(HBĐT) - Với vườn đồi rộng, quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương, anh Trần Đình Liêm, thôn Đồng Đễ, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) đã gặt hái được thành công khi đặt niềm tin vào giống gà bản địa - gà Lạc Thủy…


Anh Trần Đình Liêm, thôn Đồng Đễ, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) đã gặt hái được thành công nhờ mô hình nuôi gà Lạc Thủy.

Những năm trở lại đây, ở xã Đồng Tâm, bà con đã tập trung khôi phục và chăn nuôi giống gà bản địa. Mô hình này được nhân rộng ở khắp các thôn, xóm. Nhiều hộ tập trung chăn nuôi gà với quy mô lớn, lên tới hàng nghìn, hàng vạn con mỗi năm. Trong đó, mô hình của gia đình anh Trần Đình Liêm, thôn Đồng Đễ là một điển hình. Cùng chị Phạm Thị Hoa, cán bộ KN-KL xã Đồng Tâm, chúng tôi đến thăm mô hình chăn nuôi gà bản địa của gia đình anh Liêm. "Đàn gà nhà anh Liêm đẹp lắm. Đây là mô hình chăn nuôi gà Lạc Thủy nhiều nhất nhì ở xã”, chị Hoa cho biết.

Quả đúng như vậy, dưới những tán cây vải thiều râm mát, đàn gà Lạc Thủy với màu lông mận tím đặc trưng, chân vàng, mào đỏ trông thật bắt mắt. Trước khi gắn bó với con gà Lạc Thủy, anh Liêm đã có những giai đoạn khó khăn với cây vải thiều. Sinh ra và lớn lên ở huyện Lý Nhân (Hà Nam), khi trưởng thành, anh Liêm có thời gian đi làm long nhãn ở Nông trường Sông Bôi. Sau này, khi nông trường giao khoán đất, anh đã quyết định về Đồng Đễ lập nghiệp. Trên diện tích đất đồi khoảng 2 ha, anh đầu tư trồng vải thiều. Cây vải thiều phát triển khá tốt, thế nhưng đầu ra lại khó khăn. Có những thời điểm, vợ chồng anh Liêm phải chở xe máy về tận quê tiêu thụ, với giá chỉ 3.000 đồng/kg.

Đầu những năm 2010, Đồng Tâm phát triển mạnh mô hình nuôi gà Lạc Thủy. Nhiều hộ đã chuyển đổi diện tích vườn, đồi sang làm trang trại để nuôi gà. Giống gà Lạc Thủy với thịt thơm ngon đã nhanh chóng được thị trường đón nhận, mở ra hướng phát triển đầy hứa hẹn. Nhận thấy hiệu quả kinh tế đem lại khá cao, anh Liêm đã đầu tư chuồng trại để nuôi gà. Trên vườn vải thiều bằng phẳng, rộng rãi, anh dùng lưới thép B40 chia thành 6 khu, làm chuồng trại và bắt đầu nuôi gà. Ngay lứa đầu tiên, anh đã nuôi 3.000 con gà, dù gặp những khó khăn vì chưa có kinh nghiệm trong chăm sóc và phòng - chống dịch bệnh cho gà nhưng anh đã thắng lợi. Lứa gà đó bán được với giá cao, anh có vốn để tiếp tục đầu tư, mở rộng quy mô. "Đây là giống gà bản địa, phải nuôi theo hình thức chăn thả nên cần diện tích rộng rãi. Mình vừa nuôi, vừa học hỏi kinh nghiệm từ các hộ nuôi trước và qua sách báo nên cũng không gặp quá nhiều khó khăn”, anh Liêm cho biết.

Theo anh Liêm, thời điểm gia đình anh nuôi nhiều nhất lên tới 1,2 vạn con gà/lứa. Còn hiện tại, anh đang nuôi 4.000 con và chỉ khoảng 10 ngày nữa là có thể xuất bán. Ngoài nuôi gà thịt, anh còn nuôi thêm 2.000 con gà mái đẻ trứng. Riêng năm ngoái, anh đã xuất bán ra thị trường khoảng 7 tấn gà, trừ chi phí đem lại thu nhập khoảng 300 triệu đồng. Để chuẩn bị nuôi kế lứa gà sắp xuất bán, hiện, anh Liêm đang nuôi úm 2.000 con gà giống.

"So với những vật nuôi khác thì con gà bản địa của Lạc Thủy khá phù hợp. Gà Lạc Thủy đang từng bước có được thương hiệu trên thị trường nên gia đình sẽ tiếp tục tập trung để nuôi. Hiện nay, số hộ nuôi khá nhiều nhưng chúng tôi vẫn chưa liên kết được với nhau. Để đem lại hiệu quả bền vững, chúng tôi cũng có nguyện vọng thành lập hợp tác xã để cùng giúp đỡ nhau phát triển, nâng tầm thương hiệu gà Lạc Thủy”, anh Liêm chia sẻ.

Viết Đào

 

 

 

 

 


 


Các tin khác


Để “đất vàng” không... hoang phí!

(HBĐT) - Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện 36 doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) thuộc tỉnh Hòa Bình (đã thực hiện cổ phần hóa) đang sử dụng 645.683,7 m2 đất phi nông nghiệp với 176 khu đất tại 10 huyện, thành phố. Số DN sử dụng đúng mục đích, phát huy hiệu quả và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với Nhà nước ít. Còn lại là những khu đất ở vị trí đẹp "đất vàng” đang bị bỏ hoang, cho thuê hoặc chuyển mục đích sử dụng không đúng thẩm quyền. "Chít” lại những "lỗ hổng” trong công tác quản lý là điều cần sớm được quan tâm để quỹ đất giá trị này không bị lãng phí mà đem lại nguồn thu ổn định cho "túi” ngân sách vốn rất eo hẹp của tỉnh nhà.

Triển vọng từ mô hình trồng Sachi ở Bưa Lay

(HBĐT) - Năm 2017, Công ty CP Inca Việt Nam trồng thử nghiệm mô hình Sachi ở khu Bưa Lay, thuộc xóm Khạng, xã Địch Giáo (Tân Lạc). Đến nay, cây Sachi đã và đang phát triển tươi tốt, đầu ra ổn định, cây trồng này đang đem lại hiệu quả kinh tế cao và mở ra hướng phát triển đầy triển vọng.

Nhà máy nước sạch KCN bờ trái Sông Đà- "cú hích" trong thu hút đầu tư

(HBĐT) - Vừa qua, Công ty CPTM Dạ Hợp tổ chức khánh thành công trình nhà máy nước sạch và thực hiện nghi thức hòa nguồn nước của nhà máy vào mạng lưới cung cấp nước của khu vực bờ trái sông đà. Dự án có tổng công suất 6.000 m3/ngày đêm, chia làm 2 giai đoạn, kỳ vọng từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm chi phí sản xuất của doanh nghiệp trong vùng dự án.

Triển khai sản xuất vụ Hè thu - vụ Mùa và định hướng vụ Đông năm 2018

(HBĐT) - Ngày 29/5, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị trực tuyến 11/11 huyện, thành phố toàn tỉnh nhằm đánh giá kết quả sản xuất vụ Đông - Xuân năm 2017 - 2018, triển khai sản xuất vụ Hè thu - vụ Mùa và định hướng vụ Đông năm 2018. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Ðiện khí hóa nông thôn phục vụ phát triển sản xuất, đời sống sinh hoạt

Trong 10 năm qua, Tập đoàn Ðiện lực Việt Nam (EVN) đã và đang thực hiện các chương trình xây dựng mới và cải tạo nâng cấp lưới điện trung - hạ thế nông thôn nhằm mở rộng diện cấp điện, nâng cao chất lượng, đáp ứng đủ, kịp thời nhu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nuôi trồng thủy, hải sản, sinh hoạt của người dân khu vực nông thôn.

Huyện Cao Phong thu hoạch trên 99,5% cam, quýt thời kỳ kinh doanh

(HBĐT) - Theo Phòng NN&PTNT huyện Cao Phong, diện tích cây ăn quả có múi trên địa bàn hiện có 2.835,6 ha. Trong đó, cam 1.652,84 ha, quýt 814,86 ha, bưởi 309,8 ha, chanh 58,5 ha.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục