(HBĐT) - Tại hội nghị giới thiệu tiềm năng, cơ hội đầu tư và chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh các tỉnh khu vực phía Bắc do Hiệp Hội DN tỉnh tổ chức mới đây, phân tích tiềm năng, cơ hội đầu tư, trăn trở môi trường đầu tư của tỉnh chưa được cải thiện nhiều, hoạt động doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, ủy viên BCH T.ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đưa ra thông điệp: "Hòa Bình đang quyết tâm đổi mới tư duy, cách làm, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hướng tới mục tiêu hỗ trợ tốt nhất cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư triển khai dự án vào các lĩnh vực thế mạnh là công nghiệp phụ trợ, nông nghiệp chất lượng cao, du lịch hồ Hòa Bình, du lịch sinh thái, tạo sự đột phá vươn lên mạnh mẽ về KT-XH”.


Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đến giao dịch.


Đường Hòa Lạc - Hòa Bình dự kiến khánh thành vào ngày 10/10/2018. Khi đi vào khai thác sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ TP Hòa Bình đến trung tâm TP Hà Nội, mở ra cơ hội phát triển thương mại, đô thị, du lịch dọc tuyến.

Trăn trở có tiềm năng, lợi thế nhưng tại sao chưa phát triển, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nêu: Tỉnh Hòa Bình có những thuận lợi, khó khăn gì ?, hiện trạng như thế nào? và đang đứng ở đâu so với các tỉnh, thành phố trong cả nước ?. Tỉnh tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, nằm trong quy hoạch Vùng Thủ đô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Chính vì vậy, vị trí địa lý phát triển kinh tế khá thuận lợi nếu so với một số tỉnh ngoài quy hoạch Vùng Thủ đô, nhất là gần với khu công nghệ cao Hòa Lạc, nơi tập trung trí tuệ của các nhà khoa học, nhà đầu tư có hàm lượng trí tuệ khoa học rất cao.
 
Vị trí của Hòa Bình tiếp giáp với các tỉnh đồng bằng châu thổ sông Hồng, vùng phát triển năng động của Việt Nam. Hệ thống chính trị đoàn kết. Văn hóa đa dạng với 7 dân tộc chung sống, trong đó có 63% dân tộc Mường. Hồ Hòa Bình được quy hoạch Khu du lịch quốc gia, cách Thủ đô Hà Nội không xa. Khi đường Hòa Lạc - Hòa Bình được vào sử dụng, thời gian đi từ Hà Nội lên Hòa Bình mất khoảng 40-50 phút. Rồi nước khoáng Kim Bôi có hàm lượng tốt và nhiều khu vực có điều kiện phát triển du lịch. Lượng khách đến với tỉnh 6 tháng đầu năm nay, khoảng 1,6 triệu người, nhưng thu nhập từ du lịch rất thấp, sản phẩm, chất lượng du lịch chưa đáp ứng yêu cầu. Đặc biệt là tiềm năng phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao, tỉnh đã có vùng cam và bưởi chất lượng tương đối khá, có điều kiện vận chuyển nông sản nhanh, cung cấp cho thủ đô Hà Nội và thị trường đồng bằng Bắc Bộ. Bên cạnh đó, tỉnh có chất lượng lao động khá dồi dào.
 
Vị trí của Hòa Bình tiếp giáp với các tỉnh đồng bằng châu thổ sông Hồng, vùng phát triển năng động của Việt Nam. Hệ thống chính trị đoàn kết. Văn hóa đa dạng với 7 dân tộc chung sống, trong đó có 63% dân tộc Mường. Hồ Hòa Bình được quy hoạch Khu du lịch quốc gia, cách Thủ đô Hà Nội không xa. Khi đường Hòa Lạc - Hòa Bình được vào sử dụng, thời gian đi từ Hà Nội lên Hòa Bình mất khoảng 40-50 phút. Rồi nước khoáng Kim Bôi có hàm lượng tốt và nhiều khu vực có điều kiện phát triển du lịch. Lượng khách đến với tỉnh 6 tháng đầu năm nay khoảng 1,6 triệu lượt người, nhưng thu nhập từ du lịch rất thấp, sản phẩm, chất lượng du lịch chưa đáp ứng yêu cầu. Đặc biệt là tiềm năng phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao, tỉnh đã có vùng cam và bưởi chất lượng tương đối khá, có điều kiện vận chuyển nông sản nhanh, cung cấp cho Thủ đô Hà Nội và thị trường đồng bằng Bắc Bộ. Bên cạnh đó, tỉnh có chất lượng lao động khá dồi dào.
 
Điều kiện thuận lợi là thế nhưng mấy năm nay, Hòa Bình chưa phát triển. Chỉ số PCI của tỉnh rất thấp và không ổn định. Chỉ số này có năm ở vị trí cuối bảng. Năm cao nhất cũng đứng thứ 42, sau đó 46 và liên tiếp 2 năm gần đây ở vị trí 52. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy trăn trở: Có phải là trên nóng, dưới lạnh? Môi trường kinh doanh chưa hấp dẫn hay chính mình tạo ra năng lực cạnh tranh tồi. Thu hút đầu tư của tỉnh cũng còn hạn chế. Tỉnh chưa có nhà đầu tư chiến lược. Nhà đầu tư chiến lược vào du lịch, nông nghiệp ít, quy mô rất nhỏ. Tổng số vốn doanh nghiệp FDI có 500 triệu USD, vốn trong nước khoảng 60.000 tỷ đồng. Các doanh nghiệp của tỉnh chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, đa số tập trung vào dịch vụ Nhà nước, đầu tư sản xuất, kinh doanh chưa nhiều. Đóng góp, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn hạn chế. Nhiều năm nay, ngân sách "dậm chân” tại chỗ, vẫn xoay quanh khoảng 3.000 tỷ đồng/năm. Trong khi đó bước sang các tỉnh lân cận như Phú Thọ, Hà Nam, Sơn La họ hoàn toàn khác.
 
Những yếu kém trên là nỗi trăn trở, đeo đẳng của lãnh đạo tỉnh và các nhà quản lý. Để tạo ra sự đột phá trong phát triển, lãnh đạo tỉnh xác định phải đổi mới mạnh mẽ tư duy cách làm, tháo gỡ khó khăn, xây dựng môi trường đầu tư đồng hành, chia sẻ với doanh nghiệp. Mong muốn các doanh nghiệp, nhà đầu tư nghiên cứu triển khai các dự án đầu tư khai thác lợi thế, tiềm năng, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, nông nghiệp chất lượng cao, du lịch hồ Hòa Bình, du lịch nông nghiệp, sinh thái, tạo động lực cho thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp, tạo bước đột phá trong phát triển KT-XH địa phương.
 
Hiện, tỉnh đang chuẩn bị cho các hội nghị lớn với quyết tâm xây dựng hình ảnh mới về Hòa Bình thân thiện, đồng hành, hỗ trợ nhà đầu tư. Trong đó có hội nghị thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp kết hợp với lễ hội cây có múi tỉnh Hòa Bình với 2 sản phẩm chủ lực là cam và bưởi vào cuối năm nay. Dự kiến cấp giấy chứng nhận các dự án khoảng 2 tỷ USD. Tỉnh xác định tại hội nghị xúc tiến đầu tư, việc ký cam kết, hợp tác đầu tư phải thành hiện thực. Tỉnh đang xây dựng cơ chế khuyến khích chăn nuôi đại gia súc, trồng cỏ nuôi bò đem lại hiệu quả cao hơn nhiều lần trồng lúa. Đối với lĩnh vực du lịch, tỉnh kỳ vọng xây dựng các điểm du lịch, sinh thái, nghỉ dưỡng phục vụ nhu cầu hưởng thụ của người có thu nhập khá đến với Hòa Bình.
 
Về phát triển phát triển công nghiệp, tỉnh ta xác định khu công nghiệp Yên Quang, Mông Hóa là trọng điểm phát triển, cố gắng vận hành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ cho khu công nghệ cao Hòa Lạc…Tỉnh cũng mong muốn Chính phủ và các bộ, ngành tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo điều kiện cho địa phương thu hút các dự án đầu tư, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế đặc thù để có sự bứt phá mới bền vững.

