(HBĐT) - Đầu tháng 10, Hội đồng thẩm định xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) của tỉnh tổ chức Hội nghị thẩm định, bỏ phiếu xét công nhận các xã đạt chuẩn NTM đợt 1 năm 2018, trong đó có xã Tân Vinh (Lương Sơn). Kết quả bỏ phiếu đạt 100%. Tân Vinh là 1 trong 3 xã về đích NTM trong đợt đầu năm nay của tỉnh.


 

Điểm bưu điện - văn hóa xã Tân Vinh (Lương Sơn) duy trì hoạt động thường xuyên, đáp ứng nhu cầu giao dịch của nhân dân.

 

Đồng chí Đinh Văn Lợi, Chủ tịch UBND xã cho biết: Xã tiến hành xây dựng NTM có nhiều thuận lợi, có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục được đầu tư trong nhiều năm và đã phát huy hiệu quả. Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng NTM được triển khai kịp thời từ trong nội bộ Đảng đến quần chúng nhân dân, tạo ý thức và sự đồng thuận cao trong nhân dân với vai trò là chủ thể cùng Đảng bộ, chính quyền chung tay xây dựng NTM. Tuy nhiên, xã cũng gặp khó khăn như một số chủ trương, chính sách của Nhà nước về xây dựng NTM khi đi vào thực tế chưa phù hợp phải kiến nghị thay đổi, điều chỉnh. Quá trình xây dựng xã NTM vào thời điểm cắt giảm đầu tư công nên việc đầu tư từ ngân sách gặp nhiều khó khăn. Việc huy động nguồn lực từ các tổ chức, doanh nghiệp hạn chế, nguồn vốn trong dân không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu.

Xác định xây dựng NTM là vấn đề lớn có tính chiến lược trong phát triển KT-XH, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân xã Tân Vinh đặt ra quyết tâm phải hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM trong giai đoạn 2011 - 2020. Công tác tuyên truyền về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM được đẩy mạnh. Hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của chương trình, nhân dân tự nguyện, tự giác tham gia đóng góp bằng những việc làm cụ thể, thiết thực như hiến đất, góp tiền mặt, ngày công lao động để xây dựng các công trình phúc lợi, cơ sở hạ tầng. Trong giai đoạn 2011-2018, xã huy động và lồng ghép tổng nguồn vốn 109.143 triệu đồng thực hiện Chương trình. Trong đó, ngân sách T.Ư 11.020 triệu đồng (chiếm 10,1%), ngân sách huyện 36.783 triệu đồng (chiếm 33,7%), ngân sách xã 180 triệu đồng (chiếm 0,16%), lồng ghép 6.223 triệu đồng (chiếm 5,7%), vốn doanh nghiệp 13.297 triệu đồng (chiếm 12,16%), vốn tín dụng 11.350 triệu đồng (chiếm 10,39%), nhân dân đóng góp 30.290 triệu đồng (chiếm 27,75 %), bao gồm hiến đất nông nghiệp 6.674 m2 (quy thành tiền 667 triệu đồng), đóng góp 4.508 ngày công lao động (quy thành tiền 3.273 triệu đồng), đóng góp tiền mặt 26.350 triệu đồng xây dựng, chỉnh trang nhà ở, xây dựng, tu sửa nhà văn hoá các xóm.

Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, qua từng năm, các tiêu chí NTM dần được thực hiện đáp ứng tiêu chí chuẩn. Cơ sở hạ tầng từng bước được đầu tư nâng cấp. Từ thực hiện Chương trình, diện mạo nông thôn xã có nhiều thay đổi. Hệ thống đường giao thông nông thôn, đường nội đồng được xây dựng, nâng cấp, cứng hóa với kinh phí đầu tư 9.179 triệu đồng, giúp cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa thuận tiện, không còn lầy lội vào mùa mưa.

Trong 5 năm, xã được lắp đặt mới và sửa chữa 8 trạm biến áp, nâng cấp đường điện xóm Rụt, cải tạo mạng lưới điện trên toàn xã, kinh phí 15 tỉ đồng. Nhân dân xóm Đồng Tiến đóng góp 13 triệu đồng, xóm Vé đóng góp 11 triệu đồng làm đường điện thắp sáng. Nhờ đó, 100% hộ dân trên địa bàn được sử dụng điện an toàn, thường xuyên. Bằng nhiều nguồn vốn, nhân dân đã tự đầu tư xây mới và tu sửa nhà ở đảm bảo đạt theo tiêu chí của Bộ Xây dựng. Nhân dân đã xây mới 85 căn nhà, tu sửa 93 căn nhà. Đến nay, toàn xã có 985 nhà ở đạt chỉ tiêu của Bộ Xây dựng, chiếm 84,7%. Từ năm 2014, xã xóa xong nhà tạm, nhà dột nát.

Trong phát triển sản xuất, xã quy hoạch vùng sản xuất trồng trọt, chăn nuôi tập trung; nhân rộng các mô hình có giá trị kinh tế cao; thành lập các tổ, nhóm hợp tác giúp nhau phát triển kinh tế; tạo điều kiện hỗ trợ nhân dân tiếp cận các nguồn vốn vay tín dụng để phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao thu nhập. Nhiều mô hình triển khai có hiệu quả và được nhân rộng như: chăn nuôi gà thả vườn, nuôi lợn nái, trồng cây có múi, rau hữu cơ, mô hình chanh leo, trồng hoa hồng, ngô vụ đông...

Bằng sự quyết tâm, đồng lòng, chung sức xây dựng NTM, xã Tân Vinh đã phấn đấu về đích NTM thành công. Nếu năm 2016 xã mới đạt 13/19 tiêu chí, trong năm 2017 xã đạt thêm 3 tiêu chí, những tháng đầu năm 2018 đạt thêm 3 tiêu chí, hoàn thành kế hoạch về đích. Cũng từ thực hiện Chương trình, kinh tế của xã có những chuyển biến tích cực, đời sống, thu nhập của người dân được cải thiện và nâng cao. Năm 2011, mức thu nhập bình quân đầu người đạt 14 triệu đồng, đến năm 2017 đạt 28 triệu đồng, ước năm 2018 là 30 triệu đồng. Năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã chiếm 2,5%, kế hoạch năm 2018 giảm còn 27 hộ, chiếm 2,3%.

 

Hà Thu

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục