(HBĐT) - Qua nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII, huyện Kim Bôi đạt những kết quả quan trọng. Tăng trưởng kinh tế bình quân 3 năm (2015- 2018) đạt 14,1%.

Trong đó nông, lâm nghiệp tăng 5,33%; tiểu thủ công nghiệp, xây dựng tăng 18,23%, dịch vụ tăng 17,51%. Cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp; tiểu thủ công nghiệp, xây dựng; dịch vụ lần lượt là 30,3%, 17,2%, 52,2% (tất cả vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội). Thu nhập bình quân đạt 21 triệu đồng /người/năm. Các tiềm năng, lợi thế về lao động, đất đai, tài nguyên được huyện khai thác ngày càng hiệu quả. 


Người dân xóm Khoang, xã Sơn Thủy (Kim Bôi) đầu tư trồng nhãn phát triển kinh tế gia đình. 

Thời gian qua, huyện đã tăng cường công tác chỉ đạo thực hiện các giải pháp phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Theo đó, huyện đã lồng ghép các nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng, chuyển giao khoa học, kỹ thuật, triển khai nhiều mô hình hỗ trợ người dân phát triển sản xuất theo hướng bền vững gắn kết với thị trường tiêu thụ. Nhiều mô hình đã có hiệu quả ban đầu như các mô hình: trồng mít Thái, trồng chuối tiêu hồng, bí xanh, dưa chuột bao tử, các loại giống lúa… Cùng với đó, huyện chú trọng liên kết với doanh nghiệp, tổ chức thực hiện các chuỗi sản xuất liên kết như chuỗi trồng bí đỏ lấy hạt với diện tích 84,7 ha; chuỗi mướp đắng lấy hạt 2,6 ha; chuỗi ngô ngọt 78,5 ha; chuỗi dưa chuột Nhật 15,3 ha, chuỗi ớt 4 ha… mở ra những cơ hội đưa các giống cây trồng phù hợp với thế mạnh, tiềm năng của nhiều xã trên địa bàn, mang lại thu nhập đáng kể cho nông dân.
 
Trong đó phải kể đến xã vùng 135 Thượng Bì đời sống nhân dân đã cải thiện đáng kể từ việc đa dạng hóa cây trồng. Thực hiện những mô hình sản xuất mới, xã đưa vào trồng bí đỏ lấy hạt, ớt xuất khẩu, mít Thái… ông Bùi Trọng Khuyến, người dân thôn Bơ Bờ cho biết: Các mô hình trồng bí đỏ lấy hạt cho hiệu quả cao gấp 10 lần trồng lúa. Ngoài ra, các cây trồng như mít Thái, ớt xuất khẩu cũng cho thu nhập khá. Cả xóm có trên 3 ha mít Thái đã cho thu hoạch, trung bình mỗi cây cho thu 1 tạ, giá bán 20.000 - 25.000 đồng /kg, cho thu nhập từ 2,5- 3 triệu đồng /cây. Cây nhãn cũng thu nhập tương đương…
 
Không chỉ ở Thượng Bì, phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng cũng diễn ra mạnh mẽ ở nhiều xã trên địa bàn huyện như: Mỵ Hòa, Tú Sơn, Đú Sáng, Bắc Sơn, Nam Thượng, Sào Báy. Những năm gần đây, huyện tập trung chỉ đạo các xã phát triển vùng cây ăn quả, cây có múi mang lại hiệu quả thiết thực, bước đầu hình thành một số vùng cây ăn quả tập trung với các sản phẩm như: cam lòng vàng, cam V2, cam đường, bưởi Diễn, bưởi da xanh, nhãn Hương Chi phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, cho năng suất và hiệu quả cao, tạo bước chuyển tích cực trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị trồng trọt và đời sống nhân dân.
 
Đến nay, huyện Kim Bôi đã hình thành vùng sản xuất chuyên canh: Vùng cây ăn quả có múi với diện tích 1.000 ha, tập trung ở các xã: Kim Sơn, Tú Sơn, Vĩnh Tiến, Bình Sơn, Mỵ Hòa. Vùng trồng nhãn 230 ha ở các xã: Sơn Thủy, Thượng Bì, Bắc Sơn. Vùng sản xuất hạt giống bí đỏ, mướp đắng gần 200 ha ở các xã: Đú Sáng, Tú Sơn, Sơn Thủy, Thượng Bì, Hợp Đồng, Thượng Tiến, Đông Bắc, Bắc Sơn. Vùng sản xuất bí xanh, bí đỏ thương phẩm với khoảng 500 ha tại các xã: Nam Thượng, Sào Báy, Đú Sáng, Vĩnh Tiến…
 
Hiện nay, huyện Kim Bôi tiếp tục chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất, thâm canh, quan tâm tới các nguồn giống có chất lượng, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, áp dụng quy trình sản xuất an toàn, thực hiện liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, xây dựng vùng sản xuất hàng hóa, góp phần giảm nghèo bền vững.
 
                                                                                          H.L

Các tin khác


Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục