Theo đánh giá của Bộ Công thương, thời gian qua, xuất khẩu gạo của Việt Nam liên tục tăng cả về số lượng và giá trị, nhưng vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Vì vậy, đòi hỏi cần có những giải pháp đồng bộ để xuất khẩu lúa gạo bền vững và hiệu quả.
Đóng
bao sản phẩm gạo xuất khẩu tại Công ty Lương thực Sông Hậu (TP Cần Thơ). Ảnh:
VŨ SINH
Chuyển hướng xuất khẩu
Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu gạo đạt hơn 2,13 tỷ USD, năm 2017, xuất khẩu gạo
đạt 5,82 triệu tấn, tăng 21% so với năm 2016, trị giá đạt hơn 2,63 tỷ USD, tăng
22%. Giá FOB bình quân xuất khẩu ở mức 452,6 USD/tấn, tăng 0,8%, tương đương
mức tăng 3,7 USD/tấn so với giá xuất khẩu năm 2016. Bước sang năm 2018, tăng
trưởng tiếp tục được duy trì, chỉ tính đến ngày 15-9-2018, xuất khẩu gạo đạt
4,73 triệu tấn, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2017, trị giá đạt 2,38 tỷ USD,
tăng 24,8%. Giá FOB xuất khẩu bình quân đạt khoảng 503,3 USD/tấn, tăng 62,4
USD/tấn so với cùng kỳ năm trước.
Một trong những yếu tố quan trọng để gạo Việt Nam "chinh phục” được người tiêu
dùng khó tính "xứ người” một phần là do cơ cấu, chủng loại gạo xuất khẩu đã có
những chuyển dịch tích cực, theo hướng tăng dần gạo trắng chất lượng trung bình
và cao, gạo thơm, đồng thời giảm dần gạo trắng chất lượng thấp. Tám tháng đầu
năm 2018, gạo trắng chất lượng thấp chỉ còn chiếm tỷ trọng khoảng 2,07% tổng
lượng gạo xuất khẩu, trong khi gạo trắng chất lượng cao và trung bình chiếm
tổng cộng 42,46%, gạo thơm chiếm tới 33,24% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt
Nam. Với việc mạnh dạn đưa sản phẩm gạo trắng cao cấp và gạo thơm vào thị
trường yêu cầu chất lượng cao, nghiêm ngặt, đã giúp sản phẩm gạo của Việt Nam từng
bước xuất khẩu khắp thế giới, với gần 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, đang tiếp
tục mở rộng thị trường xuất khẩu vào các nước Mỹ la-tinh, Trung Đông... Bộ Công
thương dự báo lượng gạo xuất khẩu năm nay có thể lên đến hơn sáu triệu tấn, đạt
kim ngạch 3,3 tỷ USD.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Công thương, hoạt động xuất khẩu gạo của Việt
Nam vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, do tình hình thương mại
toàn cầu, nhất là thương mại gạo vẫn tiềm ẩn những biến động khó lường. Mặt
hàng gạo là mặt hàng nhạy cảm, được nhiều nước chú trọng áp dụng các tiêu chuẩn
về an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường rất cao. Bên cạnh đó, các sản phẩm
thương hiệu gạo Việt Nam
vẫn chưa được phần lớn người tiêu dùng cuối cùng tại các nước nhập khẩu biết
đến. Vì vậy xuất khẩu gạo vẫn chưa thật sự bền vững.
Giải pháp để xuất khẩu bền vững
Nhằm tạo động lực giải phóng mạnh mẽ năng lực kinh doanh thương mại, thị
trường, thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu thóc, gạo hàng hóa cho nông dân, nhất là
xây dựng, củng cố thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường trong nước và thế
giới, ngày 3-7-2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 942/QĐ-TTg
phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn
2017 - 2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó, mục tiêu phát triển thị trường
xuất khẩu gạo với quy mô, cơ cấu thị trường, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu hợp lý,
ổn định, bền vững và hiệu quả; củng cố các thị trường xuất khẩu truyền thống,
trọng điểm và phát triển các thị trường xuất khẩu mới, tiềm năng; tăng cường
liên kết gắn sản xuất với thị trường theo chuỗi giá trị, bảo đảm chất lượng gạo
xuất khẩu từ khâu sản xuất, tham gia sâu vào chuỗi giá trị gạo toàn cầu; tăng
cường đưa sản phẩm gạo Việt Nam vào các kênh phân phối trực tiếp tại các thị
trường.
Hơn một năm sau, ngày 15-8-2018, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị
định số 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo, và có hiệu lực từ
1-10-2018, thay thế Nghị định số 109/2010/NĐ-CP ngày 4-11-2010 của Chính phủ về
kinh doanh xuất khẩu gạo. Với nhiều điểm mới trong quản lý của Bộ Công thương,
của Chính phủ về lĩnh vực này, góp phần giảm đáng kể chi phí gia nhập thị
trường cho thương nhân, giải phóng gạo hàng hóa cho nông dân. Nghị định
107/2018/NĐ-CP cũng tạo thuận lợi và khuyến khích đầu tư sản xuất, xuất khẩu
sản phẩm có chất lượng, giá trị gia tăng cao, góp phần thực hiện định hướng tái
cơ cấu ngành lúa gạo.
Về phía Bộ Công thương và các bộ, ngành liên quan, trên cơ sở các cơ chế, chính
sách của Chính phủ, Quyết định, Nghị định mới ban hành, tùy theo chức năng đã
tích cực triển khai thực hiện nhiều giải pháp cho phát triển sản xuất, xuất
khẩu gạo. Tựu trung, các giải pháp được chia thành ba nhóm. Một là, nhóm giải
pháp tác động vào phía cung, tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuất lúa gạo,
định hướng sản xuất gắn với tín hiệu thị trường; từng bước nâng cao và ổn định
chất lượng gạo xuất khẩu, bảo đảm đáp ứng các quy định ngày càng khắt khe của
các thị trường nhập khẩu về chất lượng, an toàn thực phẩm; đẩy mạnh hợp tác
quốc tế trong sản xuất, chế biến lúa gạo; ứng dụng công nghệ tiên tiến, công
nghệ cao vào sản xuất, chế biến sâu, bảo quản lúa gạo, giảm tổn thất sau thu
hoạch.
Hai là, nhóm giải pháp tác động vào phía cầu, gồm các giải pháp đàm phán mở cửa
và phát triển thị trường, các biện pháp nhằm duy trì thị trường xuất khẩu ổn
định, tăng cường quan hệ hợp tác thương mại gạo cả theo kênh Chính phủ và doanh
nghiệp; đa dạng và nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại, xây dựng
thương hiệu.
Ba là, nhóm giải pháp có tác dụng hỗ trợ, tác động vào khâu tổ chức xuất khẩu,
kết nối giữa cung và cầu, gồm các giải pháp nhằm cải cách thể chế, hoàn thiện
hành lang pháp lý đối với xuất khẩu; tăng cường và đổi mới công tác thông tin
thị trường; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; tháo gỡ khó khăn trong thanh
toán, tín dụng, bảo đảm nguồn vốn cho sản xuất, xuất khẩu gạo của doanh nghiệp.
TheoNhanDan
(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 8 khu công nghiệp được quy hoạch, trong đó có 4 khu công nghiệp đang có doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đến nay, có 85 dự án đầu tư đã được cấp phép tại các khu công nghiệp, trong đó có 23 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký 438,9 triệu USD, 62 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký khoảng 6.940,24 tỉ đồng. Hiện có 47 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho khoảng 16.957 lao động.
(HBĐT) - Huyện Kỳ Sơn có đa dạng sản phẩm nông nghiệp mang đặc sản vùng miền, được người tiêu dùng biết đến và ưa chuộng như hồng bì, mật ong xã Dân Hòa, Dân Hạ; miến dong xã Phú Minh; lúa tẻ thơm, gà thả đồi, cá sông Đà xã Hợp Thịnh; lợn thịt bản địa xã Độc Lập… Tuy nhiên, huyện chưa có sản phẩm được chứng nhận chỉ dẫn địa lý hay nhãn hiệu tập thể. Việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm được quan tâm, tăng cường nhiều hơn kể từ đầu năm đến nay, khi triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm, giai đoạn 2018 - 2020.
Ngày 28-10, hãng hàng không Vietnam Airlines (VNA) chính thức khai trương đường bay mới Đà Nẵng - Osaka, kết nối trực tiếp hai thành phố du lịch của Việt Nam và Nhật Bản. Hằng ngày, các chuyến bay sẽ xuất phát từ Đà Nẵng lúc 0 giờ 20 phút và từ Osaka lúc 9 giờ 30 phút.
Ngày 28-10, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết, sau khi hoàn thành sửa chữa hư hỏng mặt đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, với trách nhiệm chủ đầu tư, VEC quyết liệt chỉ đạo Ban Quản lý dự án, Tư vấn giám sát khẩn trương tiếp tục kiểm tra, rà soát các hư hỏng tồn tại trên toàn tuyến để yêu cầu nhà thầu khắc phục, sửa chữa ngay cũng như tiếp tục hoàn thiện dứt điểm các hạng mục phụ trợ trên tuyến.
(HBĐT) - Theo số liệu của Sở NN&PTNT, 9 tháng qua, giá trị sản xuất ngành thủy sản theo giá so sánh ước đạt 142 tỷ đồng, vượt 5,7% so với cùng kỳ, đạt 59,8% kế hoạch năm. Các địa phương đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trên các thủy vực lớn, nuôi thủy đặc sản trên diện tích ao, hồ theo định hướng tái cơ cấu ngành thủy sản.
(HBĐT) -Xác định hỗ trợ hội viên phụ nữ phát triển kinh tế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, góp phần xây dựng cuộc sống gia đình ấm no, hạnh phúc. Thời gian qua, Hội Phụ nữ xã Thống Nhất (TP Hoà Bình) đã có nhiều hoạt động thiết thực, giúp hội viên phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.