Việc DĐĐT nhằm hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn; tạo thuận lợi cho liên kết sản xuất, ứng dụng KHKT, thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất; gắn việc DĐĐT với tổ chức lại sản xuất nông nghiệp. Phấn đấu đến năm 2020 có 50% số xã thực hiện DĐĐT; đến năm 2025 có 60% số xã hoàn thành cơ bản việc DĐĐT; tương ứng khoảng 18% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Số thửa ruộng bình quân/hộ sau khi dồn đổi giảm từ 7-9 thửa xuống còn 1-3 thửa. Quỹ đất công ích dành cho mục đích phát triển hạ tầng, khu dân cư, được quy hoạch tập trung theo yêu cầu xây dựng NTM.
Toàn tỉnh hiện có khoảng 16.159 ha đất có khả năng DĐĐT. Theo đó, UBND tỉnh đề ra kế hoạch năm 2019, 11 huyện, thành phố DĐĐT được 2.292 ha, năm 2020 được 2.286,59 ha và đến năm 2025 được 6.202,95 ha. Kết quả sau DĐĐT được 14.521,61 ha.
Những năm qua, huyện Yên Thủy đã tiên phong thực hiện dồn điền, đổi thửa góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất trên diện tích canh tác.
Kế hoạch đề ra 3 hình thức thực hiện gồm: (1) DĐĐT: Là những diện tích có sự hoán đổi các thửa ruộng của các hộ trên cùng một hay nhiều xứ đồng về cùng một vị trí và trở thành cùng một ruộng. Hình thức này chủ yếu áp dụng trên những diện tích tương đối bằng phẳng, có khả năng cải tạo mặt bằng. (2) Dồn điền nhưng không đổi thửa: Là hình thức các hộ dân có ruộng liền kề trong cùng một xứ đồng, cùng đặc điểm đất đai, đồng thuận phá bỏ tối đa các bờ ruộng nhỏ để hình thành những thửa ruộng lớn (ở cùng độ cao). Đây là hình thức đơn giản, không phải thay đổi địa điểm, không phải làm lại hồ sơ đất. Tuy nhiên, cần khâu tổ chức sản xuất tốt để phát huy hiệu quả sau dồn điền và đặc biệt thuận lợi để cơ giới hóa. Hình thức này cũng rất phù hợp để chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa để sản xuất hàng hóa theo hợp đồng liên kết - tiêu thụ sản phẩm. (3) Đổi thửa nhưng không dồn điền: Hình thức này phù hợp trên chân ruộng bậc thang, đất bưa bãi, khó có thể cải tạo mặt bằng. Mục đích chính là đưa các thửa ruộng của cùng một hộ về cùng một khu để thuận lợi hơn trong canh tác cho mỗi gia đình.
Tổng kinh phí thực hiện DĐĐT khoảng 350 tỷ đồng, bao gồm nguồn ngân sách T.Ư (thông qua chính sách hỗ trợ bảo vệ phát triển đất trồng lúa); nguồn ngân sách tỉnh (hỗ trợ theo chính sách DĐĐT được HĐND tỉnh phê duyệt); nguồn ngân sách huyện, xã; nguồn chương trình mục tiêu quốc gia; nguồn khác (nhân dân đóng góp, huy động nguồn xã hội hóa). Giai đoạn 2019 - 2020 dự kiến kinh phí 100 tỷ đồng; giai đoạn 2021 - 2025 dự kiến khoảng 250 tỷ đồng.
Kinh phí thực hiện ưu tiên theo các nội dung: Hỗ trợ cải tạo, xây dựng đường giao thông nội đồng và hệ thống thủy lợi. Thực hiện đo đạc lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính và cấp mới, cấp thay đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thực hiện chỉnh trang đồng ruộng sau DĐĐT như: san ủi cải tạo mặt bằng đồng ruộng, cải tạo đất, khuyến khích áp dụng cơ giới hóa. Hỗ trợ kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo xã, Ban DĐĐT xóm. Thực hiện công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.
T.H