(HBĐT) - Trung tuần tháng 11, không khí làm vụ đông tại các xã dọc tuyến đường 12 B: Vĩnh Đồng, Hạ Bì, Kim Bình, Nam Thượng, Sào Báy (Kim Bôi)... diễn ra khẩn trương. Màu xanh mướt của vụ đông đã hiển hiện trên cánh đồng xóm Mớ Đồi, Mớ Khoắc, Mớ Đá, xã Hạ Bì. Hàng trăm nông dân hối hả làm vụ đông cho kịp khung thời vụ. Chỗ này làm đất, chỗ kia ủ phân, chỗ làm dàn cây leo, khu tưới cây.
Nông dân xóm Rạnh, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) chăm sóc ngô đông.
Chủ tịch UBND xã Hạ Bì Bùi Ngọc Thảo cho biết: Các loại rau màu vụ đông vừa phục vụ nhu cầu Tết Nguyên đán, vừa phải bảo đảm khung thời vụ sản xuất chiêm xuân nên đòi hỏi phải khẩn trương. Hạ Bì là một trong những xã có truyền thống làm vụ đông, vụ sản xuất thứ 3 của năm. Người dân có ý thức tự giác rất cao, ngay sau thu hoạch lúa mùa, nông dân khẩn trương triển khai kế hoạch làm vụ đông. Hầu như các gia đình không để đất trống. Bà con nắm chắc khung thời vụ và quy trình kỹ thuật gieo trồng nên hiệu quả sản xuất khá cao.
Xã Hạ Bì đặt kế hoạch gieo trồng 80 ha cây vụ đông. Diện tích ngô 20 ha nhưng do thời tiết mưa nhiều đã bị thiệt hại, giảm đáng kể, các cây trồng khác bảo đảm kế hoạch. Bà con tập trung trồng các loại rau ngắn ngày như: khoai tây, su hào, bắp cải, súp lơ, các loại hoa, cơ bản bảo đảm kế hoạch. Khoai tây là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế khá, bắt đầu trồng từ tháng 11, đến gần Tết cho thu hoạch, giá bán khá ổn định, có khi tới 15.000 - 16.000 đồng/kg, tính ra thu nhập đạt khoảng 200 triệu đồng/ha. Năm nay, xã đặt kế hoạch trồng 8 ha khoai tây. Xã hỗ trợ toàn bộ giống với 4,2 tấn giống khoai tây Đức trồng 8 ha tại xóm Mớ Đồi và Mớ Khoắc. Bà con chỉ bỏ phân bón, công sức đầu tư. Mỗi hộ trồng từ 150 - 300 m2, sau mấy tháng cũng thu được vài triệu đồng.
Giá su su, súp lơ, các loại rau khác cũng khá ổn định. Đơn cử như năm ngoái, súp lơ giá 9.000 - 10.000 đồng/cây, mỗi hộ trồng 200 - 300 cây cũng có từ 2 - 3 triệu đồng. Su hào đầu vụ bán được 5.000 - 6.000 đồng/củ. Riêng HTX Dịch vụ nông nghiệp Hạ Bì có 6.000 m2, trồng các cây vụ đông có hiệu quả kinh tế cao, giá bán cao hơn hẳn của nông dân. Sản phẩm vụ đông của xã bán khắp thị trường trong và ngoài huyện. Sản xuất vụ đông vừa cải tạo đất, vừa giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Tiền bán rau, màu góp phần cải thiện cuộc sống. Thu nhập của bà con đạt 31 triệu đồng/người/năm, hộ nghèo còn 9,6%.
Vĩnh Đồng cũng là xã trọng điểm triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông của huyện Kim Bôi. Các xóm Chiềng 1 đến Chiềng 5, xóm Chanh… đang ra quân làm vụ đông với phương châm không để đất trống và bảo đảm khung thời vụ cho vụ đông - xuân 2018 - 2019. Xã có diện tích đất canh tác ít nhưng nhờ làm vụ đông mà bà con có cuộc sống ổn định.
Chủ tịch UBND xã Vĩnh Đồng Bùi Thanh Hải cho biết: Xã có khoảng 90% dân số làm nông nghiệp. Vụ đông đã trở thành vụ sản xuất chính trong năm, góp phần đem lại thu nhập cho người dân, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán. Xã vẫn duy trì các cây trồng chính như khoai tây, ngô, củ đậu, các loại rau su hào, bắp cải, ngô nếp, dưa chuột thơm... tiêu thụ chủ yếu ở chợ Rạnh, xã Đông Bắc và một số nơi trong, ngoài huyện.
Phó phòng NN&PTNT huyện Kim Bôi Bùi Văn Bộ cho biết: Vụ đông có vai trò quan trọng cải thiện đời sống nông dân. Thời gian sản xuất vụ đông không chỉ bó gọn vài tháng. Từ trung tuần tháng 9, huyện đã có kế hoạch triển khai và chỉ đạo các xã sản xuất vụ đông. Đến thời điểm này, huyện Kim Bôi cơ bản hoàn thành kế hoạch gieo trồng vụ đông, đạt gần 2.000 ha với các cây trồng chủ yếu là rau ăn lá, ngô, khoai tây, khoai lang, dưa chuột...
L.C
(HBĐT) - Hoá đơn điện tử là gì? Hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử, là giải pháp toàn diện thời công nghệ giúp các tổ chức, doanh nghiệp có thể phát hành, phân phối, xử lý các nghiệp vụ và lưu trữ hóa đơn điện tử thay thế cho việc phát hành và sử dụng hóa đơn giấy.
(HBĐT) - Hơn 20 năm nay, nghề làm chổi chít xuất khẩu ở huyện Kỳ Sơn và xã Trung Minh (TP Hòa Bình) đã tạo việc làm và thu nhập cho hàng nghìn lao động nông nhàn. Nhưng từ đầu năm đến nay, quá nửa số xưởng làm chổi phải đóng cửa vì giá chít tăng cao mà giá chổi xuất khẩu sang Trung Quốc xuống thấp.
(HBĐT) - Từ ngày 15-18/11, BCĐ Chương trình MTQG xây dựng NTM tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (gọi tắt là OCOP) năm 2018. Tham dự có gần 80 đại biểu đại diện các sở, ngành của tỉnh, lãnh đạo và trưởng phòng chuyên môn các huyện, thành phố trong tỉnh. Đây là nội dung bước đầu để tỉnh triển khai Chương trình OCOP.
(HBĐT) - 10 tháng qua, tỉnh ta đã cấp quyết định chủ trương đầu tư cho 36 dự án, gồm 34 dự án trong nước với số vốn đăng ký 6.398 tỷ đồng, 2 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) với số vốn đăng ký 240.000 USD.
(HBĐT) - Ngày 16/11, Công ty Thủy điện Hòa Bình tổ chức hội nghị tập huấn công tác văn hóa doanh nghiệp - EVN năm 2018 cho khoảng 170 cán bộ, công nhân viên (CBCNV) bao gồm các đồng chí trong Ban Giám đốc, BCH Đảng bộ, Trưởng, phó các đơn vị; Ban Chi ủy các Chi bộ; Trưởng, phó Tổ sản xuất, Trưởng ca, Trưởng kíp, Điều hành viên chính vận hành, Công đoàn, Đoàn Thanh niên…trong đơn vị. Lớp tập huấn do Giảng viên Lê Anh Sơn là giảng viên cao cấp, chuyên gia Phát triển Năng lực truyền đạt.
(HBĐT) - Trước đây, trên diện tích đất vườn, đồi, nông dân xã Mỵ Hòa (Kim Bôi) thường canh tác sắn, mía đường hiệu quả kinh tế thấp, có năm còn rơi vào tình cảnh thua lỗ, "khóc dở, mếu dở” vì mía "đắng”. Kể từ năm 2013, nhận thấy cây ăn quả có múi có giá trị kinh tế cao, mang đến cho nông nghiệp, nông thôn ở nhiều vùng trong tỉnh diện mạo mới, nông dân ở các xóm có lợi thế về đất đai, thổ nhưỡng đã chuyển đổi sang trồng cam, bưởi.