(HBĐT) - Ngày 13/11/2014, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 14-NQ/TU về cơ chế hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa trên địa bàn tỉnh giải đoạn 2014 - 2020. Trong 3 năm qua, nhiều chính sách phát triển sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là các sản phẩm như cây ăn quả có múi, rau an toàn, cá lòng hồ Hòa Bình được ban hành.


HTX nông sản hữu cơ xóm Mòng, thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) sản xuất nông sản đảm bảo quy trình sản xuất rau an toàn cung cấp cho thị trường.

Các cơ quan chuyên môn đã tiến hành rà soát, điều chỉnh quy hoạch chuyên ngành theo hướng tạo các vùng sản xuất an toàn tập trung, quy mô lớn như: Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển cây có múi an toàn tập trung đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển mía đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; rà soát điều chỉnh quy hoạch phát triển chăn nuôi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; lập quy hoạch phát triển cây dược liệu đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

 

Nhằm nâng cao chất lượng nông sản hàng hóa, trong những năm qua, ngành NN&PTNT đã thực hiện 8 lớp đào tạo nghề trồng rau an toàn tại các vùng trồng rau chuyên canh trên địa bàn các huyện Tân Lạc, Lương Sơn, Kim Bôi, Đà Bắc, thành phố Hòa Bình... Tổ chức 31 lớp học hiện trường FFS và 1 lớp đào tạo giảng viên nông dân TOT về chăm sóc, quản lý sâu bệnh theo hướng bền vững trên cây có múi và cây rau tại huyện Cao Phong và Lương Sơn với 900 lượt học viên nông dân tham gia. Sở KH-CN đã chuyển giao, xây dựng 44 mô hình sản xuất, trình diễn, đào tạo và tập huấn cho gần 990 kỹ thuật viên và nông dân. Qua đó góp phần trang bị kiến thức KH-KT cho nông dân, thay đổi phương thức canh tác truyền thống, hình thành tập quán canh tác theo kỹ thuật tiên tiến, cho năng suất, chất lượng cao. Công tác giới thiệu, hỗ trợ giống cây trồng năng suất cao, phẩm chất tốt được quan tâm. Đã có 42 đề tài, dự án triển khai thực nghiên cứu phục vụ phát triển nông nghiệp. Qua quá trình nghiên cứu, trổng khảo nghiệm, sản xuất thử đã lựa chọn được các giống cây trồng, vật nuôi thế mạnh của tỉnh, có năng suất cao, chất lượng tốt, có sức chống chịu sâu bệnh, phù hợp với sinh thái như các giống lúa, ngô chịu hạn, chịu lạnh, trồng thử nghiệm một số loại cây dược liệu, cam Cara ruột đỏ, ổi ODL1... Hiện trên địa bàn tỉnh đã có vùng sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao như cam trồng tại huyện Cao Phong, mở rộng sang địa bàn các huyện Lạc Thủy, Kim Bôi, Tân Lạc. Tạo lập và quản lý nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm quả lặc lày hữu cơ Lương Sơn, hạt dổi Lạc Sơn, su su Tân Lạc, nhãn Sơn Thủy - Kim Bôi. Bảo tồn nguồn gen cây trồng địa phương như quýt Nam Sơn, lúa nếp cẩm, tỏi tía Hòa Bình, mía tím Hòa Bình, ngô nếp Thung Khe.

Cùng với đó, công tác xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại được tăng cường. Các cơ quan chức năng đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, vận động, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông sản của tỉnh được tiếp xúc, gặp gỡ, trao đổi thông tin với doanh nghiệp các tỉnh trong cả nước để tìm kiếm cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường. Tổ chức, tham gia các hội nghị xúc tiến thương mại và liên kết hợp tác tiêu thụ sản phẩm. Nổi bật như Chương trình "Tuần lễ cam Cao Phong - Hòa Bình” tại Hà Nội năm 2015, các lễ hội cam Cao Phong tại huyện Cao Phong; giới thiệu và kết nối 55 lượt doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm nông - lâm - thủy sản tham gia phiên chợ "Nông sản, thực phẩm an toàn và vật tư nông nghiệp”; tuần lễ giới thiệu nông sản an toàn, tuần lễ nhận diện nông sản thực phẩm an toàn Việt, nông sản thực phẩm an toàn đặc sản của Bắc Bộ; giới thiệu một số doanh nghiệp, HTX có tiềm năng tham gia cung cấp sác sản phẩm trên Sàn giao dịch rau quả và thực phẩm an toàn Hà Nội; giới thiệu 5 cơ sở tham gia hội chợ tuần lễ giới thiệu "Nông sản an toàn” và chương trình Địa chỉ xanh - Nông sản sạch tại Hà Nội... Hỗ trợ xây dựng cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm trồng trọt an toàn tại các huyện Lương Sơn, Đà Bắc, Lạc Thủy và thành phố Hòa Bình, trong đó, 1 cửa hàng được Bộ NN&PTNT xác nhận kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗ của HTX Nông sản hữu cơ Lương Sơn. Trong năm 2017 đã tham gia 5 hội nghị kết nối cung cầu tại Hưng Yên và thành phố Hà Nội. Các hội chợ, triển lãm trên địa bàn tỉnh được tổ chức hiệu quả góp phần quảng bá sản phẩm nông sản tới người tiêu dùng... Với các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm đã góp phần tích cực trong việc kêu gọi được một số đơn vị hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm lợi thế của tỉnh như: Tổng Công ty thương mại hỗ trợ tiêu thụ cam Cao Phong khoảng 1,5 tấn/tháng; hệ thống siêu thị Big C tiêu thụ cam Cao Phong khoảng 3 tấn/tháng, hệ thống siêu thị Fivimart tiêu thụ cam Cao Phong, bưởi, quýt khoảng 10 tấn/tháng; hệ thống siêu thị Coopmart tiêu thụ cam Cao Phong khoảng 1 tấn/tháng... Đến nay đã cấp 7 giấy xác nhận sản phẩm chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn cho các loại rau -củ-quả, thịt lợn, cá sông Đà, rau hữu cơ; xác nhận 2 chuỗi sản xuất sản phẩm thịt lợn an toàn tại thành phố Hòa Bình và huyện Lạc Thủy.

 

Đánh giá sau 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết cho thấy, nông sản hàng hóa chủ lực của tỉnh không bị tồn và dư thừa, sản lượng tăng mạnh, giá bán không giảm, nhất là những nông sản lợi thế của tỉnh. Số doanh nghiệp tham gia tiêu thụ nông sản ra ngoài tỉnh ngày càng tăng, hình thức tiêu thụ nông sản ngày càng đa dạng, gắn kết giữa phát triển du lịch với quảng bá, tiêu thụ nông sản. Tỷ lệ tiêu thụ thông qua hợp đồng tăng khá mạnh, đạt trên 30%, đặc biệt đối với sản phẩm cây có múi. Việc tiêu thụ nông sản thuận lợi đã thúc đẩy hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung như vùng cam, vùng bưởi, vùng mía, vùng nuôi cá lồng.

 

Hà Thu

 


 

 

 


Các tin khác


Ðiện khí hóa nông thôn phục vụ phát triển sản xuất, đời sống sinh hoạt

Trong 10 năm qua, Tập đoàn Ðiện lực Việt Nam (EVN) đã và đang thực hiện các chương trình xây dựng mới và cải tạo nâng cấp lưới điện trung - hạ thế nông thôn nhằm mở rộng diện cấp điện, nâng cao chất lượng, đáp ứng đủ, kịp thời nhu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nuôi trồng thủy, hải sản, sinh hoạt của người dân khu vực nông thôn.

Huyện Cao Phong thu hoạch trên 99,5% cam, quýt thời kỳ kinh doanh

(HBĐT) - Theo Phòng NN&PTNT huyện Cao Phong, diện tích cây ăn quả có múi trên địa bàn hiện có 2.835,6 ha. Trong đó, cam 1.652,84 ha, quýt 814,86 ha, bưởi 309,8 ha, chanh 58,5 ha.

Sản lượng cá thu hoạch đạt 524 tấn

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh phát triển ổn định. Toàn tỉnh hiện có 2.681 ha nuôi trồng thủy sản ao, hồ nhỏ và khoảng 3.900 lồng cá. Trong tháng 5, sản lượng cá thu hoạch ước đạt 524 tấn, trong đó, sản lượng cá khai thác 135 tấn, sản lượng cá nuôi 389 tấn.

Phân bổ 8283 triệu đồng phát triển lâm nghiệp bền vững

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa có Quyết định số 1050 về việc giao chi tiết kế hoạch nguồn vốn chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững năm 2018 với tổng số tiền 8.283 triệu đồng. Theo đó, phân bổ chi tiết cho 11 huyện, thành phố.

Tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4

(HBĐT) - Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) là cuộc cách mạng với xu hướng phát triển dựa trên nền tảng tích hợp cao độ của hệ thống kết nối số hóa - vật lý - sinh học với sự đột phá của Internet vạn vật và trí tuệ nhân tạo. CMCN 4.0 ngày càng tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống KT-XH, làm thay đổi căn bản nền sản xuất của thế giới. Cuộc cách mạng được đánh giá sẽ mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra thách thức với nước đang trong quá trình CNH-HĐH, hội nhập quốc tế như Việt Nam.

Đánh giá kết quả tham mưu của văn phòng điều phối NTM cấp tỉnh và cấp huyện

(HBDT)- Ngày 25/5, tại Lương Sơn, VPĐP NTM tỉnh tổ chức hội nghị giao ban đánh giá kết quả tham mưu của văn phòng điều phối NTM cấp tỉnh và cấp huyện. Tham dự có lãnh đạo và cán bộ chuyên trách VPĐP tỉnh, cán bộ VPĐP các Sở KH&ĐT, TN&MT, VH-TT&DL, Tài chính, GTVT, Hội Nông dân tỉnh và các huyện TP. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục