(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 11/5/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về huy động các nguồn lực xây dựng vùng trung tâm huyện Lương Sơn trở thành đô thị loại IV, 5 năm qua, dưới sự lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền tỉnh, sự chung sức của cả hệ thống chính trị huyện Lương Sơn, huyện cửa ngõ này của tỉnh đã có chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với việc xây dựng vùng trung tâm huyện Lương Sơn trở thành đô thị loại IV, tạo tiền đề sớm thành lập thị xã Lương Sơn.


Theo đó, những năm qua, công tác thu hút các nguồn lực đầu tư vào địa bàn huyện được quan tâm, tăng cường; các ngành nghề sản xuất, kinh doanh ngày càng đa dạng, góp phần phát triển KT - XH của tỉnh nói chung, huyện Lương Sơn nói riêng.

Công tác triển khai lập, điều chỉnh các quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị được thực hiện đúng theo các quy định hiện hành, đáp ứng được chất lượng và tiến độ đề ra, đảm bảo là công cụ định hướng phát triển đô thị trên địa bàn huyện Lương Sơn.

Bên cạnh đó, công tác quy hoạch, phát triển các khu dân cư, khu nhà ở mới trên địa bàn huyện cũng được quan tâm đầu tư xây dựng đã góp phần thu hút người dân tập trung về khu vực nội thị kinh doanh thương mại, dịch vụ và sinh hoạt theo quy hoạch đô thị. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ tiếp tục được thúc đẩy, thông qua đó chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp diễn ra tương đối mạnh mẽ.

Rõ ràng trong những năm gần đây, vùng trung tâm huyện Lương Sơn, nhất là khu vực thị trấn đã được "khoác tấm áo mới”. Ngoài khu công nghiệp Lương Sơn - điểm nhấn trong công tác thu hút đầu tư của tỉnh nói chung, của huyện nói riêng thì Lương Sơn đã có những công trình, dự án nổi bật, mang dáng dấp của đô thị hiện đại, văn minh. Trong đó không thể không nhắc đến dự án Khu dân cư thương mại và chợ trung tâm huyện Lương Sơn (Phố chợ Lương Sơn) là một trong những công trình trọng điểm phát triển hạ tầng kinh tế và thương mại dịch vụ của địa phương. Dự án có quy mô hơn 10 ha. Về tổng thể, Phố chợ Lương Sơn được quy hoạch đồng bộ về chức năng, đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; đồng thời quan tâm sâu sắc đến kiến trúc cảnh quan và không gian sống, xứng đáng được coi là đô thị kiểu mẫu trong khu vực.


Dự án Phố chợ Lương Sơn là một trong những công trình trọng điểm phát triển hạ tầng kinh tế và thương mại dịch vụ của địa phương.

Ngoài ra, tình hình thu, chi ngân sách của huyện cũng đạt được những kết quả tích cực, tạo tiền đề cho việc đầu tư xây dựng vùng trung tâm huyện Lương Sơn. Cùng với đó, kết quả huy động các nguồn lực đầu tư phát triển trên địa bàn huyện cũng đã đạt được những kết quả nhất định. Huyện đã có 65 dự án được quyết định chủ trương đầu tư, trong đó có 11 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với vốn đăng ký khoảng 145 triệu USD, 54 dự án đầu tư trong nước vốn đăng ký 9.550 tỷ đồng, vốn thực hiện 517 tỷ đồng.

Ngoài nguồn vốn ngân sách Nhà nước, tỉnh đã tập trung huy động các nguồn vốn từ doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế và các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH. Tổng các nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng huyện giai đoạn 2012-2017 đạt khoảng 905 tỷ đồng; trong đó, tổng vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, nguồn trái phiếu Chính phủ và vốn ODA đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội của huyện đạt trên 530 tỷ đồng.

Hàng năm, tỉnh cũng hỗ trợ huyện Lương Sơn từ nhiều nguồn vốn để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và thực hiện các nhiệm vụ quan trọng khác. Qua đó, hệ thống kết cấu hạ tầng KT - XH của huyện từng bước được xây dựng phù hợp với yêu cầu phát triển của một đô thị văn minh, hiện đại.

Tiếp sức cho hành trình xây dựng vùng trung tâm huyện Lương Sơn trở thành đô thị loại IV không thể không nói về nỗ lực cả hệ thống chính trị huyện, của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân đồng thuận thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XXV, nhiệm kỳ 2015 - 2020. Đã có 11/18 chỉ tiêu đạt và vượt Nghị quyết Đại hội. Trong 3 năm (2016, 2017, 2018) tổng vốn đầu tư toàn xã hội của huyện đạt 35% GRDP; thu ngân sách Nhà nước tăng bình quân 14,4%/ năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,9% so với đầu nhiệm kỳ (năm 2017 còn 4,83%); cơ cấu tổng sản phẩm địa phương chuyển dịch theo hướng tích cực: Công nghiệp – xây dựng chiếm 60,2%, dịch vụ 26,6%, nông, lâm, ngư nghiệp 13,2%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng khá, ước đến hết năm 2018 sẽ đạt 101% Nghị quyết. Có 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới, huyện có đang bước tiến vững chắc để đến năm 2020 đạt huyện nông thôn mới như kế hoạch đã đề ra.

Những kết quả đạt được khá nổi bật, tuy nhiên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng đánh giá: Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 06/NQ-TU trên địa bàn huyện Lương Sơn vẫn còn những hạn chế cần được tháo gỡ. Việc thu hút người dân tập trung về khu vực nội thị nhằm tăng dân số cơ học và chuyển dịch lao động còn chậm. Thu ngân sách trên địa bàn huyện đạt thấp. Kết quả thu hút đầu tư chưa đạt kế hoạch, lộ trình đề ra; số dự án đi vào sản xuất, kinh doanh và số vốn giải ngân còn hạn chế; chưa có định hướng thu hút đầu tư mang tính chất đặc trưng cho từng vùng trên địa bàn huyện, chưa có tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư để ưu tiên các nhà đầu tư có năng lực. Lợi thế về vị trí địa lý và tiềm năng du lịch sinh thái, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất nông nghiệp sạch chưa được phát huy hiệu quả. Những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có giá trị khác biệt, tính cạnh tranh cao, giá trị gia tăng lớn còn hạn chế...

Để tiếp tục đạt kết quả thiết thực và tháo gỡ khó khăn, hạn chế, BTV Tỉnh ủy vừa ban hành Kết luận số 174- KL/TU, ngày 12/7/2018 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 11/5/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về huy động các nguồn lực xây dựng vùng trung tâm huyện Lương Sơn trở thành đô thị loại IV, tạo tiền đề để sớm thành lập thị xã Lương Sơn. Theo đó, BTV Tỉnh ủy đề nghị: Các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu về phát triển kết cấu hạ tầng, chỉ tiêu về phát triển dân số và các chỉ tiêu xã hội khác đảm bảo các tiêu chí về đô thị được quy định tại Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI.


Bình Giang


Các tin khác


Gặp điển hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi

(HBĐT) - Đó là anh Trần Văn Minh ở xóm Điếm Tổng, xã Liên Sơn (Lương Sơn). Với chặng đường khởi nghiệp hơn 10 năm từ nông nghiệp, anh đang có cơ ngơi mà bất cứ nông dân nào cũng ước mơ đạt được.

Huyện Lạc Thủy: Tiên phong ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất nông nghiệp

(HBĐT) - Trên địa bàn tỉnh hiện nay gần như 100% đất nông nghiệp dùng để sản xuất truyền thống ngoài trời, phương pháp canh tác chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền miệng mà không có quy trình kiểm soát sâu bệnh, bón phân. Các loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế thấp, sản phẩm làm ra không đạt tiêu chuẩn. Trong bối cảnh đó, dự án đầu tư xây dựng nhà màng trồng dưa lưới và rau sạch hữu cơ tiêu chuẩn đã khởi động với mô hình doanh nghiệp là Công ty TNHH MTV Hòa Bình GAP, có địa chỉ tại Đội 2, thị trấn Thanh Hà (Lạc Thủy).

Toàn tỉnh có 55 dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

(HBĐT) - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 55 dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, chiếm 11,2% tổng số dự án đã được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư, tổng vốn đầu tư khoảng 14.560 tỷ đồng.

“Bức tranh” thu ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm

(HBĐT) - Thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước (NSNN) 6 tháng đầu năm 2018 trong điều kiện tình hình KT-XH của tỉnh ổn định, có tăng trưởng so với cùng kỳ. Nhờ đó, nhiệm vụ công tác của ngành Thuế tỉnh đã đạt được tương đối khả quan với số thu NSNN đạt khoảng 1.400 tỷ đồng, bằng 106% so cùng kỳ năm trước.

Sức bật từ phong trào xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM), tỉnh ta đã có nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, được đánh giá là một trong những tỉnh dẫn đầu khu vực miền núi và trung du phía Bắc về xây dựng NTM. Sau 7 năm thực hiện Chương trình, với nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành, sự chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt của cấp ủy, chính quyền địa phương, tỉnh ta đã đạt được những kết quả nhất định, tác động tích cực đến đời sống của nhân dân và làm thay đổi diện mạo nông thôn.Để hiểu rõ hơn về cách làm của tỉnh và định hướng trong thời gian tới, phóng viên Báo Hoà Bình đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Anh Quân, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, kiêm Chánh văn phòng điều phối Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh.

Khẩn trương cấy lại sau mưa lũ, nhất định không được bỏ đất trống trong sản xuất vụ mùa, hè thu

(HBĐT) - Đó là chỉ đạo của Sở NN&PTNT sau khi đi kiểm tra tình hình sản xuất nông nghiệp của các địa phương tại thời điểm này và nhận thấy: Do ảnh hưởng của các đợt mưa lũ kéo dài từ ngày 15/7, đến ngày 26/7, tiến độ sản xuất vụ mùa, hè thu của hầu hết các địa phương đều bị chậm so với kế hoạch. Cùng với nhiều diện tích đang còn để trống, có nhiều diện tích vừa mới gieo trồng đã bị thiệt hại do ngập úng nên buộc phải gieo trồng lại. Chính vì thế, yêu cầu đặt ra từ nay đến trước 15/8 là: Khẩn trương khôi phục diện tích bị thiệt hại do mưa lũ, đồng thời đẩy nhanh tiến độ sản xuất các loại cây trồng, nhất định không được bỏ đất trống trong toàn vụ sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục