Ngày 21-11, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị Ðổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước (DNNN), trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Cùng dự có các Phó Thủ tướng: Vương Ðình Huệ, Trịnh Ðình Dũng.



Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: THỐNG NHẤT (TTXVN)

Phát biểu ý kiến chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định DNNN có vai trò hết sức cần thiết cho sự phát triển đất nước, các quốc gia trên thế giới đều có DNNN để điều tiết, quản lý nền kinh tế. Chính phủ đã thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (DN), với yêu cầu không phải có thêm cơ quan trung gian, gây khó khăn, ách tắc cho sản xuất, kinh doanh mà phải đổi mới công tác quản lý để DNNN phát triển, xứng tầm vai trò chủ đạo của nền kinh tế.

Tinh thần chỉ đạo chung của Chính phủ là tạo mọi thuận lợi về cơ chế, chính sách, pháp luật để thực hiện cổ phần hóa (CPH), thoái vốn DNNN, trường hợp có vướng mắc phải đề xuất, sửa đổi ngay. Sau hội nghị, Thủ tướng sẽ ban hành Chỉ thị về tăng cường chỉ đạo đẩy mạnh cơ cấu lại, sắp xếp, đổi mới DNNN, CPH, thoái vốn DNNN. Ðồng thời, các đơn vị phải thực thi nghiêm pháp luật, không để có lỗ hổng pháp lý và tái diễn những vi phạm trong CPH, thoái vốn. Thủ tướng yêu cầu xác định rõ trách nhiệm cá nhân, tổ chức trong việc để chậm trễ trong công tác CPH, thoái vốn, niêm yết trên sàn chứng khoán, có chế tài đủ mạnh, xử lý nghiêm các vi phạm, không để tái diễn. Khẩn trương tổng hợp ý kiến, kiến nghị của các tập đoàn, tổng công ty, DNNN để trình cấp có thẩm quyền sửa đổi ngay các quy định liên quan đến xác định giá trị quyền sử dụng đất, giá trị DN CPH, quy trình CPH, thoái vốn, các quy định về quản lý tài chính, tiền lương, đăng ký, niêm yết,…

Thời gian qua, công tác đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động DNNN đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần ổn định vĩ mô, tạo nguồn thu ngân sách nhà nước; giảm số lượng DNNN từ hơn 12 nghìn xuống còn dưới 600 DN. Tuy nhiên, hiệu quả, đóng góp của nhiều DNNN còn thấp, nợ xấu, thua lỗ, thất thoát lớn, tính công khai, minh bạch, kiểm tra, kiểm soát có nhiều vấn đề. Trong khi xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu sau CPH, lợi nhuận của DN tăng mạnh, vẫn còn tâm lý sợ mất vị trí, vai trò sau CPH, thoái vốn cho nên không thực hiện. Chính tư tưởng yên vị này đã và đang kìm hãm tiến độ đổi mới; lợi ích nhóm, tham nhũng trong CPH, thoái vốn DNNN.

Nhắc đến thực tế gần đây có một số vụ án tham nhũng, tiêu cực khởi tố cán bộ, lãnh đạo tập đoàn, tổng công ty, bộ, ngành, địa phương liên quan, Thủ tướng cho rằng nguyên nhân vừa do cơ chế, chính sách, vừa do buông lỏng quản lý nhà nước trong thời gian dài, đặc biệt là lỗi chủ quan của cán bộ, tổ chức liên quan. Quan điểm của Ðảng, Nhà nước là tiếp tục thực hiện nghiêm công tác phòng, chống tham nhũng tiêu cực, khắc phục khuyết điểm, hạn chế trong CPH, thoái vốn DNNN. Chính phủ sẽ chủ động chỉ đạo, rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách để tập trung khắc phục. Công tác thanh tra, kiểm tra phải hết sức chặt chẽ, mục đích để DN làm đúng hơn, thực hiện tốt hơn các quy định, cơ chế chính sách liên quan. Xử lý vi phạm nhưng không kìm hãm sự phát triển mà phải nỗ lực đổi mới, các cơ quan chức năng cần củng cố niềm tin cho DN, nhà đầu tư và thị trường, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để tạo động lực phát triển kinh tế.

Nhấn mạnh đến mục tiêu, yêu cầu đổi mới, nâng cao hiệu quả DNNN thời gian tới, Thủ tướng chỉ rõ: các cấp, các ngành, tập đoàn, tổng công ty, DNNN cần nghiêm túc quán triệt thực hiện nhiệm vụ cơ cấu lại, CPH, thoái vốn theo nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch, không làm thất thoát vốn, tài sản nhà nước. CPH phải gắn với niêm yết trên sàn chứng khoán vì quá trình CPH dễ gây thất thoát tài sản nhà nước, dễ xảy ra tham nhũng. Trường hợp DN có khả năng không hoàn thành kế hoạch CPH, thoái vốn có lý do khách quan, cần kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết.


Theo Báo Nhân dân

Các tin khác


Phấn đấu tới năm 2020, toàn tỉnh có trên 15 HTX ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp

(HBĐT) - Căn cứ Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020”;Căn cứ Quyết định số 3594/QĐ-BNN-KTHT ngày 13/9/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020”; UBND tỉnh Hòa Bình ban hành Kế hoạch số 142/KH-UBND ngày 7/11/2018 thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Toàn tỉnh gieo trồng trên 66,5 nghìn ha cây hàng năm

(HBĐT) - Ngày 19/11, UBND tỉnh tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai Kế hoạch sản xuất vụ đông xuân năm 2018-2019. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự có lãnh đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố.

VPBank tung ưu đãi lớn cùng gói sản phẩm tài chính 3 trong 1

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa ra mắt hai gói sản phẩm tiết kiệm độc đáo 3 trong 1: "Gửi tiết kiệm, mở tài khoản thanh toán, mở thẻ tín dụng” dành cho hai nhóm khách hàng: Gói Superior Kids dành cho các gia đình trẻ và gói Delux Savings dành cho những người có thu nhập cao.

Những điểm mới trong chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn

(HBĐT) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam vừa ban hành Thông tư số 25/2019/TT-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 10/2015/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, theo đó có khá nhiều điểm mới có lợi cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Những điều cần biết về hóa đơn điện tử

(HBĐT) - Hoá đơn điện tử là gì? Hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử, là giải pháp toàn diện thời công nghệ giúp các tổ chức, doanh nghiệp có thể phát hành, phân phối, xử lý các nghiệp vụ và lưu trữ hóa đơn điện tử thay thế cho việc phát hành và sử dụng hóa đơn giấy.

Lao đao nghề làm chổi chít xuất khẩu

(HBĐT) - Hơn 20 năm nay, nghề làm chổi chít xuất khẩu ở huyện Kỳ Sơn và xã Trung Minh (TP Hòa Bình) đã tạo việc làm và thu nhập cho hàng nghìn lao động nông nhàn. Nhưng từ đầu năm đến nay, quá nửa số xưởng làm chổi phải đóng cửa vì giá chít tăng cao mà giá chổi xuất khẩu sang Trung Quốc xuống thấp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục