(HBĐT) - Được kỳ vọng là cây xóa đói, giảm nghèo nhưng những vụ mùa gần đây, dong riềng (hay còn gọi là củ đót) liên tục rớt giá thảm hại. Những ngày này, bà con xã Cao Sơn (Đà Bắc) ngậm ngùi đào dong riềng bán với giá chỉ vài trăm đồng một cân.


Mặc dù giá bán rất thấp nhưng vợ chồng ông Bàn Văn Tơn, xóm Tằm, xã Cao Sơn (Đà Bắc) vẫn  ngậm ngùi thu hoạch dong riềng để có đất kịp làm vụ mới.

Đến huyện vùng cao Đà Bắc, nhắc đến cây dong riềng ai cũng biết. Xã Cao Sơn trồng nhiều loại cây này. Theo đồng chí Bàn Văn Xuân, Phó Chủ tịch UBND xã: Những năm gần đây, diện tích trồng dong riềng ở Cao Sơn dao động từ 250 - 300 ha/năm. Đây được coi là cây trồng chủ lực, đem lại nguồn thu nhập chính cho bà con. Có những thời điểm, người dân coi dong riềng không chỉ là cây giảm nghèo mà còn giúp họ làm giàu khi giá bán tăng lên 2.000 đồng/kg. Thế nhưng, năm được ít hơn năm mất, dong riềng liên tục rớt giá, tính ra giá trị kinh tế chưa bằng cây ngô, cây sắn. Còn vụ này, giá dong riềng lập "đáy” mới…

"Nếu không đào bán thì không có đất để làm vụ mới, giá thấp thế này thì còn thua cây ngô, cây sắn”, ông Bàn Văn Tơn, xóm Tằm chia sẻ. Hai hôm nay, vợ chồng ông Sơn  đắn đo không biết nên đào dong riềng bán hay không vì giá quá thấp, chỉ từ 550 - 600 đồng/kg. Mấy năm trở lại đây, gia đình ông Tơn duy trì trồng hơn 2.000 m2 dong riềng. Vụ năm ngoái, bán từ 1.500 - 2.000 đồng/kg đã đem lại cho gia đình ông hơn 8 triệu đồng. "Việc trồng, chăm sóc dong riềng không quá vất vả, nếu giá bán 1.500 đồng/kg đã có lãi. Còn với giá như hiện nay chúng tôi làm không có công, thậm chí chưa đủ tiền đầu tư giống và phân bón”, ông Tơn ngán ngẩm. 

Nhiều năm nay, gia đình ông Đinh Văn Mẹo, xóm Sơn Lập cũng duy trì trồng hơn 3.000 m2 dong riềng. Năm ngoái, ông Mẹo hoang mang khi giá dong riềng giảm chỉ còn 1.000 đồng/kg, nhưng gia đình ông vẫn tiếp tục trồng với kỳ vọng vụ năm nay giá cao hơn. Thế nhưng, đầu vụ giá cao nhất cũng chỉ được 700 đồng/kg, hiện tại còn thấp hơn nên gia đình ông đành phải đào dong riềng bán để gỡ gạc phần nào. "Gia đình tôi trồng ít nên ảnh hưởng không quá lớn nhưng có những hộ chuyên trồng dong riềng, diện tích hàng ha. Những hộ trồng nhiều như vậy phải thuê người thu hoạch. Giá bán như hiện nay thì không đủ tiền thuê công nhân, chứ đừng nói là có lãi”, ông Mẹo cho hay. 

Ở xã Cao Sơn, những xóm trồng nhiều dong riềng nhất gồm: Sèo, Sơn Phú, Nà Chiếu. Tính đến thời điểm này, khoảng một nửa diện tích dong riềng của xã đã được thu hoạch. Theo đồng chí Bàn Văn Xuân, Phó Chủ tịch UBND xã, để tận dụng nguồn nguyên liệu có sẵn, một xưởng sản xuất miến dong ở Cao Sơn đã được thành lập. Những ngày gần đây, xưởng mới bắt đầu hoạt động trở lại. 

Cao Sơn còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo của xã khá cao (trên 33%). Trong nỗ lực chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây dong riềng chiếm tỷ trọng lớn. Thế nhưng với giá bán như hiện nay, từ một cây trồng nhiều hứa hẹn, dong riềng lại khiến người nông dân dở khóc, dở cười. 
 


 Viết Đào

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Giá vàng sáng 26/4

Ngày 26/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau: Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82 - 84,32 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Khách sạn đầu tiên của tỉnh Hoà Bình được công nhận tiêu chuẩn 4 sao

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa ban hành Quyết định số 307/QĐ-CDLQGVN về việc công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với khách sạn Sakura (tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hoà Bình). Theo đó, trên cơ sở căn cứ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam công nhận khách sạn Sakura đạt tiêu chuẩn 4 sao trong 5 năm, kể từ tháng 4/2024.

Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục