(HBĐT) -Trong 7 tháng năm 2018, huyện Yên Thủy có thêm 2 doanh nghiệp hoàn thiện đầu tư, đi vào sản xuất là Công ty TNHH đầu tư và thương mại Hiếu Nghĩa tại xóm Lòng, xã Yên Trị, hoạt động lĩnh vực may mặc và Công ty TNHH Nam Sơn tại xã Đoàn Kết, hoạt động về khai thác mỏ. Hiện nay, trên địa bàn có 13 doanh nghiệp và 540 cơ sở cá thể hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN - TTCN).
Từ nguồn kinh phí khuyến công đã hỗ trợ doanh nghiệp cà gai
leo xã Yên Lạc (Yên Thủy) đầu tư hoàn thiện dây chuyền sản xuất công nghệ cao.
Theo đồng chí Bùi Đại Hải, Phó phòng Kinh tế và Hạ
tầng huyện Yên Thủy, trong vài năm trở lại đây, huyện đã tích cực triển khai
các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi thu
hút doanh nghiệp đầu tư vào CN - TTCN. Cụ thể như tác động đối với ngành thuế
cho doanh nghiệp được giãn, hoãn tiến độ nộp thuế. Tuyên truyền, vận động và ưu
tiên sử dụng vật liệu xây dựng tại chỗ cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất,
kinh doanh vật liệu xây dựng ở địa phương. Bên cạnh đó, huyện phối hợp với các
ngành chức năng, UBND xã, thị trấn rà soát, tham mưu giúp UBND huyện chuyển đổi
quy hoạch vị trí cụm công nghiệp Hàng Trạm để thuận tiện thu hút đầu tư. Đẩy
mạnh công tác khuyến công thông qua việc triển khai văn bản phổ biến chính sách
khuyến công tới các xã, thị trấn, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.
Công tác quản lý lĩnh vực CN - TTCN được tăng cường,
huyện đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ, phối hợp với
Phòng Tài chính - Kế hoạch phân bổ chỉ tiêu sản phẩm công nghiệp cho các xã,
thị trấn, hướng dẫn các doanh nghiệp lập kế hoạch, chỉ đạo sản xuất, chấp hành
quy định của Nhà nước về hoạt động sản xuất, kinh doanh. Năm 2017, phối hợp với
Trung tâm Khuyến công tỉnh, huyện đã hỗ trợ 200 triệu đồng cho Công ty TNHH Nam
Sơn để đầu tư về công nghệ (máy mài). Ngân sách huyện hỗ trợ 100 triệu đồng đối
với doanh nghiệp sản xuất cà gai leo tại xã Yên Lạc để mua dây chuyền máy móc
thiết bị, cụ thể là mua sắm dàn lạnh, nồi cô đặc cao với tổng giá trị đầu tư
trên 300 triệu đồng. Huyện tiếp tục phối hợp với Trung tâm Khuyến công tỉnh, Tổ
hợp tác sản xuất rượu Mường Đình hoàn thiện hồ sơ triển khai Đề án khuyến công
năm 2018, xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm rượu làng Đình, xã Phú Lai.
Với việc nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước và đẩy
mạnh thu hút đầu tư, số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CN - TTCN trên
địa bàn huyện năm sau tăng hơn năm trước, hoạt động sản xuất ngành công nghiệp,
dịch vụ duy trì ổn định, đảm bảo an toàn trong sản xuất. Các ngành nghề TTCN
như may mặc có xu hướng phát triển. Giá trị sản xuất CN - TTCN 6 tháng đầu năm
nay tăng trưởng đáng kể, đạt gần 542 tỷ đồng theo giá hiện hành, tăng 25,6% so
với cùng kỳ.
Bên cạnh các ngành nghề chính như may mặc, hàn xì, xay
xát, mộc, các doanh nghiệp sản xuất chế biến có đóng góp lớn cho giá trị sản
xuất công nghiệp phải kể đến Công ty CP xi măng X18 sản xuất 380.000 tấn mỗi
năm, tương đương 400 tỷ đồng. Tiếp đó là Công ty CP cơ khí đúc Hồng Hà, Công ty
TNHH MDF, Công ty TNHH MTV Yên Thủy, Công ty TNHH GL Ninh Bình, Công ty TNHH
MTV 2 - 9. Các doanh nghiệp này tạo việc làm cho gần 1.000 lao động địa phương
với mức thu nhập bình quân từ 4 - 5 triệu đồng /người/ tháng.
Đối với các cơ sở cá thể giải quyết việc làm và thu
nhập ổn định cho trên 2.000 lao động, mỗi cơ sở tạo việc làm, thu nhập cho 4 - 5 lao động.
Bùi Minh
(HBĐT) - Mỗi năm tổ chức 2 - 3 cuộc đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh với các doanh nghiệp, nhà đầu tư. Đây là dịp để gặp gỡ, trao đổi nhằm thực hiện phương châm "Chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp”, tạo nền tảng để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp trên địa bàn.
Chiều 21-8, tại chợ nông sản Đà Lạt, Công an TP Đà Lạt (Lâm Đồng) phối hợp các đơn vị liên quan, tiến hành kiểm tra một số cơ sở kinh doanh khoai tây và bắt quả tang vụ đấu trộn đất đỏ vào khoai tây Trung Quốc, mạo danh khoai tây Đà Lạt, sau đó "tung” ra thị trường với giá cao.
(HBĐT) -Hiện nay, tổng dư nợ tín dụng của Agribank Hoà Bình đạt 9.062 tỷ đồng, tăng 312 tỷ đồng, tăng 3,6% so với thời điểm 31/12/2017. Trong đó, dư nợ thông thường 8.936 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 98,6%/tổng dư nợ, tăng 311 tỷ đồng so với thời điểm 13/12/2017, đạt 95,5% kế hoạch quý III /2018 và đạt 90,3% kế hoạch năm 2018.
Với những lợi thế lớn về tự nhiên, những năm qua mô hình kinh tế trang trại đã phát triển với tốc độ rất nhanh ở tỉnh Bắc Ninh, từ đó hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, cho giá trị kinh tế cao và bảo vệ môi trường sinh thái nông nghiệp, nông thôn.
(HĐĐT)-Sáng 20/8, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị trực tuyến với các huyện, thành phố sơ kết 3 năm (2016-2018) thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM và đánh giá giữa kỳ Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh (2016-2020). Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự có các Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành là thành viên Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh.
(HBĐT) - Sáng 18/8, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Nghị định số 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định số 461/QĐ-TTg của Thủ tường Chính phủ về phát triển 15.000 hợp tác xã (HTX), liên hiệp HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả và liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Đồng chí Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, HTX chủ trì hội nghị. Tham dự tại điểm cầu tỉnh ta có các đồng chí: Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ; Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan của tỉnh.