Ngày 26/12, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai Nghị định 116/2018/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và các giải pháp của ngành ngân hàng góp phần hạn chế tín dụng đen.
Tín dụng
đen hoành hành
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, trong thời gian qua,
ngành ngân hàng đã tích cực phối hợp cùng với Bộ Công an và các Bộ, ngành liên
quan trong việc ngăn chặn, đẩy lùi tín dụng đen. Qua tổng hợp báo cáo nhanh của
Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước các tỉnh, thành phố, ngành ngân hàng đã phối hợp
theo đề nghị của cơ quan công an, chính quyền địa phương tham gia xử lý 218 vụ
việc liên quan đến tín dụng đen tại 16 tỉnh, thành phố với tổng số tiền khoảng
117 tỷ đồng. Trong đó, 72 vụ việc đã xử lý, khởi tố 14 vụ, lập biên bản xử phạt
vi phạm hành chính 37 vụ.
Phát biểu tại hội nghị, ông Phạm Huyền Anh, Phó Chánh thanh
tra, Cơ quan Thanh tra Giám sát ngân hàng cho biết, đối tượng mà tín dụng đen
nhắm tới là cá nhân có công việc không ổn định, cần tiền gấp khi có việc đột
xuất như ma chay, cưới hỏi hay người dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, ít am
hiểu về hoạt động vay vốn.
Đặc biệt, đối tượng mà tín dụng đen nhắm tới là cờ bạc, cá độ
bóng đá khi vay núp bóng dưới hình thức là tiệm cầm đồ, mạng xã hội, công ty tư
vấn đầu tư. Tín dụng đen tiếp cận người dân qua việc dán các tờ rơi ở cột điện,
tường rào khu dân cư…, cho vay không thế chấp mà chỉ cần thẻ sinh viên, chứng
minh thư…
Đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết tín, khi dụng đen đổ vỡ
gây ra hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến hậu quả kinh tế xã hội, mất an
toàn trật tự, gây ra đòi nợ thuê bất hợp pháp, gây mất trật tự an ninh, nguy
hiểm tới tính mạng của người đi vay. Nhiều trường hợp vay tín dụng đen bị đổ vỡ
dẫn đến mất nhà, tài sản, đảo lộn cuộc sống, cơ hội làm ăn của người dân.
Do hoạt động ngầm nên phần lớn các vụ việc liên quan đến tín
dụng đen chỉ được phát hiện khi đổ vỡ. Mặc dù cơ quan thanh tra đã phát hiện xử
lý nhiều vụ việc liên quan tín dụng đen và có thông tin cảnh báo người dân
nhưng tình trạng này vẫn tồn tại.
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng chia sẻ về các hình thức tín
dụng đen lãi suất cắt cổ núp bóng dưới hình thức cho vay trực tuyến, vay ngang
hàng (P2P Lending) gây bức xúc trong xã hội trong thời gian qua.
Ông Phạm Chí Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ cho
biết, gần đây xuất hiện xu hướng một số đối tượng ẩn danh và núp bóng giao dịch
trên các nền tảng P2P Lending để trốn thuế, rửa tiền; hoặc biến tướng để huy
động tài chính đa cấp khiến người cho vay, người đi vay trở thành nạn nhân của
hành vi lừa đảo, chiếm dụng vốn bất hợp pháp.
Đặc biệt,đã có hiện tượng nhiều đối tượng cho vay nặng
lãi, hoạt động tín dụng đen núp bóng rất tinh vi dưới hình thức hoạt động cầm
đồ hoặc kết hợp với các nền tảng P2P Lending để cho vay với mức lãi suất rất
cao, vượt xa mức trần lãi suất 20% được quy định tại Điều 468 Bộ Luật Dân sự
năm 2015.
Trước những rủi ro tiềm ẩn khi tham gia các nền tảng P2P
Lending, Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo người dân, doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ
thông tin, thận trọng khi tham gia các nền tảng này. Người dân cầntiếp
cận vốn qua kênh tín dụng ngân hàng, chính thống, không bị rơi vào bẫy lừa đảo
tín dụng đen.
Dưới góc độ cơ quan công an, ông Phạm Văn Tám, Phó Cục trưởng
Cục cảnh sát hình sự Bộ Công an cũng cho biết, thời gian qua, tình hình tội
phạm và các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tín dụng đen diễn biến phức
tạp.
Các đối tượng cho vay nặng lãi cho vay rất nhanh gọn nhưng
lại gắn nhiều thủ đoạn đòi nợ. Trong trường hợp người vaykhông trả nợ thì
bỏ nhà đi trốn, nhưng trốn cũng không xong vì bị xã hội đen tìm đến người thân,
cơ quan...
Ông Tám ví tín dụng đen như "cướp ngày,” gây bất ổn trong xã
hội dẫn đến nhiều loại tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật.Đáng lưu
ý, tín dụng đen không chỉ có ở nông thôn, vùng sâu vùng xa, mà các không công
nghiệp - khu chế xuất, thành phố lớn...
Tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn chính thức
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào
Minh Tú chỉ rõ, tín dụng đen là vấn đề mà cả xã hội bức xúc. Việc ngăn chặn,
đẩy lùi tín dụng đen là trách nhiệm của nhiều cấp ngành...
Ngân hàng Nhà nước xác định có trách nhiệm trong triển khai
giải pháp của mình để người dân tiếp cận được nguồn tín dụng chính thức, phục
vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh, đời sống, đặc biệt ở vùng nông nghiệp nông thôn
khó khăn, người nghèo.
Chính vì vậy, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã tham mưu
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều chính sách nhằm thúc đẩy tín dụng
đối với lĩnh vực này, mới đây nhất là Nghị định 116/2018/NĐ-CP ngày 24/10/2018
sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2015/NĐ-CP cho phù hợp hơn với thực tế triển
khai nông nghiệp trong tình hình mới với nhiều điểm đột phá.
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ các ngành kinh tế Ngân
hàng Nhà nước cho biết, Nghị định 116 đã nâng mức cho vay tối đa không có tài
sản đảm bảo của một số đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình lên gấp 2
lần mức cho vay tối đa. Cụ thể, cá nhân, hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông
thôn có sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp từ 50 triệu đồng lên 100
triệu đồng; cá nhân, hộ gia đình cư trú tại địa bàn nông thôn từ 100 triệu đồng
lên 200 triệu đồng.
"Việc nâng mức cho vay không có tài sản bảo đảm đối với các
khách hàng này góp phần đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của người dân, nhất là
vùng sâu, vùng xa, góp phần hạn chế tình trạng khách hàng thiếu vốn sản xuất
kinh doanh và không có tài sản bảo đảm phải tìm đến các nguồn vốn khác như tín
dụng đen,” ông Hùng nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Toàn Vượng, Phó Tổng Giám đốc Agribank cam kết sẽ
đáp ứng đầy đủ nguồn vốn cho người dân và doanh nghiệp nếu co nhu cầu để phục
vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng mà không phải cần đến nguồn tín dụng đen.
Để đẩy mạnh hơn nữa tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp và khu
vực nông thôn, thời gian tới, ngành ngân hàng sẽ tiếp tục đổi mới, hoàn thiện
khuôn khổ pháp lý về hoạt động ngân hàng phù hợp với hệ thống pháp luật liên
quan, chủ trương của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính, yêu cầu phát
triển kinh tế, xã hội và hội nhập.
Ngoài ra, ngành này sẽ hoàn thiện cơ chế, chính sách quy định
về cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, tiêu dùng đáp ứng ngày càng tăng nhu cầu
vay vốn của người dân; Ưu tiên thành lập các chi nhánh, phòng giao dịch trên
địa bàn nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.../.
Theo Việt Nam Plus
(HBĐT) Tham gia thực hiện công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, trong năm 2018, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã tổ chức 7 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn với tổng kinh phí 500 triệu đồng.
(HBĐT) - Năm 2018, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã phối hợp tổ chức 5 lớp tập huấn TOT về kỹ thuật nông - lâm - thủy sản cho 120 học viên là cán bộ khuyến nông, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp và cộng tác viên khuyến nông.
(HBĐT) - Chiều 25/12, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Quang chủ trì cuộc họp bàn giải pháp quản lý mốc lộ giới hành lang an toàn đường Hòa Lạc- Hòa Bình. Tham gia cuộc họp có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh; đại diện Tổng cục đường bộ ( Bộ GTVT); các sở, ngành chức năng; lãnh đạo các thôn, xóm; lãnh đạo các huyện Kỳ Sơn, Thành phố Hòa Bình và nhà đầu tư đường Hòa Lạc- Hòa Bình.
(HBĐT) - Chiều 25/12, Hội đồng thẩm định xét, công nhận xã đạt chuẩn NTM của tỉnh tổ chức Hội nghị thẩm định, bỏ phiếu xét công nhận 9 xã đạt chuẩn NTM đợt 2 năm 2018 gồm xã Tu Lý, huyện Đà Bắc; xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn; xã Tây Phong, huyện Cao Phong; xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi; xã Yên Bồng, xã Phú Thành, xã Liên Hòa, huyện Lạc Thủy; xã Yên Nghiệp, huyện Lạc Sơn; xã Đoàn Kết, huyện Yên Thủy. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Năm 2018, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây có củ - Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, phối hợp với Phòng Nông Nghiệp và PTNT huyện Đà Bắc thực hiện mô hình trồng giống dong riềng mới kết hợp các biện pháp kỹ thuật thâm canh tổng hợp tại xã Tu Lý và Cao Sơn, huyện Đà Bắc.
(HBĐT) - Từ cổng làng thôn Tay Ngai, xã Lạc Long (Lạc Thủy) đi vào trong thôn chúng tôi đã nghe tiếng cười nói râm ran của bà con gọi nhau đi lao động, sản xuất. Sải bước trên từng đoạn đường được bê tông hóa, những ngôi nhà khang trang, công trình nhà văn hóa được tu sửa rộng rãi... chúng tôi hiểu rằng, người dân trong thôn đang vui mừng với sự đổi thay trên mảnh đất họ sinh sống nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới đem lại.