(HBĐT) Ngành chăn nuôi lợn của tỉnh đang phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, thành các vùng chăn nuôi tập trung, chăn nuôi trang trại góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, cung cấp thực phẩm, tạo việc làm và tăng nguồn thu nhập cho nông hộ. Tuy nhiên, kể từ năm 2016 đến nay, chăn nuôi lợn đứng trước những bất lợi, khó khăn. Giá lợn hơi giảm xuống thấp kỷ lục và diễn ra trong thời gian dài khiến chăn nuôi bị thua lỗ nặng. Gần đây, khi giá thịt lợn tăng trở lại thì người chăn nuôi kiệt quệ về kinh tế, không còn khả năng tái đàn. Tình hình thị trường tiêu thụ không ổn định và phụ thuộc hoàn toàn vào xuất khẩu lợn hơi theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc. Đây là lúc đòi hỏi người chăn nuôi cần chủ động ứng phó với thị trường tiêu thụ bấp bênh.
Công ty giống cây trồng Phương Huyền đã liên kết với các cửa hàng thực phẩm sạch để tiêu thụ sản phẩm thịt lợn có chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng
Hình thức chăn nuôi gia công chính là cách làm
hiệu quả đang được một số hộ lựa chọn triển khai, tập trung ở những địa phương
như: Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Sơn, Lạc Thủy. Phần lớn các trang trại chăn nuôi
quy mô công nghiệp đều hoạt động theo hình thức này. Đây là hình thức hợp tác,
liên kết giữa các công ty và người chăn nuôi với ưu điểm là giảm bớt gánh nặng
về vốn đầu tư cho cả công ty và người chăn nuôi, tận dụng được nguồn vốn để đầu
tư mở rộng sản xuất, cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm, chia sẻ lợi
nhuận và những rủi ro. Trong đó, các công ty chịu trách nhiệm về quy trình, kỹ
thuật chăn nuôi, kiểm soát dịch bệnh, thị trường tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện
chăn nuôi gia công, người nông dân có thể yên tâm đầu tư sản xuất.
Theo đồng chí Nguyễn Thị Phương Thủy, Phó Chi cục Chăn
nuôi & Thú y, hiện nay, phần lớn các trang trại chăn nuôi lợn tập trung,
công nghiệp quy mô lớn đều là của công ty có vốn đầu tư nước ngoài như: Công ty
cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam, Công ty TNHH JapfaComfeed Việt Nam... Các công
ty này có hệ thống chuỗi sản xuất khép kín từ con giống, thức ăn, giết mổ đến
tiêu thụ sản phẩm tại nhiều tỉnh, thành phố. Các trang trại chăn nuôi gia công
trên địa bàn tỉnh ta chỉ là một khâu trong hệ thống đó. Thống kê đến thời điểm
này, toàn tỉnh có 37 trang trại chăn nuôi có số lượng từ 300 nái hoặc 1.000 lợn
thịt trở lên/trang trại, tổng cộng khoảng 50.000 đầu con. Trong đó có 25 trang
trại chăn nuôi lợn gia công với số lượng 35.000 đầu con.
Bên cạnh đó, một số liên kết trong chăn nuôi lợn đã
hình thành, phát triển theo hướng chăn nuôi lợn an toàn sinh học, VietGAP, an
toàn dịch bệnh. Tổng cộng có 10 hợp tác xã thực hiện liên kết chăn nuôi, có 3
chuỗi sản xuất khép kín từ chăn nuôi đến giết mổ, chế biến với số lượng 580 đầu
con, 1 cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh với số lượng 1.200 đầu con, 1 cơ sở
giết mổ tập trung, công suất 150 - 200 con/ngày, 487 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ với
công suất 10 - 50 con/ngày.
Đồng chí Vương Đắc Hùng, Phó Giám đốc Sở NN & PTNT
đánh giá: Khi tham gia vào các liên kết, đặc biệt là hình thức chăn nuôi gia
công, người chăn nuôi đảm bảo không rủi ro, việc tiêu thụ do phía đối tác là
các công ty lo liệu. Trong khoảng 3 năm trở lại đây, ngày càng có nhiều công ty
trong và ngoài nước đầu tư sản xuất chăn nuôi lợn trên địa bàn. Từ đó, tạo sự
chuyển biến rõ rệt về nhận thức của nông dân trong đầu tư sản xuất chăn nuôi
hàng hóa, có cơ hội tiếp cận với quy trình sản xuất tiên tiến. Thực tế trong
một thời gian dài chăn nuôi gặp khó khăn về tiêu thụ và giá cả nhưng riêng hình
thức chăn nuôi gia công không bị ảnh hưởng nhiều.
Chăn nuôi lợn của tỉnh đang phục hồi trở lại. Để tránh
những rủi ro, biến động của thị trường thì việc tham gia vào các liên kết sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm là hướng phát triển chăn nuôi bền vững. Hình thức
chăn nuôi gia công và tham gia vào các chuỗi giá trị chăn nuôi đang có xu hướng
phát triển mạnh mẽ. Trên địa bàn tỉnh có 3 tổ chức là Công ty CP Thủy Thiên
Nhu, dự án liên kết sản xuất sản phẩm thịt lợn theo chuỗi giá trị ATTP và Công
ty Sói Biển Trung Thực đang có các trang trại chăn nuôi lợn, gà xây dựng được
chuỗi sản xuất thực phẩm an toàn, chất lượng đã được công nhận với nhiều loại sản phẩm như thịt, trứng, xúc
xích…
Bùi Minh
(HBĐT) - Ông Bùi Quang Bát, Giám đốc Công ty - nhà đầu tư đường Hòa Lạc - Hòa Bình cho biết: Ngày 11/7 vừa qua, Ngân hàng SHB đã ra quyết định nối lại giải ngân cho dự án. Như vậy, vướng mắc lớn nhất ảnh hưởng đến tiến độ dự án đã được khai thông. Công ty 36 có điều kiện chỉ đạo nhà thầu triển khai dự án đáp ứng yêu cầu theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể là thông xe kỹ thuật đường Hòa Lạc - Hòa Bình vào ngày 31/8 và sẽ tổ chức khánh thành vào ngày 10/10/2018. Sau đó cơ quan có thẩm quyền sẽ tổ chức nghiệm thu đưa vào khai thác, sử dụng.
(HBĐT) - Sở NN&PTNT vừa ban hành Văn bản số 1191/SNN-TS về việc chủ động ứng phó với thiên tai, mưa lũ trong nuôi trồng thủy sản gửi UBND các huyện, thành phố.
Chiều 19-7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) H.I-si-ghe. Tại buổi tiếp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch JETRO nhằm thúc đẩy việc xúc tiến đầu tư của các doanh nghiệp (DN) Nhật Bản vào Việt Nam.
(HBĐT) - Con đường nối xã Văn Sơn với Miền Đồi - hai xã đặc biệt khó khăn của huyện Lạc Sơn - chỉ dài hơn 5 km, nối một điểm là xóm Thiển (xã Văn Sơn) và một điểm kết thúc tại xóm Thăn (xã Miền Đồi). Dù trời mưa dầm hay nắng gắt, đi qua con đường vừa ngắn vừa đẹp này cũng chỉ mất dăm, mười phút đối với xe máy hoặc lâu hơn một chút đối với những người dân đã quen chân đạp xe thồ nông sản ra chợ huyện bán buôn. Bây giờ dễ dàng là thế chứ vài năm trước, đây là đoạn đường khắc nghiệt đã làm khốn khổ biết bao người…
(HBĐT) - Vừa qua, Hội NCT huyện Lạc Thủy tổ chức hội nghị biểu dương NCT làm kinh tế giỏi giai đoạn 2012 - 2017.
100 máy bay nằm trong hợp đồng sẽ được Boeing chuyển giao cho Vietjet Air từ 2022 đến 2025.