(HBĐT) - Đến xã Cố Nghĩa (Lạc Thuỷ) chúng tôi không khỏi ngạc nhiên bởi sự thay đổi đến ngỡ ngàng sau 3 năm xã về đích NTM. Đường làng, ngõ xóm, các công trình công cộng được xây dựng khang trang, sạch đẹp. Các mô hình phát triển sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân nơi đây có việc làm ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Trang trại chăn nuôi
bò sữa của gia đình ông Nguyễn Văn Xuân, thôn 2A, xã Cố Nghĩa (Lạc Thuỷ)
cho thu nhập 700 triệu đồng /năm.
Với lợi thế đất đồi rộng, từ năm 2006, gia đình
ông Nguyễn Văn Xuân ở thôn 2A, xã Cố Nghĩa đầu tư trồng 2 ha cỏ voi để chăn
nuôi 24 con bò sữa. Đến nay đã có 15 con cho khai thác sữa, bình quân thu 20
lít sữa /con/ngày, cho thu 300 lít sữa tươi /ngày với giá bán 14.000 đồng /lít
cho Công ty sữa Kim Bảng (Hà Nam). Với hình thức liên kết, công ty cung cấp cám
và cỏ voi cho đàn bò sữa, diện tích trồng cỏ 2 ha đảm bảo đủ. Như vậy, mỗi
tháng gia đình ông thu nhập 120 triệu đồng từ sữa. Trừ chi phí 1 năm, gia đình
ông thu lãi 700 triệu đồng.
Cố Nghĩa là xã điểm xây dựng NTM của huyện Lạc Thuỷ.
Năm 2011, khi bắt tay thực hiện chương trình xã mới đạt 4 tiêu chí. Với sự vào
cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của nhân dân, năm 2015, xã đạt
19 tiêu chí. Qua phong trào xây dựng NTM, kết cấu hạ tầng ngày càng được đầu tư
đồng bộ, hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển KT -XH, phục vụ phát triển sản
xuất và đời sống ở vùng nông thôn ngày càng cao. Phát triển sản xuất để nâng
cao thu nhập cho người dân được xã đặc biệt quan tâm. Những năm qua, xã tích
cực chỉ đạo nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng KHKT vào
sản xuất, từ đó xuất hiện ngày càng nhiều mô hình phát triển sản xuất có hiệu
quả như mô hình trồng trọt với gần 80 ha cây ăn quả có múi, cây ăn quả các
loại. Toàn xã hiện có 8 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi thủy sản
đem lại thu nhập cao, góp phần tạo việc làm ổn định cho hàng chục lao động địa
phương. Nhiều hộ có thu nhập từ 1-2 tỷ đồng /năm.
Với lợi thế về giao thông, xã chú trọng phát triển các
ngành nghề dịch vụ và sản xuất TTCN với trên 15 cơ sở chế biến gỗ, sản xuất vật
liệu xây dựng, cơ khí cùng hơn 120 hộ làm dịch vụ, buôn bán nhỏ. Cơ cấu kinh tế
của xã chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ thương mại, TTCN; sản xuất
nông nghiệp hàng hoá chất lượng cao. Đến nay, thu nhập bình quân của xã đạt
trên 38 triệu đồng /người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,37%; có 88% hộ gia
đình và trên 90% khu dân cư đạt danh hiệu văn hoá; tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt
gần 100%; tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh; an ninh trật tự, an toàn xã hội
được giữ vững...
Đồng chí Hoàng Công Chí, Chủ tịch UBND xã Cố Nghĩa cho
biết: Không "ngủ quên” trên thành tích đã đạt được, chúng tôi tiếp tục phát huy
vai trò chủ thể của nhân dân trong việc duy trì và nâng cao các tiêu chí đã đạt
của xã NTM. Phấn đấu đến năm 2020, thu nhập bình quân đầu người đạt 50 triệu
đồng; tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm từ 1,5 - 2%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt
trên 45%; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 85%; tỷ lệ dân cư nông
thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt trên 98%...
Hải Linh
(HBĐT) - Theo Cục Thuế tỉnh, tính đến hết tháng 7, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước đạt 1.684,3 tỷ đồng, đạt 63% dự toán Chính phủ giao năm 2018, đạt 53% dự toán HĐND tỉnh giao, đạt 49% dự toán phấn đấu Tổng cục Thuế giao, so với cùng kỳ năm 2017 đạt 107%.
Chiều 13-9, tại Hà Nội, bên lề Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN năm 2018 (WEF ASEAN 2018), Hội nghị cấp cao Kinh doanh Việt Nam (VBS) 2018 đã diễn ra, với chủ đề "Việt Nam - Ðối tác kinh doanh tin cậy: Kết nối và sáng tạo”. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu ý kiến tại Hội nghị. Tới dự, có hơn 1.200 đại diện doanh nghiệp, nhà đầu tư, công ty hàng đầu thế giới, trong đó có các thành viên của WEF, các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, các đại sứ quán và tổ chức quốc tế tại Hà Nội.
(HBĐT) - Trong 2 ngày 13-14/9, Liên minh HTX tỉnh tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức về phát triển kinh tế tập thể năm 2018 cho 75 học viên là lãnh đạo và chuyên viên các phòng NN&PTNT, Tài chính kế hoạch, Kinh tế hạ tầng; lãnh đạo xã và cán bộ công chức phụ trách công tác phát triển kinh tế tập thể các xã, thị trấn các huyện Yên Thuỷ, Lạc Thuỷ, Tân Lạc, lạc Sơn, Mai Châu
(HBĐT) - Sau hơn 10 năm được công nhận là đô thị loại III, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc TP Hòa Bình tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, thi đua lao động, sản xuất, đẩy mạnh phát triển KT-XH, xây dựng cảnh quan, diện mạo đô thị, xứng tầm là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Hòa Bình, thành phố cửa ngõ miền Tây Bắc của Tổ quốc.
(HBĐT) - Năm 2017, Hội LHPN xã Phúc Tiến (Kỳ Sơn) vinh dự là đơn vị dẫn đầu trong công tác thi đua xây dựng hội. Đặc biệt trong lĩnh vực phát triển kinh tế, hội viên luôn năng động, sáng tạo, duy trì nhiều hoạt động giúp đỡ nhau vươn lên trong cuộc sống. Theo thống kê, thu nhập bình quân của hội viên đạt 28 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3%. Qua đó đời sống hội viên được cải thiện, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.
(HBĐT) - Hệ thống đường giao thông kiên cố đưa chúng tôi đi qua các xóm: Khang Đình, Mời Mít, Yên Hòa (xã Yên Mông - TP Hòa Bình)… Thật bất ngờ khi qua vài năm gần đây, đời sống người dân trong xã đã có nhiều đổi thay. Các gia đình đã xây dựng được hệ thống tường bao kiên cố. Khuôn viên vườn cây, ao cá được quy hoạch hợp lý, đẹp mắt. Đồng chí Nguyễn Văn Vìn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Yên Mông cho biết: "Những năm gần đây, phong trào nông dân thi đua phát triển kinh tế nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao giá trị trên 1 diện tích canh tác đang diễn ra sôi nổi”.