(HBĐT) - Sau 5 năm thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, huyện Kỳ Sơn đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực. Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề; các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục đổi mới.
Xã Độc Lập (Kỳ Sơn) chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại rau, đậu
có giá trị kinh tế cao.
Trên cơ sở điều kiện thực tế, tiềm năng, lợi thế của huyện, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch và đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trong giai đoạn 2013-2018, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp khá và ổn định, bình quân đạt trên 4%/năm; tổng sản lượng lương thực có hạt bình quân hàng năm đạt 15.000 tấn.
Một trong những mục tiêu quan trọng của Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững của huyện Kỳ Sơn là đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng NTM. Theo đó, huyện đẩy mạnh thực hiện các chính sách phát triển sản xuất trồng trọt, làng nghề, nuôi cá lồng và tiêu thụ nông sản, cải tạo vườn tạp, khuyến khích đầu tư trong nông nghiệp, nông thôn của UBND tỉnh; đăng ký thực hiện Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm. Huyện tập trung phát triển các cây trồng chính có lợi thế như cây có múi, mía trắng, rau an toàn. Đến nay, tổng diện tích cây ăn quả có múi của huyện phát triển lên 180 ha, thu nhập từ 300 - 400 triệu đồng/ha/năm. Cây mía có diện tích 320 ha, chủ yếu là mía ăn tươi, thu nhập bình quân đạt 100-120 triệu đồng/ha/năm. Đồng thời, huyện tiếp tục đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế tập thể, hợp tác xã. Toàn huyện có 7/9 xã có hợp tác xã, tổ hợp tác, nhóm đồng sở thích hoạt động có hiệu quả.
Từ định hướng này, quá trình tái cơ cấu nông nghiệp của huyện Kỳ Sơn được thực hiện lồng ghép với việc hoàn thành các tiêu chí về NTM. Đến hết năm 2017, huyện có 4/9 xã đạt chuẩn NTM, số tiêu chí NTM trung bình đạt 15,3 tiêu chí/xã. Hiện, xã Dân Hạ đang hoàn thiện các tiêu chí để về đích NTM vào cuối năm 2018.
Trong 5 năm qua, từ nhiều nguồn vốn và chương trình, huyện Kỳ Sơn đã tổ chức hàng trăm lớp chuyển giao KHKT cho hơn 4.000 lượt người tham gia và triển khai nhiều mô hình có hiệu quả kinh tế cao như trồng lúa; ngô giống mới; dưa chuột Nhật; bí xanh; nấm sò; rau an toàn; nuôi ong lấy mật; chăn nuôi gà thịt, lợn nái… Các xã chủ động chuyển đổi 35 ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như bí xanh, dưa chuột, mía trắng, cây ăn quả có múi... Ngoài ra, huyện phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị như chuỗi sản xuất - tiêu thụ dưa chuột; dự án trồng và tiêu thụ các sản phẩm từ cây Sacha trồng xen nghệ đỏ; chuỗi liên kết và tiêu thụ sản phẩm nấm ăn, nấm dược liệu… Do vậy đời sống của người dân được nâng cao. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện đạt trên 40 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn trên 6%.
Đồng chí Hoàng Văn Minh, Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn cho biết: Trong thời gian tới, huyện tiếp tục có chính sách ưu đãi dành cho các HTX, doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao ở các địa phương để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có năng suất, chất lượng, có giá trị gia tăng. Trong đó trọng tâm là các doanh nghiệp trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản xuất, chế phẩm sinh học, chế biến nông sản… Có đánh giá, dự báo và cảnh báo về nhu cầu thị trường làm cơ sở định hướng phát triển nông nghiệp. Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ các HTX, doanh nghiệp tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Công ty TNHH Midori Apparel Việt Nam Hòa Bình hoạt động tại KCN Lương Sơn, được thành lập năm 2011. Là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Công ty chuyên sản xuất, gia công trang phục bảo hộ lao động, quần áo thông thường, dụng cụ bảo hộ lao động và mũ bảo hộ lao động. Nhà máy của Công ty có quy mô sản xuất 1,3 - 1,5 triệu sản phẩm/năm, diện tích toàn bộ nhà xưởng 30.000 m2. Ngay từ khi thành lập đến nay, Công ty luôn quan tâm thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ).
(HBĐT) - Trung tuần tháng 11, không khí làm vụ đông tại các xã dọc tuyến đường 12 B: Vĩnh Đồng, Hạ Bì, Kim Bình, Nam Thượng, Sào Báy (Kim Bôi)... diễn ra khẩn trương. Màu xanh mướt của vụ đông đã hiển hiện trên cánh đồng xóm Mớ Đồi, Mớ Khoắc, Mớ Đá, xã Hạ Bì. Hàng trăm nông dân hối hả làm vụ đông cho kịp khung thời vụ. Chỗ này làm đất, chỗ kia ủ phân, chỗ làm dàn cây leo, khu tưới cây.
(HBĐT) - Căn cứ Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020”;Căn cứ Quyết định số 3594/QĐ-BNN-KTHT ngày 13/9/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020”; UBND tỉnh Hòa Bình ban hành Kế hoạch số 142/KH-UBND ngày 7/11/2018 thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
(HBĐT) - Ngày 19/11, UBND tỉnh tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai Kế hoạch sản xuất vụ đông xuân năm 2018-2019. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự có lãnh đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố.
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa ra mắt hai gói sản phẩm tiết kiệm độc đáo 3 trong 1: "Gửi tiết kiệm, mở tài khoản thanh toán, mở thẻ tín dụng” dành cho hai nhóm khách hàng: Gói Superior Kids dành cho các gia đình trẻ và gói Delux Savings dành cho những người có thu nhập cao.