(HBĐT) - Đồng chí Hoàng Đình Chính, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lạc Thủy cho biết: Thực hiện Quyết định số 1047/QĐ-UBND ngày 17/8/2016 của UBND huyện về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016-2020, năm 2017, UBND huyện giao Phòng NN&PTNT phối hợp với xã An Lạc triển khai trồng 5 ha ớt sừng lai F1 số 20 có liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, thuộc dự án Liên kết sản xuất và tiêu thụ ớt, bí đỏ tập trung đảm bảo an toàn thực phẩm huyện Lạc Thủy, giai đoạn 2017- 2018. Mô hình bước đầu đã đem lại hiệu quả và hiện đang nhân rộng trên địa bàn.
Mô hình trồng ớt xuất khẩu triển khai thí điểm ở thôn An Phú, xã An Lạc (Lạc Thủy).
Là xã được chọn thực hiện điểm mô
hình trồng ớt, xã An Lạc nằm cách trung tâm huyện 18 km, có tổng diện tích trên
2.400 ha. Diện tích đất nông nghiệp trên 2.130 ha với gần 90% dân số trong xã
làm nông nghiệp. Đời sống của đại bộ phận người dân còn nhiều khó khăn. Thực
hiện liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị trong nông nghiệp sẽ đảm bảo hình
thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung và ổn định đầu ra cho nông sản hạn chế
rủi ro do thị trường, tăng quy mô sản xuất và áp dụng KH-KT, phát triển sản
phẩm chủ lực của địa phương; gắn kết sự tham gia của Nhà nước - doanh nghiệp -
HTX và nông dân theo chuỗi giá trị. Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp An Lạc, Công
ty TNHH ớt Việt Nam và nông dân xã An Lạc triển khai mô hình trên diện tích dự
án 4 ha với 10 hộ ở thôn An Phú tham gia, trung bình mỗi hộ trồng từ 0,3- 0,5
ha. Để triển khai mô hình, Phòng NN&PTNT phối hợp với xã An Lạc và các đơn
vị chức năng tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến nội dung dự án, hướng dẫn
người dân đăng ký tham gia, tập huấn kỹ thuật cho nông dân và chứng kiến ký kết
hợp đồng liên kết, tiêu thụ sản phẩm; theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng
giữa các bên. Người dân bắt đầu gieo hạt từ giữa tháng 10/2017. Sau khoảng 1
tháng ươm, đến giữa tháng 11 trồng ra ruộng. Đến tháng 3/2018 cho thu hoạch.
Kết quả, trái to, dài, chín tập trung, trọng lượng quả đạt 70 quả/kg, năng suất
tương đương 1,2 tấn/sào. Qua theo dõi sinh trưởng và các ý kiến của cán bộ kỹ
thuật cùng nông dân nhận thấy, cây ớt sừng lai F1 số 20 sinh trưởng, phát triển
tốt trên địa bàn xã An Lạc. Với giá bán trung bình 5.000 đồng/kg, sau khi trừ
chi phí thu được trên 4,7 triệu đồng/sào. Mỗi ha cho thu về 131 triệu đồng, thu
nhập cao hơn nhiều so với trồng ngô.
Đồng chí Hoàng Đình Chính cho
biết thêm: Nhờ hiệu quả thực tế từ mô hình ở xóm An Phú, bước sang năm 2018,
diện tích ớt xuất khẩu đã được người dân trên địa bàn huyện nhân rộng. Xã An
Lạc đã mở rộng ra 6 ha, xã Hưng Thi 5 ha, Lạc Long 4 ha và thị trấn Chi Nê 2
ha. Công ty TNHH ớt Việt Nam
đã ký biên bản ghi nhớ với UBND huyện Lạc Thủy để phát triển vùng nguyên liệu
và bao tiêu sản phẩm. Đây là động thái tích cực thực hiện Đề án tái cơ cấu
ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững
của huyện, góp phần nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững cho người dân trên
địa bàn.
Linh Trang
(HBĐT) - Triển khai thực hiện dự án hỗ trợ sản xuất tiêu thụ cam Cao Phong theo hướng nâng cao chứng nhận chất lượng và quản lý thương hiệu, huyện Cao Phong đã tăng cường công tác chỉ đạo, tập trung xây dựng các mô hình phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị.
(HBĐT) - Những năm qua, Hội CCB huyện Lạc Sơn tổ chức thực hiện hiệu quả việc ủy thác cho vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) để hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế. Từ nguồn vốn vay ưu đãi này, nhiều hội viên CCB đã có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, vươn lên thoát nghèo.
(HBĐT) - Từng có thời điểm, ruồi, nhặng, bọ mạt tấn công với mật độ dày đặc gây ra những lo ngại về môi trường sống ở nhiều khu dân cư trên địa bàn huyện Cao Phong. Nguyên nhân ban đầu xác định do người dân sử dụng phân gà chưa qua xử lý đã đem bón gốc cho cây trồng.
(HBĐT) - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), tính đến thời điểm này, trên địa bàn huyện Yên Thủy có 4/12 xã đạt tiêu chí số 2 về giao thông, gồm Ngọc Lương, Yên Lạc, Yên Trị, Phú Lai; 2 xã đạt 3 chỉ tiêu của tiêu chí số 2 là Đoàn Kết, Lạc Hưng; đạt 2 chỉ tiêu là Bảo Hiệu, Lạc Sỹ; 3 xã đạt 1 chỉ tiêu là Đa Phúc, Hữu Lợi, Lạc Lương. Riêng xã Lạc Thịnh chưa đạt chỉ tiêu nào.
Tăng trưởng ấn tượng trong quý 1 nhưng đến quý 2, thị trường chứng khoán Việt Nam sụt giảm nhanh cả về điểm số lẫn thanh khoản, trong khi khối ngoại liên tục bán ròng. Sang quý 3, thị trường vẫn chưa có nhiều khởi sắc khiến giới đầu tư lo ngại.
(HBĐT) - Ở đâu có đất trống, ở đó có sả. Tính đến thời điểm hiện tại, sả chưa phải là cây trồng mũi nhọn giúp nhân dân xã Phúc Tiến (Kỳ Sơn) làm giàu. Tuy nhiên, trồng sả đã giúp người dân phần nào cải thiện thu nhập. Đó là khẳng định của đồng chí Nguyễn Cường Biện, Phó Chủ tịch UBND xã Phúc Tiến khi chia sẻ về mô hình trồng sả tại địa phương.