(HBĐT) - Việc thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn theo Pháp lệnh số 34 của UBTVQH thời gian qua tại xã Tử Nê (Tân Lạc) đã cho thấy những tín hiệu tích cực trên các mặt đời sống xã hội. Cấp ủy, chính quyền xã thể hiện rõ sự sát sao trong công tác chỉ đạo, điều hành đảm bảo tính dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, lấy sự đồng thuận của nhân dân làm thước đo cho việc thực hiện.


Đồng chí Bùi Văn Lương, Bí thư Đảng ủy xã Tử Nê cho biết: "Nhận thức của đội ngũ cán bộ, đảng viên (CB,ĐV) đã có nhiều chuyển biến về vai trò của công tác dân vận, đặc biệt là quy chế dân chủ đối với tất cả các hoạt động. Với phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đã đem lại nhiều kết quả thực tế, nhất là trong xây dựng NTM và việc sáp nhập, kiện toàn xóm, tổ dân phố”.

Thực hiện xây dựng NTM giai đoạn 2011 - 2015, xã Tử Nê hoàn thành 19/19 tiêu chí và cán đích NTM. Công tác tuyên truyền, vận động với nhiều hình thức giúp nhân dân trong xã hiểu được giá trị của chương trình, từ đó, nâng cao nhận thức với nhiều việc làm thiết thực. Xã thực hiện nghiêm túc việc công khai kế hoạch xây dựng các công trình cho nhân dân nắm được thông qua các cuộc họp, tiếp xúc cử tri, hệ thống phát thanh. Niêm yết chương trình, kế hoạch thực hiện, sơ đồ và bản đồ quy hoạch các hạng mục tại trụ sở UBND xã, nhà văn hóa các xóm để nhân dân theo dõi, giám sát. Đặc biệt, trong giải phóng mặt bằng, việc phối hợp giữa Đảng ủy, UBND xã với MTTQ, đoàn thể và các tổ chức chính trị - xã hội có vai trò hết sức quan trọng nhằm nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân khi thực hiện các chương trình, dự án liên quan trực tiếp đến đời sống dân sinh. Nhiều CB,ĐV tích cực tham gia hiến đất, đóng góp ngày công trong các công trình xây dựng cơ bản như đồng chí Bùi Văn Xiển, Phó Chủ tịch HĐND xã tự nguyện phá bỏ hơn 20 m tường bao để xây dựng đường giao thông ở xóm Bục; đồng chí Quách Piện, Trưởng xóm Chùa hiến hơn 200 m2 đất sản xuất làm công trình thủy lợi đập Chanh tại xóm Chùa…


Phát huy tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, xã Tử Nê (Tân Lạc) đã cứng hóa trên 95% đường giao thông nông thôn, tạo thuận lợi cho bà con đi lại, vận chuyển hàng hóa.

Từ sự tiên phong, gương mẫu của CB, ĐV, người dân trong xã tích cực tham gia phong trào hiến đất như hộ các ông: Bùi Văn Nhỏ, xóm Bin hiến hơn 200 m2 đất làm sân thể thao của xóm; Bùi Văn Dụng xóm Chùa; Đàm Quang Minh, Phạm Công Phong xóm Mới I… Đồng chí Quách Piện, Trưởng xóm Chùa cho biết: "Thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, vận động, tôi luôn lấy sự đồng thuận của nhân dân làm thước đo đánh giá mức độ hoàn thành công việc. Từ đó, tôi cùng các đảng viên trong chi bộ luôn nêu cao tinh thần tự giác, gương mẫu khi thực hiện các phong trào chung. Để người dân đồng thuận hiến đất phải thật sự kiên nhẫn, giải thích nhiều lần, đặc biệt là công khai, minh bạch số liệu đóng góp của người dân trước các cuộc họp, niêm yết tại nhà văn hóa để nhân dân theo dõi”. Nhờ đó, hiện xã cứng hóa trên 95% đường giao thông; 100% xóm có nhà văn hóa; tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 100%; 3/3 trường học trên địa bàn xã đạt chuẩn; thu nhập bình quân đầu người đạt 40 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm dưới 8%. Từ năm 2016 đến nay, nhân dân đã hiến hơn 3.000 m2 đất, đóng góp 8,4 triệu đồng, 5.270 ngày công lao động trị giá 316 triệu đồng.

Xã Tử Nê hiện có 7 xóm với 1.011 hộ, 4.260 nhân khẩu. Theo kế hoạch, xã phải sáp nhập và giảm từ 7 xóm xuống còn 6 xóm. Chính quyền xã thực hiện đúng trình tự, chú trọng vận động, giải thích cho nhân dân về lợi ích của việc sáp nhập đảm bảo mọi quyền lợi chính đáng cho người dân. Đảng ủy thực hiện tuyên truyền, lấy sự đồng thuận trong CB, ĐV để vận động nhân dân thực hiện chủ trương này. Qua họp dân lấy ý kiến, trên 80% người dân đồng tình ủng hộ. Như vậy, việc sáp nhập sẽ được thực hiện ở xóm I, xóm II và xóm III. Vì 3 xóm có 400 hộ nên xã chia đều số hộ ở xóm II vào xóm I và xóm III, mỗi xóm có 200 hộ. Từ khi việc sáp nhập được thông báo đến nay, không có đơn thư người dân gửi đến xã, chỉ có một số thắc mắc về thủ tục hành chính đã được cán bộ tiếp dân giải thích, hướng dẫn chi tiết.


Thanh Sơn


Các tin khác


Toàn huyện Lạc Thủy có 75 trang trại

(HBĐT) - Tính đến hết tháng 6/2018, Phòng NN&PTNT huyện Lạc Thủy đã cấp 10 giấy chứng nhận kinh tế trang trại, nâng tổng số lên 75 trang trại trên địa bàn huyện. Trong đó có 38 trang trại tổng hợp, chiếm 48,61%; 10 trang trại trồng trọt, chiếm 13,89%; 2 trang trại trồng cây lâm nghiệp, chiếm 27,79%; 20 trang trại chăn nuôi, chiếm 27,78%; 5 trang trại nuôi trồng thủy sản, chiếm 6,94%.

Gặp điển hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi

(HBĐT) - Đó là anh Trần Văn Minh ở xóm Điếm Tổng, xã Liên Sơn (Lương Sơn). Với chặng đường khởi nghiệp hơn 10 năm từ nông nghiệp, anh đang có cơ ngơi mà bất cứ nông dân nào cũng ước mơ đạt được.

Huyện Lạc Thủy: Tiên phong ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất nông nghiệp

(HBĐT) - Trên địa bàn tỉnh hiện nay gần như 100% đất nông nghiệp dùng để sản xuất truyền thống ngoài trời, phương pháp canh tác chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền miệng mà không có quy trình kiểm soát sâu bệnh, bón phân. Các loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế thấp, sản phẩm làm ra không đạt tiêu chuẩn. Trong bối cảnh đó, dự án đầu tư xây dựng nhà màng trồng dưa lưới và rau sạch hữu cơ tiêu chuẩn đã khởi động với mô hình doanh nghiệp là Công ty TNHH MTV Hòa Bình GAP, có địa chỉ tại Đội 2, thị trấn Thanh Hà (Lạc Thủy).

Toàn tỉnh có 55 dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

(HBĐT) - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 55 dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, chiếm 11,2% tổng số dự án đã được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư, tổng vốn đầu tư khoảng 14.560 tỷ đồng.

“Bức tranh” thu ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm

(HBĐT) - Thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước (NSNN) 6 tháng đầu năm 2018 trong điều kiện tình hình KT-XH của tỉnh ổn định, có tăng trưởng so với cùng kỳ. Nhờ đó, nhiệm vụ công tác của ngành Thuế tỉnh đã đạt được tương đối khả quan với số thu NSNN đạt khoảng 1.400 tỷ đồng, bằng 106% so cùng kỳ năm trước.

Sức bật từ phong trào xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM), tỉnh ta đã có nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, được đánh giá là một trong những tỉnh dẫn đầu khu vực miền núi và trung du phía Bắc về xây dựng NTM. Sau 7 năm thực hiện Chương trình, với nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành, sự chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt của cấp ủy, chính quyền địa phương, tỉnh ta đã đạt được những kết quả nhất định, tác động tích cực đến đời sống của nhân dân và làm thay đổi diện mạo nông thôn.Để hiểu rõ hơn về cách làm của tỉnh và định hướng trong thời gian tới, phóng viên Báo Hoà Bình đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Anh Quân, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, kiêm Chánh văn phòng điều phối Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục