(HBĐT) - Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế hộ gia đình nhằm thoát nghèo bền vững, vươn lên làm giàu chính đáng, phong trào thi đua "Nêu gương sáng xóa đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng” do Trung ương Hội Người cao tuổi (NCT) Việt Nam phát động đã được đông đảo cán bộ, hội viên Hội NCT tỉnh Hoà Bình thực hiện trong giai đoạn 2012 - 2017 đạt hiệu quả cao, góp phần tăng thu nhập cho gia đình và xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Trong 5 năm qua đã xuất hiện nhiều tấm gương NCT làm kinh tế giỏi trên khắp địa bàn tỉnh.


Ông Trương Vĩnh Chống, sinh năm 1954, hội viên chi hội NCT tiểu khu 4, thị trấn Mai Châu (Mai Châu) tích cực thực hiện phong trào thi đua "Tuổi cao - gương sáng”, tổ chức các hoạt động sản xuất, kinh doanh (SX-KD) đa ngành nghề mang lại thu nhập cao. ông bắt đầu sản xuất gạch xây dựng năm 2003 với 3 lò sản xuất, thành phẩm 1 triệu viên gạch/năm. Từ năm 2009 đến nay, ông tiếp tục tăng số lò, khâu sản xuất được cải tiến và tăng lên bình quân 2 triệu viên gạch/năm, tạo việc làm cho 50 công nhân, thu nhập ổn định 5 triệu đồng/ người/tháng. Trừ hết chi phí, gia đình ông có thu nhập trên 900 triệu đồng/năm. Bên cạnh sản xuất gạch xây dựng, nhận thấy nhu cầu đi lại của người dân ngày càng tăng, ông quyết định kinh doanh dịch vụ xe khách. Với 2 chuyến xe ô tô loại 30 chỗ, mỗi ngày chạy 2 chuyến đi - về, bình quân mỗi năm phục vụ trên 20 nghìn lượt khách từ huyện Mai Châu về Hà Nội. Từ hoạt động kinh doanh đã tạo việc làm cho 6 - 10 lái, phụ xe có thu nhập từ 6 - 10 triệu đồng/người/tháng, mang về doanh thu cho gia đình ông trên 800 triệu đồng/năm. Thêm vào đó, gia đình ông còn nhạy bén kinh doanh vàng, bạc, cho thu nhập 600 triệu đồng/năm. Hàng năm, từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, gia đình ông đóng các loại thuế cho Nhà nước bình quân 190 triệu đồng/năm và tích cực tham gia ủng hộ các loại quỹ từ thiện, góp sức giúp đỡ NCT neo đơn, khó khăn tại địa phương.


Hội viên người cao tuổi xã Dũng Phong (Cao Phong) duy trì nghề dệt thổ cẩm, truyền dạy cho con, cháu góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa và phát triển kinh tế hộ.

Ông Dương Thế Hoà, 62 tuổi, chi hội phó chi hội NCT khu 2, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) có trang trại rộng 8,6 ha tại xóm Bạ, xã Tân Lập. Gia đình ông cùng 4 hộ xây dựng con đường dài 1km, đường điện 700 m, làm ao dung tích 1.500 m3 phục vụ nước tưới tiêu; ứng dụng mô hình sản xuất VietGap cho thu nhập từ 1,5 tỷ đồng (năm 2013) đến 2,1 tỷ đồng (năm 2017), giải quyết việc làm cho 5 lao động với mức lương 4 triệu đồng/người/tháng. Với cương vị là chi hội phó chi hội NCT, ông ủng hộ mỗi năm gần chục triệu đồng cho các hoạt động văn hoá, văn nghệ, TD-TT của NCT cùng với các chương trình phát động đóng góp quỹ khuyến học, ủng hộ người nghèo, gia đình bị thiên tai, lũ lụt tại các địa phương trong tỉnh hơn 100 triệu đồng.

ông Đinh Thế Tinh, sinh năm 1948, hội viên Hội NCT xóm Mùi, xã Phú Cường (Tân Lạc) với quyết tâm làm giàu trên mảnh đất ông cha để lại, từ quỹ đất 10,9 ha của gia đình, ông đã xây dựng mô hình trang trại VACR với các loại cây màu, cây lâu năm, cây ăn quả, chuồng trại, ao cá. Phương châm lấy ngắn nuôi dài, đồng thời xây dựng mô hình khép kín, từ năm 2012, doanh thu đạt 409 triệu đồng, năm 2017 doanh thu hơn 1 tỷ đồng, tạo việc làm ổn định cho 10 lao động. Bằng ý chí, nghị lực, ông đã khắc phục khó khăn vươn lên làm giàu chính đáng trên quê hương mình.

Bà Trần Thị ân, sinh năm 1938, hội viên chi hội NCT thôn Trại Sáu, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn). Với phong trào NCT tham gia SX-KD, phát triển kinh tế gia đình, xóa đói, giảm nghèo, bà đã đầu tư trang trại VAC với hệ thống chuồng trại khép kín, nuôi 29 con bò sữa cho sản lượng 500 lít/ ngày, lợn thịt, lợn nái trên diện tích 600 m2 và 1.000 m2 ao nuôi cá, trồng cây ăn quả cho thu nhập 1,8 tỷ đồng/năm; giải quyết việc làm cho 4 lao động có thu nhập 4 triệu đồng/người/tháng. Bà luôn rèn luyện lối sống giản dị, gần gũi với nhân dân, giúp đỡ mọi người cùng phát triển kinh tế, được bà con trong thôn, xã yêu mến.

Giai đoạn 2012 - 2017, số lượng hội viên NCT đăng ký và đạt danh hiệu SX-KD giỏi các cấp tăng hàng năm. Tính đến hết năm 2017, có 596 NCT đạt danh hiệu SX-KD giỏi các cấp, trong đó, cấp tỉnh 34 người, cấp huyện 105 người; cấp xã 457 người. Các địa phương có số hộ đăng ký và đạt danh hiệu NCT SX-KD giỏi cao như: Lạc Thủy, Yên Thủy, Cao Phong, TP Hòa Bình… So với giai đoạn trước, số hộ có mức thu nhập trên 200 triệu đồng/năm tăng gấp 5 lần, số hộ có mức thu nhập trên 1 tỷ đồng/ năm tăng 3 lần.


Hồng Diệu

(Hội Người cao tuổi tỉnh)


Các tin khác


Huyện Tân Lạc hướng tới nền kinh tế thị trường

(HBĐT) - Từ vùng đất này, những sản vật đặc trưng đã tự tin vươn ra thị trường bằng chất lượng tuyệt vời và giá trị thương hiệu đã được định vị. Ngày nay, nhắc đến huyện Tân Lạc, người ta liên tưởng ngay đến những cái tên đầy sức hút như: bưởi đỏ Tân Lạc, mía tím Phú Vinh, rau su su Quyết Chiến… Có thể coi đây là một trong những thành tựu nổi bật và tiêu biểu nhất, thể hiện sâu sắc cho quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Tân Lạc sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 21 của BCH T.ư Đảng khóa X (Nghị quyết số 21) về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Diện tích cấy lúa mùa đạt trên 89% kế hoạch

(HBĐT) - Do ảnh hưởng của nắng nóng gay gắt, tiếp đó là mưa lớn kéo dài gây ngập úng diện rộng đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất vụ mùa và vụ hè - thu trên toàn tỉnh. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo sản xuất kịp thời và gồng mình vượt khó của nông dân, vụ sản xuất này đang được bà con nỗ lực thực hiện với quyết tâm đảm bảo tiến độ trong khung thời vụ cho phép.

96 xã đạt tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất

(HBĐT) - Đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 162 HTX, trong đó có khoảng 22 mô hình HTX điển hình tiên tiến. Các dự án liên kết triển khai trên địa bàn tỉnh bước đầu đã đem lại hiệu quả, từng bước được nhân rộng như: Dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ dược liệu huyện Yên Thủy; Dự án hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ cam Cao Phong theo hướng nâng cao chứng nhận chất lượng và quản lý thương hiệu; Dự án liên kết sản xuất rau an toàn...

Điều chỉnh tín dụng đảm bảo nguồn vốn cho vay

(HBĐT) - Ngày 1/8, Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh tổ chức phiên họp thường kỳ lần thứ III năm 2018, đánh giá kết quả hoạt động tín dụng chính sách 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ tín dụng quý III năm 2018. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh chủ trì hội nghị.

Sự đồng thuận của nhân dân là thước đo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

(HBĐT) - Việc thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn theo Pháp lệnh số 34 của UBTVQH thời gian qua tại xã Tử Nê (Tân Lạc) đã cho thấy những tín hiệu tích cực trên các mặt đời sống xã hội. Cấp ủy, chính quyền xã thể hiện rõ sự sát sao trong công tác chỉ đạo, điều hành đảm bảo tính dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, lấy sự đồng thuận của nhân dân làm thước đo cho việc thực hiện.

Huy động các nguồn lực xây dựng vùng trung tâm huyện Lương Sơn trở thành đô thị loại IV

(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 11/5/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về huy động các nguồn lực xây dựng vùng trung tâm huyện Lương Sơn trở thành đô thị loại IV, 5 năm qua, dưới sự lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền tỉnh, sự chung sức của cả hệ thống chính trị huyện Lương Sơn, huyện cửa ngõ này của tỉnh đã có chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với việc xây dựng vùng trung tâm huyện Lương Sơn trở thành đô thị loại IV, tạo tiền đề sớm thành lập thị xã Lương Sơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục