Ngày 25-7, Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, tính chung trong bảy tháng năm 2018, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà ĐTNN là 22,94 tỷ USD, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2017.


Dự án Thành phố thông minh tại xã Hải Bối, Vĩnh Ngọc, Đông Anh Hà Nội, tổng vốn đầu tư 4,138 tỷ USD do Sumitomo Corporation (Nhật Bản) đầu tư.

Trong đó, tổng vốn đăng ký cấp mới là 13,2 tỷ USD; số vốn đầu tư tăng thêm 4,95 tỷ USD và cả nước có 3.331 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà ĐTNN với tổng giá trị vốn góp gần 4,79 tỷ USD, tăng hơn 53% so với cùng kỳ 2017.

Cũng trong thời gian này, các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 9,85 tỷ USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2017.

Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà ĐTNN với tổng số vốn đạt 9,63 tỷ USD, chiếm gần 42% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 5,6 tỷ USD. Đứng thứ ba là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1,69 tỷ USD.

Nhật Bản dẫn đầu đầu tư

Trong bảy tháng năm 2018, có 96 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Nhật Bản đứng vị trí thứ nhất với tổng vốn đầu tư là 6,88 tỷ USD, chiếm gần 30% tổng vốn đầu tư; Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký 5,46 tỷ USD, chiếm 23,8% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Singapore đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2,73 tỷ USD, chiếm 11,9% tổng vốn đầu tư...

Hà Nội hút nhiều vốn nhất

Trong bảy tháng năm 2018, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 59 tỉnh, thành phố, trong đó Hà Nội là địa phương thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất với tổng số vốn đăng ký là 6,17 tỷ USD, chiếm 26,9% tổng vốn đầu tư. TP Hồ Chí Minh đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký là 4,12 tỷ USD, chiếm 17,9% tổng vốn đầu tư. Bà Rịa – Vũng Tàu đứng thứ ba với tổng số vốn đăng ký 2,15 tỷ USD, chiếm 9,4% tổng vốn đầu tư...

Đầu tư ra nước ngoài hơn 238 triệu USD

Trong bảy tháng năm 2018, cả nước có 81 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, với tổng vốn đầu tư bên Việt Nam 238,33 triệu USD; có 21 lượt dự án điều chỉnh vốn với tổng vốn đầu tư bên Việt Nam tăng thêm 41,3 triệu USD. Tính chung trong bảy tháng năm 2018, tổng vốn đầu tư Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và tăng thêm đạt 279,63 triệu USD.

Trong bảy tháng năm 2018, Việt Nam đã đầu tư sang 32 quốc gia, vùng lãnh thổ. Trong đó, Lào là địa bàn dẫn đầu với 84 triệu USD, chiếm 30% tổng vốn đầu tư. Australia xếp thứ hai với 37,1 triệu USD, chiếm 13,3% tổng vốn đầu tư. Với một dự án có vốn đầu tư Việt Nam là 35,93 triệu USD, Slovakia xếp thứ ba và chiếm 12,9% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Campuchia, Cuba, Myanmar.

 

          TheoNhandan

Các tin khác


Huy động gần 9 tỷ đồng làm thuỷ lợi

(HBĐT) - Từ đầu năm, ngành nông nghiệp huyện Lạc Sơn thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo việc quản lý, điều tiết, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả phục vụ sản xuất; chủ động các giải pháp phòng, chống hạn vụ chiêm - xuân.

Vựa su su Quyết Chiến lay lắt trong mưa lũ...

(HBĐT) Sau mấy ngày chìm trong biển nước, nhiều diện tích su su của bà con xã Quyết Chiến (Tân Lạc) đã bị héo rũ, nhiều hộ trồng su su đứng trước nguy cơ bị thiệt hại nặng nề. Ngoài ra,”số phận” của nhiều diện tích lúa mới cấy cũng đang là dấu hỏi lớn, khi mà nước vẫn ngập trắng nhiều cánh đồng.

161 điểm sạt lở, sạt lở trên 17 vạn m3 nhiều tuyến đường chưa thể lưu thông

(HBĐT) -Theo Sở GTVT, đến chiều ngày 22/7, dù nước đã rút tại nhiều vị trí ngầm tràn, tuy nhiên khối lượng sạt lở trên các tuyến giao thông rất lớn, nhiều tuyến đường vẫn chưa thể lưu thông.

Đồng hành cùng hội viên phát triển kinh tế

(HBĐT) - Theo thống kê năm 2017, thu nhập bình quân của hội viên nông dân xã Kim Truy (Kim Bôi) đạt 17 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 26,53%. Trước con số khiêm tốn trên, Hội Nông dân xã Kim Truy đã phát huy tinh thần đoàn kết, vận động hội viên năng động, sáng tạo, xây dựng nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu. Qua đó cải thiện thu nhập cho hội viên, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.

Rà soát 3.027 hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp

(HBĐT) - 6 tháng đầu năm 2018, huyện Tân Lạc đã thực hiện tốt việc quản lý và sử dụng đất theo đúng quy hoạch và kế hoạch đã được phê duyệt, tiếp nhận, giải quyết đúng trình tự, thủ tục và thẩm quyền các giao dịch về đất đai.

Liên kết sản xuất và tiêu thụ trong chăn nuôi lợn - hướng đi bền vững

(HBĐT) Ngành chăn nuôi lợn của tỉnh đang phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, thành các vùng chăn nuôi tập trung, chăn nuôi trang trại góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, cung cấp thực phẩm, tạo việc làm và tăng nguồn thu nhập cho nông hộ. Tuy nhiên, kể từ năm 2016 đến nay, chăn nuôi lợn đứng trước những bất lợi, khó khăn. Giá lợn hơi giảm xuống thấp kỷ lục và diễn ra trong thời gian dài khiến chăn nuôi bị thua lỗ nặng. Gần đây, khi giá thịt lợn tăng trở lại thì người chăn nuôi kiệt quệ về kinh tế, không còn khả năng tái đàn. Tình hình thị trường tiêu thụ không ổn định và phụ thuộc hoàn toàn vào xuất khẩu lợn hơi theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc. Đây là lúc đòi hỏi người chăn nuôi cần chủ động ứng phó với thị trường tiêu thụ bấp bênh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục