(HBĐT) - Thời gian qua, NHCSXH TP Hòa Bình phối hợp với chính quyền, các hội, đoàn thể trên địa bàn triển khai các chương trình tín dụng chính sách đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách, góp phần nâng cao đời sống người dân, đồng thời đẩy lùi tình trạng tín dụng đen ở nông thôn. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã giúp các hộ chính sách trên địa bàn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất - kinh doanh (SX -KD), xây dựng nhà ở, học tập… góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững, thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM ở địa phương.


 

Từ vốn vay ưu đãi của Ngân hàng chính sách xã hội, người dân xóm Bắc Yên, xã Yên Mông (TP Hòa Bình) đầu tư phát triển kinh tế gia đình, nâng cao thu nhập.

 

Với phương thức cho vay uỷ thác, NHCSXH thành phố và các đoàn thể đã xây dựng được mạng lưới tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) đến 100% xã, phường trên địa bàn để tập hợp hộ nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, tạo việc làm, cải thiện đời sống. Toàn thành phố có 163 tổ TK&VV, 15 điểm giao dịch cố định vào một ngày trong tháng đã tạo điều kiện cho người dân dễ dàng tiếp cận được các dịch vụ NHCSXH, thủ tục vay vốn đơn giản, vốn tín dụng được giải ngân đến tận tay đối tượng thụ hưởng, đáp ứng kịp thời các nhu cầu của họ, góp phần phát triển KT-XH, nâng cao đời sống của người dân.

TP Hòa Bình đang thực hiện 12 chương trình tín dụng chính sách, đến hết tháng 8, tổng dư nợ đạt 92.241 triệu đồng với 4.697 hộ còn dư nợ; tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 0,78%. Trong đó, tập trung vào các chương trình tín dụng: cho vay NS&VSMT trên 32 tỷ đồng; cho vay giải quyết việc làm 16.850 triệu đồng; cho vay chương trình HS - SV 13.766 triệu đồng; cho vay hộ SX -KD tại vùng khó khăn gần 8 tỷ đồng... Từ nguồn vốn vay ưu đãi, các hộ đã đầu tư mở rộng quy mô SX - KD, xây dựng nhà ở, học tập… từng bước ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống. Chương trình vốn vay ưu đãi đã góp phần tạo điều kiện cho các hộ khó khăn về kinh tế có điều kiện cho con em đi học, nâng cao kiến thức, đi xuất khẩu lao động, nâng cao tay nghề và tạo nguồn thu ổn định, góp phần vào công cuộc giảm nghèo bền vững. Ngoài ra, chương trình cho vay xây dựng công trình NS&VSMT nông thôn giúp nhiều gia đình có điều kiện xây dựng nguồn nước sạch, công trình vệ sinh đủ tiêu chuẩn, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống.

Đồng chí Đỗ Việt Triều, Phó Chủ tịch UBND TP Hòa Bình cho biết: Những năm qua, nguồn vốn cho vay từ NHCSXH đã góp phần tích cực giúp địa phương hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế, an sinh xã hội, tạo nhiều việc làm mới cho lao động địa phương, góp phần nâng cao nhận thức của người dân, thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn. Qua đánh giá, nguồn vốn đã giúp hộ dân ở khu vực nông thôn xây mới, sửa chữa được hơn 1.000 công trình NS&VSMT nông thôn; tạo việc làm cho hàng trăm lao động. Đặc biệt, vốn chính sách đã góp phần giúp 72 hộ thoát nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn thành phố giảm còn 1,31%.

Hải Linh

 


Các tin khác


Tăng cường việc tiếp cận thông tin về kinh doanh nông sản tại huyện Lạc Sơn

(HBĐT) - Vừa qua, Trung tâm hợp tác phát triển Tây Bắc phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Lạc Sơn tổ chức Hội thảo tăng cường tiếp cận thông tin về kinh doanh nông sản tại huyện Lạc Sơn. Tham dự hội thảo có đại diện các cơ sở, hợp tác xã sản xuất kinh doanh tại các xã Hương Nhượng, Tân Lập, Miền Đồi, Quý Hòa, Phú Lương và Bình Chân.

Hiệu quả hoạt động hỗ trợ, tư vấn cho nông dân

(HBĐT) - Ông Phùng Sinh Linh ở xóm Khuây, phường Thái Bình đã qua lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng và chiết ghép cây ăn quả có múi do Hội Nông dân phối hợp với Trung tâm Khuyến khích phát triển kinh tế TP Hòa Bình tổ chức. Từ đây, ông vận dụng kiến thức tiếp thu được vào thực tiễn sản xuất với mô hình trồng bưởi đặc sản mang lại giá trị cao, tăng nguồn thu nhập cho hộ gia đình. ông Đinh Công Quyền ở xóm Bắc Yên, xã Yên Mông được vốn vay Ngân hàng do Hội Nông dân tín chấp đã có điều kiện mở rộng quy mô chăn nuôi gà, lợn thương phẩm, từ hộ có mức sống trung bình đến nay đã vươn lên mức khá của địa phương với thu nhập bình quân hàng trăm triệu đồng/năm từ chăn nuôi. Đây là những nông dân tiêu biểu cho hàng nghìn lượt nông dân trên địa bàn TP Hòa Bình nhờ có sự hỗ trợ kịp thời về vốn, khoa học, kỹ thuật, hỗ trợ thông tin, xây dựng thương hiệu của tổ chức Hội đã phát triển sản xuất, vươn lên làm giàu. Những hoạt động thiết thực, linh hoạt của Hội đã tạo động lực quan trọng để nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi. Đổi lại, uy tín, vai trò của Hội trong thu hút, tập hợp hội viên nông dân tham gia sinh hoạt Hội ngày càng được khẳng định.

Quy định mới hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ

(HBĐT) - Để phù hợp với thông lệ quốc tế và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong quá trình sản xuất kinh doanh, hội nhập với khu vực và quốc tế. Ngày 12/9/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 119/NĐ-CP về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Huyện Lương Sơn hướng tới phát triển bền vững rau hữu cơ

(HBĐT) - Trồng rau theo tiêu chuẩn quốc tế, không sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học đang là hướng đi bền vững cho nhiều hộ nông dân ở huyện Lương Sơn, cho thu nhập cao và ổn định hơn. Sau gần chục năm phát triển, nhãn hiệu rau quả hữu cơ Lương Sơn đã thân thuộc với người tiêu dùng Hòa Bình, Hà Nội. Với hơn 22 ha sản xuất, sản lượng hơn 200 tấn rau, quả mỗi năm, Lương Sơn trở thành địa phương có diện tích rau hữu cơ lớn nhất tỉnh.

Đường 435 sức ép tiến độ giải phóng mặt bằng

(HBĐT) - Dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 435 ý nghĩa đặc biệt quan trọng kết nối phương thức vận tải đường thủy và đường bộ, khi hoàn thành sẽ tạo động lực mới thu hút đầu tư, thúc đẩy KT-XH các xã trong khu vực, khai thác hiệu quả tiềm năng, phát triển du lịch Hồ Hòa Bình.

Tổ chức trồng 2 ha rau VietGAP

(HBĐT) - HTX dịch vụ và phát triển Tam Hòa, xã Tân Sơn (Mai Châu) được lựa chọn trồng rau VietGAP theo Dự án liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm rau an toàn với quy mô 10 ha.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục