Phần điểm về hoàn thuế giá trị gia tăng của Việt Nam bị đánh về 0 là một trong những lý do khiến chỉ số nộp thuế tụt 45 bậc trong Báo cáo môi trường kinh doanh 2019 (Doing Business 2019) vừa được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Bà Đinh Thị Quỳnh Vân,
Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn PwC Việt Nam, đã có cuộc trao đổi với
báo chí về vấn đề đang nhận được nhiều chú ý.
- Báo cáo môi trường kinh doanh (Doing Business 2019) vừa được Ngân hàng Thế
giới công bố cho thấy, chỉ số nộp thuế của Việt Nam tụt xuống vị trí 131, rơi
45 bậc so với năm ngoài. Nguyên nhân của sự thay đổi này là gì, thưa bà?
Bà Đinh Thị Quỳnh Vân:Ta nhìn vào tiêu chí của WB thì thấy, riêng
về chỉ số nộp thuế, họ đánh giá theo các yếu tố: số lần nộp thuế, thời gian nộp
thuế, tổng mức thuế suất trên lợi nhuận và cuối cùng là chỉ số sau kê khai như
thòi gian hoàn thuế giá trị gia tăng, thanh kiểm tra thuế.
Trong số trên, số giờ nộp thuế trong Báo cáo môi trường kinh doanh 2019 không
đổi, số lần nộp thuế giảm từ 14 lần xuống 10 lần.
Tuy nhiên, lý do lớn nhất khiến thứ hạng thay đổi là sự thay đổi chính sách
trong khâu hoàn thuế giá trị gia tăng. Doanh nghiệp đánh giá được WB đưa ra là
một doanh nghiệp nhỏ không có hoạt động đầu tư, không có hoạt động xuất khẩu
trong năm khảo sát.
Trước kia, tại Việt Nam, đây là doanh nghiệp có thể được hoàn thuế giá trị gia
tăng nhưng hiện tại, các đơn vị này không thuộc diện được hoàn thuế. Bởi vậy,
điểm số riêng phần này của Việt Nam bằng 0.
- Quy định về hoàn thuế gia trị gia tăng như trên của Việt Nam có phù hợp
với thông lệ quốc tế không, thưa bà?
Bà Đinh Thị Quỳnh Vân:Với đối tượng là doanh nghiệp như trên, có nước
cho hoàn thuế, có nước hạn chế hoàn thuế. Thực tế, có nước không có thuế giá
trị gia tăng, có nước cho hoàn thuế sau 1-3 tháng hoặc sau 12 tháng.
Đó là chính sách của mỗi nước và mình không thể nói là thông lệ đúng hay không
đúng.
Bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Tổng Giám đốc Công ty
trách nhiệm hữu hạn PwC Việt Nam. (Ảnh: PV/Vietnam+)
- Vậy theo bà, Việt Nam cần cải thiện ra sao trong thời gian tới?
Bà Đinh Thị Quỳnh Vân:Ở đây có một số vấn đề. Một là thủ tục hành
chính có ảnh hưởng nhất định. Trong những năm qua ngành thuế đã triển khai
nhiều cải cách như kê khai, nộp thuế điện tử nên hiện thời gian kê khai nộp
thuế thấp.
Tuy nhiên, vấn đề thứ 2 là thời gian doanh nghiệp bỏ ra để chuẩn bị số liệu, tờ
khai thuế đang lớn. Vấn đề này tôi nghĩ cũng có vai trò của doanh nghiệp vì đây
là thời gian để các đơn vị chuẩn bị, cập nhật số liệu. Doanh nghiệp hiện vẫn
làm tờ khai thuế chiết xuất số liệu từ sổ kế toán ra bảng excel. Việc này tốn
nhiều thời gian. Trong khi ấy, doanh nghiệp có thể ứng dụng công nghệ thông tin
để quản lý số liệu từ phần mềm tài chính kế toán.
Một phần nữa cũng ảnh hưởng là chính sách. Ví dụ như việc thay đổi chính sách
hoàn thuế giá trị gia tăng để giảm thiểu gian lận nhưng phía WB lại tính Việt
Nam 0 điểm. Tuy nhiên, đó là sự cân bằng giữa yếu tố về quản lý chính sách và
thủ tục.
- Như bà nói, thời gian nộp thuế vẫn chủ yếu nằm ở khâu chuẩn bị của doanh
nghiệp. Vậy, cơ quan chức năng cần hỗ trợ các doanh nghiệp ra sao thưa bà?
Bà Đinh Thị Quỳnh Vân:Trước đây, việc này đã được làm khá nhiều và
giúp giảm vài trăm giờ. Một loạt các biện pháp đã được đưa ra để bỏ các yêu cầu
không cần thiết trong tờ khai thuế. Đó cũng có thể là việc cần rà soát
tiếp.
Về áp dụng công nghệ thông tin, doanh nghiệp được WB lựa chọn là doanh nghiệp
nhỏ, không phải doanh nghiệp lớn nên việc ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn
chế.
Tuy nhiên, nhiều nước có chính sách kế toán, thuế đơn giản hơn cho doanh nghiệp
vừa và nhỏ. Ta nên có chính sách thuế, chế độ kế toán đơn giản phù hợp hơn cho
doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Cảm ơn bà đã dành thời gian trao đổi!
Theo báo cáo của WB, thời gian nộp thuế của
Việt Nam trong Doing Business 2019 là 498 giờ, trong đó thuế là 351 giờ và bảo
hiểm xã hội là 147 giờ, không thay đổi so với năm ngoái. Trong số 351 giờ nộp
thuế, có 334 giờ là thời gian dành cho việc tính toán số liệu và chuẩn bị tờ
khai. Thời gian cho việc nộp tờ khai và nộp thuế là 17 giờ.
Số lần nộp thuế của Việt Nam là 10 lần, giảm 4 lần so với năm ngoái. Tổng mức
thuế suất trên lợi nhuận là 37,8%, giảm 0,3% so với 38,1% so với kết quả năm
2018.
TheoVietNamPlus
(HBĐT) - "Xưa tìm địch mà đánh, nay dồn điền, đổi thửa, tìm cây, con giống có năng suất cao để nuôi trồng; tìm nghề tạo việc để làm giàu”. Đó là phương châm của hội viên CCB xã Thanh Lương (Lương Sơn) trên mặt trận kinh tế. Theo thống kê năm 2017, thu nhập bình quân của cán bộ, hội viên CCB xã đạt 29 triệu đồng/người. Toàn hội còn 6 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 3%.
(HBĐT) - Những năm gần đây, nhờ sự nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu thị trường, nông dân xã Đông Lai đã tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Nhờ đó, Đông Lai trở thành một trong những xã có diện tích trồng bưởi, trồng sả nhiều nhất ở huyện Tân Lạc. Không ít hội viên hội nông dân (HND) đã đổi đời, tạo khí thế sôi nổi trong phong trào thi đua làm kinh tế giỏi.
(HBĐT) - Trung tuần tháng 10 vừa qua, tại nhà văn hóa phố Re, xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn), hợp tác xã đa ngành nghề Đại Nghĩa đã tổ chức lễ ra mắt với 20 thành viên, tổng vốn điều lệ 850 triệu đồng.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đánh giá: Phát triển nguồn nhân lực biển chưa trở thành nhân tố then chốt trong phát triển bền vững kinh tế biển. Đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực biển còn hạn chế; công tác đào tạo, dạy nghề, hỗ trợ chuyển đổi việc làm cho người dân ven biển chưa đáp ứng được yêu cầu. Do đó, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, lao động ngành thủy sản đang là bài toán cấp thiết, cả trước mắt lẫn lâu dài.
(HBĐT) - Xác định hỗ trợ hội viên phụ nữ phát triển kinh tế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, góp phần xây dựng cuộc sống gia đình ấm no, hạnh phúc. Thời gian qua, Hội Phụ nữ xã Thống Nhất (TP Hoà Bình) đã có nhiều hoạt động thiết thực, giúp hội viên phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.
(HBĐT) - Tốt nghiệp trường Đại học Hà Nội, không chọn công việc tại các doanh nghiệp hào nhoáng ở Hà Nội, anh Trần Trung Đức quyết định về quê lập nghiệp ngay tại mảnh đất quê hương mình tại xã Tân Thành, huyện Lương Sơn). Tích cực tìm tòi, học hỏi, anh Đức đã rất thành công với việc áp dụng các kiến thức học được ở trường đại học vào việc quản lý mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn. Hiện chàng thanh niên 27 tuổi đang có trong tay 4 ha chuối với hơn 1 vạn cây chuối tiêu hồng, chuối Thái Lan cùng xưởng sơ chế, giấm chuối bằng công nghệ hiện đại. Đặc biệt, anh Đức còn là chủ sở hữu thương hiệu "Chuối ViBa” trung bình mỗi ngày cung cấp cho thị trường khoảng 5 tấn chuối chín thành phẩm.