TS Lê Đăng Doanh nói về tăng thuế xăng dầu lên kịch khung: Rồi con vịt con gà cũng sẽ tăng giá theo
Thứ tư, 26/9/2018 | 6:39:47 Sáng
Bình luận về vấn đề tăng thuế xăng dầu lên kịch khung 4.000 đồng/lít, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, quyết định tăng thuế môi trường lần này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân sinh.
Xăng tăng giá ảnh hưởng tới giá cả mọi mặt hàng khác
Vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông
qua dự thảo Nghị quyết về biểu thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng
dầu. Nghị quyết sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1.1.2019.
Bình luận về vấn đề này,chuyên gia kinh tế - TS Lê Đăng
Doanh (nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương) cho biết,đối với những người có thu nhập
thấp, các chi phí sẽ đều tăng khi giá xăng tăng và đánh vào chi tiêu của người
nghèo, cho dù chỉ thêm vài nghìn cũng khó khăn với họ.
"Tất cả các sản phẩm đều có chi phí vận
tải trong khi dịch vụ từ máy bay, ôtô, các loại tàu đều sẽ tăng chi phí theo
giá xăng. Chưa kể, xăng tăng thì từ hạt gạo, quần áo tới con gà, con vịt đều
tăng theo, ảnh hưởng đến đời sống người dân" - ông nói.
Ông giải thích thêm: "Tính theo cân đối liên ngành,
đầu vào của một sản phẩm nào đó tăng giá đồng nghĩa đầu ra cũng sẽ tăng theo.Ví dụ như sắt, thép..., khi chúng
ta nhập về đều phải qua chi phí vận tải, giao thông. Lúc đó, xăng, dầu tăng thì
tất nhiên nguyên vật liệu cũng phải tăng giá để đảm bảo chi phí vận hành".
Giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp
Ông cho biết thêm, quyết định tăng thuế môi
trường với xăng dầu lần này sẽ giúp ngân sách có thêm khoảng 15.600 tỉ đồng.
Đây là khoản thu lớn cho ngân sách nhưng sẽ làm tăng chi phí vận tải, tăng giá
thành tất cả sản phẩm dịch vụ, giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Ông cho biết: "Thị trường Việt Nam không
phải chỉ riêng chúng ta sản xuất tiêu thụ với nhau, mà là thị trường của 10
nước ASEAN, cho nên, bất cứ chính sách nào được đưa ra cũng cần có sự so sánh
với 10 nước ASEAN. Không nên so sánh với các nước giàu có hơn như Singapore.
So với thị trường như Thái Lan,trong khi
Thái Lan không tăng giá xăng,nước ta quyết định tăng thuế môi trường với
xăng dầu, từ đó, chi phí vận tải cho tới các chi phí khác sẽ lần lượt tăng lên.
Vậy, cùng một loại hàng hoá nhưng giá lại cao hơn so với nước bạn, liệu doanh
nghiệp Việt Nam
có đủ sức cạnh tranh với các mặt hàng của Thái?".
Thuế
môi trường với xăng (trừ ethanol) tăng từ 3.000 đồng một lít lên mức trần 4.000
đồng; dầu diesel tăng thêm 500 đồng mỗi lít, lên 2.000 đồng. Các mặt hàng dầu
khác như dầu madut, dầu nhờn... tăng 900 đồng lên trần 2.000 đồng mỗi lít.
Riêng dầu hỏa tăng 300 lên 1.000 đồng một lít.
Tuy nhiên, so với đề xuất
Chính phủ đưa ra vào tháng 5 thì thuế môi trường với mặt hàng dầu hoả đã giảm một
nửa, sau khi tiếp thu ý kiến góp ý của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
(HBĐT) - 9 tháng đầu năm, hoạt động ngân hàng trên địa bàn huyện Tân Lạc đảm bảo an toàn và tăng trưởng. Các ngân hàng thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước về lãi suất huy động, đẩy mạnh các biện pháp huy động vốn và cho vay, tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình kết nối ngân hàng với doanh nghiệp, góp phần tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp và nhà đầu tư, kịp thời nguồn vốn tín dụng ưu đãi tới các đối tượng thụ hưởng, phần lớn tỷ lệ tăng trưởng tín dụng dành cho các chương trình đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.
(HBĐT) - Nhằm đẩy mạnh đầu
tư tín dụng góp phần thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đặc biệt chú
trọng vào liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, ngày
7/9/2018 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 116/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một
số nội dung của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính
sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (Nghị định 116).
(HBĐT) - Ngày 24/9, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá tình hình phát triển KT-XH năm 2018 và xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH năm 2019. Đồng chí Nguyễn Chí Dũng - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh.
(HBĐT) - Những năm qua, với nhiều chương trình thiết thực, Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã tăng cường nâng cao chất lượng hoạt động uỷ thác, đưa nguồn vốn ưu đãi đến gần với người dân, kịp thời giúp hộ nghèo, khó khăn, đối tượng chính sách có vốn đầu tư phát triển sản xuất, cải thiện đời sống và giảm nghèo bền vững. Trong đó phải kể đến chương trình cho vay hộ sản xuất, kinh doanh (SX-KD) tại vùng khó khăn theo Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg thực sự là đòn bẩy giúp các hộ vươn lên thoát nghèo bền vững.
(HBĐT) - Thời gian qua, NHCSXH TP Hòa Bình phối hợp với chính quyền, các hội, đoàn thể trên địa bàn triển khai các chương trình tín dụng chính sách đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách, góp phần nâng cao đời sống người dân, đồng thời đẩy lùi tình trạng tín dụng đen ở nông thôn. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã giúp các hộ chính sách trên địa bàn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất - kinh doanh (SX -KD), xây dựng nhà ở, học tập… góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững, thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM ở địa phương.
(HBĐT) - Theo Phòng giao dịch NHCSXH huyện Lạc Thuỷ, ngay từ đầu năm, đơn vị đã bám sát các nghị quyết của Huyện uỷ, kế hoạch phát triển KT-XH của UBND huyện và các nghị quyết của Ban đại diện hội đồng quản trị NHCSXH các cấp, chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng. Hiện, đơn vị thực hiện 15 chương trình tín dụng chính sách.