tỉnh giữ ổn định trên 1.200 ha cây họ bầu bí và khoảng
1.000 ha rau xanh, rau gia vị các loại. Năm nay, ngoại trừ bí đỏ có sức tiêu
thụ chậm, các cây họ bầu bí gồm dưa chuột, dưa hấu, dưa bở, dưa lê đang bán
chạy. Riêng dưa hấu, dưa bở có giá bán tại ruộng cao gấp rưỡi cùng thời điểm
năm ngoái (khoảng 6.000 - 8.000 đồng /kg).
Đồng chí Nguyễn Hồng Yến, Chi cục trưởng Chi cục trồng
trọt và bảo vệ thực vật tỉnh cho rằng: Với diện tích trồng cây nông sản không
có biến động lớn như hiện nay sẽ giúp cân đối tiêu thụ, giảm bớt tình trạng sản
phẩm ứ đọng, dư thừa, dễ bị tư thương ép giá. ở vụ thu hoạch này, nhiều loại
nông sản cũng ghi nhận vừa được về giá, vừa được về sản lượng, tạo hứng khởi
cho nông dân ở mùa vụ tiếp theo. Đặc biệt hiện nay, một số loại rau gia vị
trồng theo chuỗi liên kết của tỉnh đang thu hoạch rộ, đơn cử như chuỗi ớt bán
được giá. Giá công ty thu mua cho nông dân từ 6.000 - 8.000 đồng /kg, trừ chi
phí, nông dân thu lãi khoảng 170 - 250 triệu đồng /ha.
Bùi Minh
Ngày 6/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã đi thăm và khảo sát vấn đề an toàn thực phẩm tại một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm và bếp ăn tập thể dành cho công nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh.
(HBĐT) - Hưởng ứng "Phong trào toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”, đến tháng 4, toàn tỉnh đã huy động được 3.551 ngày công lao động làm đường giao thông; nhân dân tự nguyện hiến trên 4.094 m2 đất các loại để làm đường giao thông nông thôn và các công trình hạ tầng nông thôn khác.
(HBĐT) - Quy hoạch sản xuất cam của tỉnh lớn nhưng chưa có giải pháp hữu hiệu về tiêu thụ sản phẩm. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu do thương lái nên thường bị ép giá, giá cả chưa ổn định. Công ty TNHH MTV Cao Phong với vai trò nòng cốt trong sản xuất cam vẫn chưa chủ động chuyển đổi doanh nghiệp, tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Công tác phòng, chống hàng giả, hàng nhái nhiều khó khăn. Chuỗi giá trị trái cây còn nhiều khâu trung gian… Đây là những vấn đề đặt ra trong quản lý Chỉ dẫn địa lý cam Cao Phong.
(HBĐT) - Tháng 4 năm 2017, Công ty Cổ phần Inca Việt Nam trồng thử nghiệm mô hình sachi ở khu Bưa Lay thuộc xóm Khạng, xã Địch Giáo (Tân Lạc). Đến nay, sau 1 năm trồng, hơn 1 ha sachi phát triển tươi tốt, đã bắt đầu đem lại những quả ngọt, mở ra hướng phát triển đầy triển vọng
(HBĐT) - Sau 7 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Nật Sơn (Kim Bôi) đạt 11/19 tiêu chí. Để cán đích NTM theo lộ trình đề ra, xã gặp nhiều khó khăn trong việc hoàn thiện các tiêu chí: đường giao thông, hộ nghèo, thu nhập, cơ sở vật chất văn hóa, môi trường…
(HBĐT) - Hà Nội là thị trường có sức tiêu thụ lớn, bình quân hàng năm tiêu thụ khoảng 1 triệu tấn rau, quả và trên 570 ngàn tấn thực phẩm các loại, trong khi khả năng sản xuất nông sản thực phẩm của thành phố chỉ đáp ứng khoảng 60% nhu cầu. Chính vì vậy, đối với tỉnh ta, đây được xác định là thị trường tiềm năng cần khai thác tốt để khơi thông đầu ra cho nông sản địa phương, nhất là những mặt hàng nông sản chất lượng và đảm bảo các yêu cầu về VSATTP.