                    Lê Chung

Muốn bứt phá cần có khát vọng phát triển

PGS, TS Trần Đình Thiên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Chính phủ

Hòa Bình là tỉnh còn nhiều khó khăn, chưa phát triển. Thực tế Hòa Bình ở sát Thủ đô Hà Nội, đây không chỉ là thuận lợi mà còn là thách thức cho sự phát triển của Hòa Bình. Điển hình như tỉnh Bắc Giang sát Hà Nội, tỉnh Bình Dương sát TP Hồ Chí Minh, muốn phát triển được, các tỉnh này phải có cách đi riêng biệt và đặc biệt muốn phát triển trước hết phải có khát vọng. Khát vọng phát triển phải rất mạnh mẽ, phải "đốt cháy” lãnh đạo, tạo sự chuyển động trong nhận thức và hành động của từng cán bộ, công chức, hướng đến sự hài lòng của doanh nghiệp và người dân.

Hòa Bình đã quy tụ được Hiệp hội Doanh nghiệp các tỉnh phía Bắc đến chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh. Lãnh đạo tỉnh quyết tâm đổi mới là những tín hiệu, điều kiện đáng mừng cho sự phát triển của tỉnh. Tỉnh cần biết đặt ra những bài toán khó để thách thức doanh nghiệp. Khi có khát vọng phát triển trở thành hành động, quy tụ được doanh nghiệp, tương lai Hòa Bình sẽ có những bước tiến ngoạn mục. 

Coi doanh nghiệp là đối tác khách hàng để phục vụ

Nguyễn Hữu ThậpChủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang

Từ vị trí cuối bảng năm 2013, qua mỗi năm, tỉnh Tuyên Quang đã nỗ lực với sự vào cuộc quyết liệt của những người đứng đầu tỉnh, các sở, ngành, địa phương, nhờ đó tỉnh liên tục thăng hạng. Năm 2017, chỉ số PCI của Tuyên Quang tăng 6 bậc, từ vị trí 45 năm 2016 lên vị trí 39. Một trong những điểm sáng trong công cuộc cải cách, quyết tâm thăng hạng của tỉnh là sự ra đời và hoạt động của Chương trình Cà phê doanh nhân, tạo được sự chia sẻ giữa lãnh đạo cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp. Những vướng mắc của các doanh nghiệp được giải quyết nhanh chóng. Sự lan tỏa của Cà phê doanh nhân đã một phần làm thay đổi tư duy giải quyết thủ tục hành chính theo hướng phục vụ doanh nghiệp. 

Cùng với đó, Hiệp hội Doanh nghiệp tổ chức đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, địa phương, tạo bước chuyển đáng kể trong công tác điều hành của cơ quan, đơn vị, góp phần tạo ra một môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, minh bạch. Chính quyền các cấp tỉnh Tuyên Quang ngày càng coi trọng doanh nghiệp như một đối tác, một khách hàng. 

Nâng cao vai trò của Hiệp hội Doanh nghiệp

Hoàng Văn Thể Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Quảng Ninh 

Năm 2012, chỉ số PCI của Quảng Ninh đứng thứ 20/63 tỉnh, thành phố; năm 2013 bứt phá lên thứ 4/63 tỉnh, thành phố. 5 năm qua, Quảng Ninh luôn nằm trong top 5 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành kinh tế tốt nhất cả nước. 

Một trong những nguyên nhân quan trọng nâng cao chỉ số PCI của Quảng Ninh là tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo thành lập Ban chỉ đạo PCI, đề cao vai trò của Ban xúc tiến đầu tư tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp. Về phía Hiệp hội Doanh nghiệp, sau khi đi tham khảo các tỉnh đã thuê tổ tư vấn, xây dựng kế hoạch cải thiện chỉ số PCI, triển khai thí điểm chấm điểm các sở, ngành. Những năm đầu, nhiều sở, ngành không hài lòng lắm. Tuy nhiên, mỗi năm công bố chỉ số đánh giá, các sở, ngành nhìn nhận về doanh nghiệp ngày một cải thiện hơn. Trong quá trình thực hiện luôn có sự ủng hộ của lãnh đạo tỉnh. Hiệp hội Doanh nghiệp đã xây dựng kế hoạch làm việc với các sở, ngành địa phương để tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhất là những vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, triển khai các cơ chế huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng KT-XH… 

 

 


Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục