(HBĐT) - Đó là chỉ đạo của Sở NN&PTNT sau khi đi kiểm tra tình hình sản xuất nông nghiệp của các địa phương tại thời điểm này và nhận thấy: Do ảnh hưởng của các đợt mưa lũ kéo dài từ ngày 15/7, đến ngày 26/7, tiến độ sản xuất vụ mùa, hè thu của hầu hết các địa phương đều bị chậm so với kế hoạch. Cùng với nhiều diện tích đang còn để trống, có nhiều diện tích vừa mới gieo trồng đã bị thiệt hại do ngập úng nên buộc phải gieo trồng lại. Chính vì thế, yêu cầu đặt ra từ nay đến trước 15/8 là: Khẩn trương khôi phục diện tích bị thiệt hại do mưa lũ, đồng thời đẩy nhanh tiến độ sản xuất các loại cây trồng, nhất định không được bỏ đất trống trong toàn vụ sản xuất.


Đoàn công tác của Sở NN&PTNT thăm hỏi, hướng dẫn bà con nông dân xóm Bái (Yên Phú, Lạc Sơn) thực hiện các biện pháp khôi phục sản xuất sau mưa lũ

 

Mặc dù bắt đầu vụ mùa khá muộn so với các địa phương khác, nhưng nhờ cấy tập trung nên đến giữa tháng 7, huyện Lạc Sơn đã gieo cấy trên 90% tổng diện tích lúa mùa theo kế hoạch đề ra. Nhưng, vừa cấy xong, cây mạ chưa kịp bén rễ thì đợt mưa lũ kéo đến. Mưa liên tiếp mấy ngày với lưu lượng nước lớn nhất từ đầu năm đến nay. Cánh đồng khắp nơi ngập trong biển nước, nhất là tại các xứ đồng thuộc vùng Cộng Hòa, vùng Đại Đồng, vùng huyện và các địa bàn ven sông, suối. Cũng như các xóm trong khu vực, thay thế cho màu xanh mơn mởn của mạ non mấy hôm trước, đến ngày 17/7, toàn bộ các khu ruộng vùng trũng của xã Yên Phú đều bị chìm trong dòng nước đục ngầu. Mấy nghìn m2 ruộng của nhà cô Bùi Thị Dành (xóm Bái, xã Yên Phú) cũng ngập nặng. Cô Dành kể: Nước dâng lên cao, các hộ phải huy động hết máy bơm để bơm nước cứu lúa nhưng nước quá nhiều, tiêu úng không kịp. Đến khi nước rút thì ruộng lúa cũng tan hoang. Do ngập úng, mạ mới cấy chết thối hàng loạt. Bà con phải nhổ bỏ đi những cây bị thối rễ, giữ lại những phần còn khôi phục được. May mắn như ruộng nhà cô Dành thì phải cấy dặm lại khoảng 1/3, các hộ khác phải cấy dặm nhiều hơn, nhiều hộ mất trắng chỉ biết xót xa nhìn những vạt ruộng thâm đen phải nhổ bỏ hết để cấy lại hoàn toàn.

Trên phạm vi toàn tỉnh, mức độ thiệt hại do mưa lũ gây ra đối với sản xuất trồng trọt được xác định ở mức cao nhất là thời điểm đến hết ngày 21/7. Theo thống kê của Chi cục TT&BVTV: Từ ngày 15-21/7, toàn tỉnh có khoảng 769 ha lúa mùa bị thiệt hại mức 30-70%; trên 1.735 ha bị thiệt hại trên 70%. Ngoài ra, có trên 110 ha cây công nghiệp và ăn quả, khoảng 1.187 ha ngô và cây màu khác bị thiệt hại. Mặc dù sau đó, đến ngày 22/7, ngay sau khi nước rút, các địa phương đã tích cực khôi phục lại sản xuất nhưng những thiệt hại mà mưa lũ gây ra đã làm chậm đáng kể tiến độ sản xuất vụ mùa, hè thu. Đến ngày 26/7, các địa phương đều bị chậm tiến độ mặc dù trước đó, tiến độ đã được đẩy nhanh và cơ bản hoàn thành kế hoạch đề ra.

Qua kiểm tra sản xuất tại các địa phương những ngày vừa qua, đoàn công tác của Sở NN&PTNT nhìn nhận: Sau mưa lũ, đến cuối ngày 25/7, các địa phương đã tích cực huy động nhân lực, vật lực để khôi phục sản xuất nông nghiệp bằng nhiều biện pháp. Kết quả là nhiều diện tích lúa mùa bị thiệt hại nặng đã được khôi phục bằng cách cấy dặm hoặc cấy lại hoàn toàn. Đối với các diện tích cây trồng khác, bà con nông dân đã được cán bộ chuyên ngành hướng dẫn thực hiện các biện pháp chăm sóc sau ngập úng. Theo đó, đã khẩn trương khơi thông dòng chảy giúp thoát nước cho vườn cây, xới phá váng, bón phân cho cây màu ngay khi thời tiết thuận lợi giúp cây nhanh hồi phục, sinh trưởng, phát triển tốt…

Ghi nhận những nỗ lực này, lãnh đạo Sở NN&PTNT đề nghị UBND các huyện, thành phố tiếp tục chỉ đạo các biện pháp cấp bách cần tập trung thực hiện trong thời gian từ nay đến trước 15/8. Cụ thể, đối với sản xuất lúa, cần chủ động tiêu úng cho diện tích lúa bị ngập, rửa lá làm sạch bùn ngay sau khi nước rút, đồng thời tiến hành làm cỏ, sục bùn, tăng cường chăm sóc, bón phân giúp cây lúa nhanh hồi phục. Với những diện tích lúa mới cấy bị vùi lấp không có khả năng phục hồi, cần khẩn trương vệ sinh đồng ruộng, làm đất ngay sau khi nước rút để gieo cấy lại. Những nơi còn mạ dự phòng có thể sử dụng để cấy lại. Những nơi không còn mạ dự phòng có thể sử dụng một số giống lúa cực ngắn ngày như TH3-5, Việt lai 20, Việt lai 24, MĐ... để gieo xạ. Lưu ý chỉ cấy lại nếu đảm bảo hoàn thành trước ngày 5/8. Nếu không đảm bảo thời vụ này, cần chủ động chuẩn đổi sang trồng các cây màu ngắn ngày hoặc cây trồng làm thức ăn chăn nuôi.

Khuyến cáo thời vụ sản xuất không còn nhiều, đồng chí Vương Đắc Hùng, Phó Giám đốc Sở NN&PNTT nhấn mạnh: Đối với cây lúa, thời vụ gieo cấy cho phép đến ngày 5/8. Do đó, từ nay đến trước ngày 5/8, các địa phương cần khẩn trương khôi phục diện tích lúa mùa, huy động tối đa mạ dự phòng để cấy dặm, cấy bù diện tích bị thiệt hại, phấn đấu hoàn thành kế hoạch về diện tích với tổng diện tích toàn tỉnh gần 23,5 nghìn ha. Đối với các loại cây màu, tuy có khung thời vụ dài hơn (đến ngày 15/8) nhưng các địa phương không nên vì thế mà chủ quan. Bởi từ nay đến thời điểm 15/8 có thể xuất hiện những diễn biến bất thường về thời tiết và dịch bệnh, ảnh hưởng bất lợi đến tiến độ sản xuất. Chính vì thế, yêu cầu đặt ra từ nay đến trước ngày 15/8 là tập trung làm đất, chuẩn bị sẵn sàng vật tư giống và phân bón để gieo trồng các loại cây màu trong khung thời vụ tốt nhất. Tuyệt đối không được chủ quan, lơ là công tác phòng chống thiên tai đối với sản xuất trồng trọt nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung. Trong điều kiện khó khăn như hiện nay, đề nghị các địa phương quyết tâm hoàn thành kế hoạch gieo trồng vụ mùa, hè thu, nhất định không được bỏ đất trống trong toàn vụ sản xuất./.


Bị ngập úng mất trên 70% lượng mạ đã cấy, nông dân xã Ngọc Mỹ (Tân Lạc) khẩn trương cấy dặm lại ngay sau khi nước lũ rút và tăng cường chăm sóc cây lúa sau ngập úng để bảo toàn thành quả sản xuất lúa vụ mùa

 

 

Thu Trang

 

Các tin khác


Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế cạnh tranh để phát triển

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận số 179/TB-VPCP, ngày 23/4/2024 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình ngày 13/4/2024.

Gìn giữ và phát triển thương hiệu bột sắn dây Nhuận Trạch

Cuối năm 2023, sản phẩm tinh bột sắn dây của Hợp tác xã (HTX) liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch ở thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đối với người dân địa phương, sắn dây từng là cây trồng giúp bà con cải thiện thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Việc chứng nhận tinh bột sắn dây đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao là tiền đề để các hộ tiếp tục giữ gìn và phát triển, đưa sản phẩm vươn xa hơn trên thị trường.

Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục