(HBĐT) - Xác định tầm quan trọng của Nghị quyết T.ư 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (Nghị quyết tam nông), huyện Lạc Thuỷ đã coi trọng tuyên truyền, học tập, quán triệt, thể chế hóa triển khai thực hiện nghị quyết. Nhờ thực hiện nghị quyết đã mang lại diện mạo mới, sức sống mới cho địa phương, thể hiện rõ nét ở đời sống nông dân được cải thiện và nâng cao. Hiện nay, huyện Lạc Thuỷ đang đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sâu rộng, bền vững, gắn với xây dựng NTM.

Mô hình nuôi dê của gia đình ông Nguyễn Văn Nhàn, thôn Đồng Đễ, xã Đồng Tâm (Lạc Thuỷ) cho thu nhập 80-100 triệu đồng/năm.

Hộ ông Nguyễn Văn Nhàn ở thôn Đồng Đễ, xã Đồng Tâm bắt đầu nuôi dê cách đây 7 năm. Ban đầu chỉ nuôi vài con, đến nay, tổng đàn của gia đình ông trên 60 con, cho thu nhập từ 80-100 triệu đồng /năm.

Nuôi dê không phải là hướng đi mới nhưng đang được huyện Lạc Thuỷ phát triển rộng khắp bởi hiệu quả kinh tế cao. Đến nay tổng đàn dê của huyện đạt trên 8.000 con. Huyện đang từng bước xây dựng thương hiệu dê núi Lạc Thuỷ vào năm 2019.

Có thể nói, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết tam nông, huyện Lạc Thuỷ đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, kinh tế nông thôn phát triển khá. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người đạt 34, 6 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm còn 15,83%, hàng năm giảm từ 2-3%/năm. Tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm, thủy sản đạt bình quân 9,9%/năm, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt trên 600 tỷ đồng /năm. Cây ăn quả phát triển khá, đặc biệt là cây ăn quả có múi với diện tích 996 ha, sản phẩm được thị trường ưa chuộng, đang dần hình thành vùng sản xuất tập trung. Bước đầu hình thành nhiều mô hình hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất như: trồng cam thu nhập trên 400 triệu /ha, bưởi Diễn thu nhập trên 250 triệu /ha; trồng mía, chuối hàng hoá, thanh long, bí xanh thu nhập trên 150 triệu /ha. Năm 2017, huyện đã xây dựng thành công nhãn hiệu tập thể đối với sản phẩm Cam Lạc Thuỷ. Năm 2018, huyện xây dựng nhãn hiệu hàng hóa đối với các nông sản chủ lực là gà Lạc Thuỷ, dê Lạc Thuỷ.

Bước vào thực hiện Chương trình xây dựng NTM, từ xuất phát điểm thấp, số tiêu chí bình quân năm 2010 đạt 4, 92 tiêu chí/xã. Đến nay, số tiêu chí bình quân đạt 15, 69 tiêu chí/xã, được tỉnh đánh giá là một trong những huyện đi đầu trong xây dựng NTM. Đến hết năm 2017, toàn huyện có 5 xã đạt chuẩn NTM. Trong xây dựng NTM, kết cấu KT -XH nông nghiệp, nông thôn ngày càng phát triển. Giao thông đảm bảo đi lại thông suốt, đường xã cứng hoá đạt 94,5%; các công trình thủy lợi được cải tạo, nâng cấp, đảm bảo tưới tiêu phục vụ sản xuất và nhu cầu sinh hoạt cho nhân dân;. 100% hộ dân được sử dụng điện lưới. Toàn huyện có 24/35 trường học đạt chuẩn Quốc gia. Cơ sở vật chất văn hóa mỗi năm được đầu tư xây dựng, nâng cấp đảm bảo các tiêu chí xây dựng NTM.

Chủ tịch UBND huyện Lạc Thuỷ Quách Tất Liêm khẳng định: Kết quả đó là tái cơ cấu ngành nông nghiệp được triển khai mạnh mẽ, năng suất, chất lượng, giá trị nhiều loại nông sản tăng khá, công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn phát triển. Chương trình xây dựng NTM gắn với xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn và đô thị hóa được triển khai thực hiện quyết liệt, bộ mặt nông thôn Lạc Thuỷ ngày càng khởi sắc.

Huyện Lạc Thuỷ đã xây dựng đề án phấn đấu về đích huyện NTM vào năm 2021. Để đạt được mục tiêu trên, huyện tiếp tục tuyên truyền, vận động sâu rộng đến cán bộ, nhân dân để nâng cao nhận thức mới về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hóa đầu tư, huy động, lồng ghép các nguồn vốn để tập trung hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng, cơ sở vật chất văn hóa, mạng lưới chợ, hệ thống điện nông thôn, xây dựng trường học, trạm y tế đạt chuẩn. ưu tiên đối với các nhóm xã đăng ký đạt chuẩn sớm, xã khó khăn, các vùng sản xuất tập trung để đạt chuẩn tiêu chí theo lộ trình, đảm bảo tiết kiệm kinh phí đầu tư, thiết thực, bền vững, tạo cảnh quan môi trường văn minh, xanh, sạch, đẹp. Tổ chức lại sản xuất theo hướng tập trung, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, gia trại, đổi mới phương thức hoạt động của các hợp tác xã, tổ hợp tác trên các lĩnh vực, mở rộng sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng mối liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp trong chuỗi giá trị từ sản xuất tới tiêu thụ.

 


                                                                Đinh Thắng

 


Các tin khác


Kinh tế nông nghiệp huyện Lương Sơn chuyển mình sau 5 năm tái cơ cấu

(HBĐT) - Huyện Lương Sơn có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế nông nghiệp và được xác định là huyện kinh tế trọng điểm của tỉnh ta. Đây cũng là địa phương đã khởi động tốt quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

9 tháng, 280 doanh nghiệp thành lập mới

(HBĐT) - Theo số liệu của UBND tỉnh, 9 tháng qua, toàn tỉnh ước có 280 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 4.300 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, số lượng doanh nghiệp cấp mới tăng 9,37%, số vốn đăng ký tăng 156,36%. Có 69 doanh nghiệp đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện; cấp thay đổi, bổ sung nội dung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho 600 lượt doanh nghiệp.

Hội chợ triển lãm sản phẩm CN-TTCN và hàng tiêu dùng khu vực miền Bắc, tỉnh Hòa Bình diễn ra từ 25-31/10/2018

(HBĐT) - Sáng 16/10, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh đã chủ trì cuộc họp Họp Ban Tổ chức (BTC) Hội chợ triển lãm sản phẩm CN-TTCN và Hàng tiêu dùng khu vực miền Bắc, tỉnh Hòa Bình năm 2018 ( Hội chợ).

Hơn 644 triệu đồng vốn vay ưu đãi phát triển sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm

(HBĐT) - Thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Hòa Bình, trong 9 tháng qua, toàn tỉnh đã cho 25.095 lượt khách hàng vay 644.549 triệu đồng để phát triển sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm.

Mở 8 phiên giao dịch việc làm lưu động với trên 3.000 người tham gia

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, Trung tâm Dịch vụ việc làm (Sở LĐ-TB&XH) đã tổ chức 8 phiên giao dịch việc làm lưu động tại các huyện: Cao Phong, thành phố Hòa Bình, Kỳ Sơn, Kim Bôi, Lạc Sơn, Đà Bắc với sự tham gia của 269 lượt doanh nghiệp, 3.140 lao động, trong đó có 1.650 lao động được phỏng vấn.

Dấu ấn phiên chợ đưa hàng Việt về vùng sâu, vùng xa

(HBĐT) - Bà con tấp nập kéo đến chợ; hàng hóa cung ứng đảm bảo chất lượng, mẫu mã, chủng loại đa dạng, phong phú hơn; đặc biệt là không khí hồ hởi trao đổi giao thương khiến Phiên chợ đưa hàng Việt về vùng sâu, vùng xa đi đến đâu để lại ấn tượng tốt đẹp đến đó. Với bà con dân tộc Mông 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu), dấu ấn về Phiên chợ đưa hàng Việt về vùng sâu, vùng xa được tổ chức trong 3 ngày 10 - 12/8/2018 vẫn còn in đậm. Trước đó, cùng với băng rôn, áp phích, tờ rơi, các xe tuyên truyền lưu động đã tới từng xóm, bản để thông báo về phiên chợ lần đầu tiên được tổ chức tại cụm xã vùng cao này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục