(HBĐT) - Ông Phùng Sinh Linh ở xóm Khuây, phường Thái Bình đã qua lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng và chiết ghép cây ăn quả có múi do Hội Nông dân phối hợp với Trung tâm Khuyến khích phát triển kinh tế TP Hòa Bình tổ chức. Từ đây, ông vận dụng kiến thức tiếp thu được vào thực tiễn sản xuất với mô hình trồng bưởi đặc sản mang lại giá trị cao, tăng nguồn thu nhập cho hộ gia đình. ông Đinh Công Quyền ở xóm Bắc Yên, xã Yên Mông được vốn vay Ngân hàng do Hội Nông dân tín chấp đã có điều kiện mở rộng quy mô chăn nuôi gà, lợn thương phẩm, từ hộ có mức sống trung bình đến nay đã vươn lên mức khá của địa phương với thu nhập bình quân hàng trăm triệu đồng/năm từ chăn nuôi. Đây là những nông dân tiêu biểu cho hàng nghìn lượt nông dân trên địa bàn TP Hòa Bình nhờ có sự hỗ trợ kịp thời về vốn, khoa học, kỹ thuật, hỗ trợ thông tin, xây dựng thương hiệu của tổ chức Hội đã phát triển sản xuất, vươn lên làm giàu. Những hoạt động thiết thực, linh hoạt của Hội đã tạo động lực quan trọng để nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi. Đổi lại, uy tín, vai trò của Hội trong thu hút, tập hợp hội viên nông dân tham gia sinh hoạt Hội ngày càng được khẳng định.


Mô hình nuôi cá ở hồ chứa nhỏ của hội viên nông dân xóm Bái Yên, xã Dân Chủ (TP Hòa Bình) mang về thu nhập hàng chục triệu đồng/vụ/hộ.

Đồng chí Trịnh Thị Hiền, Chủ tịch Hội Nông dân TP Hòa Bình cho biết: Hội đang quản lý tốt nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân với tổng số vốn gần 2,5 tỷ đồng, trong đó vốn Quỹ hỗ trợ nông dân Trung ương gần 1,8 tỷ đồng, ngân sách thành phố 400 triệu đồng, nguồn vận động cán bộ, hội viên hơn 300 triệu đồng cho 102 hộ vay. Hội còn phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tín chấp cho nông dân vay vốn với dư nợ trên 24,3 tỷ đồng thông qua 46 tổ tiết kiệm, 1.303 hộ vay vốn. Các nguồn vốn vay được quản lý chặt chẽ, hộ vay vốn sử dụng đúng mục đích, giúp việc sản xuất, kinh doanh hiệu quả, nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống.

Thực hiện phối hợp với các ngành, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh trong việc mở rộng, nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân, Hội đã triển khai các hoạt động dịch vụ phân bón, giống, vật tư nông nghiệp theo hình thức trả chậm, tư vấn việc sử dụng phân bón, thức ăn chăn nuôi và các chế phẩm sinh học đảm bảo môi trường tới hội viên nông dân. Thống kê từ năm 2013 đến nay, Hội tín chấp mua 277 tấn phân bón trả chậm, 90 tấn thức ăn chăn nuôi trả chậm cho nông dân. Phối hợp với các ngành, doanh nghiệp tổ chức 154 lớp tập huấn kiến thức KHKT về chăn nuôi, trồng trọt, bảo quản nông sản, kỹ thuật ủ phân bón hữu cơ, phân bón sinh học, đệm lót an toàn sinh học trong chăn nuôi, phương pháp lập kế hoạch phát triển KT-XH, phương pháp tiếp cận thị trường… cho gần 6.400 lượt hội viên; triển khai thực hiện mô hình khảo nghiệm kỹ thuật nuôi cá lồng sông Đà tại xã Thái Thịnh và mở rộng mô hình tại phường Tân Hòa; mô hình tổ hợp tác nuôi ong lấy mật tại phường Chăm Mát, Đồng Tiến, Yên Mông; tổ hợp tác trồng cây có múi tại xã Hòa Bình, Thái Bình, trồng ổi tại xã Yên Mông.

Mặt khác, giúp nông dân nắm bắt nhu cầu thị trường để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, áp dụng kiến thức KHKT vào sản xuất, Hội Nông dân TP Hòa Bình đã tổng hợp danh sách các hộ sản xuất, kinh doanh giỏi làm cơ sở cung cấp thông tin, quảng bá, giới thiệu, xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp, góp phần tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Giai đoạn 2013 - 2018, Hội hỗ trợ 6 cơ sở sản xuất, 12 gia đình đem các sản phẩm nông sản, thủ công mỹ nghệ, tiểu thủ công nghiệp đi tham gia giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông sản tại hội nghị tổng kết phong trào Hội và các ngành, đoàn thể thành phố, 6 hội thảo, hội chợ của tỉnh và của khu vực. Qua các đợt giới thiệu, trưng bày sản phẩm đã thu hút 6 doanh nghiệp đầu mối ký kết chương trình hợp tác sản xuất, tiêu thụ sản phẩm lâu dài cho nông dân.

Hoạt động hỗ trợ, tư vấn của Hội được tăng cường đã góp phần thúc đẩy phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi trong hội viên nông dân. Toàn Hội có 5.128 hội viên thì có 3.066 hộ hội viên đạt sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp năm 2017. So với năm 2012, số hộ sản xuất, kinh doanh giỏi tăng 1.372 hộ, về thu nhập tăng gấp 2,5 - 3 lần. Nhiều đơn vị điển hình có cách làm hay, sáng tạo trong phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu, giảm nghèo bền vững như Yên Mông, Thái Bình, Đồng Tiến, Dân Chủ. Năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều của thành phố giảm còn 1,31%, thu nhập bình quân đầu người đạt 51 triệu đồng/ người/năm, tính riêng khu vực nông thôn đạt 45 triệu đồng/ người/năm, có 5/7 xã gồm: Dân Chủ, Yên Mông, Thống Nhất, Hòa Bình, Sủ Ngòi đã về đích NTM.

Thu Hằng


Các tin khác


Việt Nam chính thức đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASOSAI 2018-2021

Chiều 19-9, tại Lễ chuyển giao Chủ tịch tổ chức các Cơ quan kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI) 2018-2021, Tổng Kiểm toán Nhà nước Việt Nam Hồ Đức Phớc cam kết, Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực hết sức mình phấn đấu xây dựng cộng đồng ASOSAI vững mạnh, góp phần vào sự phát triển nền kinh tế châu Á và thế giới.

Chủ tịch nước tiếp các trưởng đoàn dự Đại hội ASOSAI lần thứ 14

Chiều 19/9, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có buổi tiếp Trưởng đoàn các Cơ quan kiểm toán tối cao châu Á nhân dịp sang Việt Nam dự Đại hội các Cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI) lần thứ 14.

Trăn trở cùng Văn Sơn

(HBĐT) - Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, đến nay, xã Văn Sơn (Lạc Sơn) mới đạt được 11/19 tiêu chí.

Huyện Cao Phong đảm bảo an toàn thực phẩm trong nông nghiệp

(HBĐT) - Huyện Cao Phong có nhiều sản phẩm nông nghiệp đã có thương hiệu, được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng như mía, cam. Để nâng cao uy tín, giá trị nông sản, đồng thời xây dựng chuỗi giá trị theo Đề án tái cơ cấu nông nghiệp hiệu quả và bền vững, một trong những giải pháp được huyện chú trọng trong những năm gần đây là đảm bảo ATTP trong nông nghiệp.

Nghề chế tác gỗ lũa, đá cảnh Lâm Sơn

(HBĐT) - Chúng tôi cảm nhận được sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế tích cực từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ khi đến thăm làng nghề gỗ lũa và đá cảnh Lâm Sơn (Lương Sơn) vào đầu tháng 9. Làng nghề nằm dọc QL 6, trên địa bàn xóm Đoàn Kết, cách không xa trụ sở UBND xã Lâm Sơn. Nhiều sản phẩm đồ mỹ nghệ thủ công, đá cảnh đẹp, ấn tượng được trưng bày tại các cơ sở sản xuất. Các cơ sở làm nghề hoạt động khá sôi động. Nhiều khách bộ hành, khách thăm quan tìm hiểu, chiêm ngưỡng sản phẩm đồ mỹ nghệ của làng nghề. Các nghệ nhân, thợ lành nghề miệt mài lao động sáng tạo những sản phẩm riêng có từ nguyên liệu gỗ, đá cảnh ở địa phương và các vùng, miền chuyển về.

Tăng cường hướng dẫn, tư vấn HTX, hộ tham gia chuỗi liên kết sản xuất, cung cấp cam

(HBĐT) - Trong khuôn khổ các hoạt động xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, cung cấp cam đảm bảo ATTP, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản đã thực hiện 3 cuộc hướng dẫn, tư vấn đối với HTX Nhật Minh và 16 hộ tham gia chuỗi liên kết sản xuất, cung cấp cam đảm bảo ATTP tại xóm Mỗ, xã Bình Thanh (Cao Phong). Nội dung tư vấn, hướng dẫn dựa trên các đầu mục quy trình thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11892 - 1:2017.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục