(HBĐT) - Khác hẳn với cảnh giá cam đại trà thấp, chỉ khoảng 15.000 đồng/kg đầu vụ. thời điểm này, khi chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, tại thủ phủ trồng cam Cam Phong cam đang lên giá từng ngày, người trồng cam vui mừng, phấn khởi.
Sau Lễ hội cây có múi, cam Cao Phong đang lên giá, người trồng cam vui mừng, phấn khởi.
Bà Nguyễn Thị Thu, chủ một đại lý thu mua cam Cao Phong cho biết: Thời gian áp Tết là chính vụ của các loại cam. Cam vừa chín tới, quả mọng, ngọt nước, mặt khác đây là thời điểm thời tiết nhiều ngày hanh khô nên nhu cầu sử dụng quả cam tươi tăng lên rõ rệt. Từ chỗ cam chỉ khoảng 15.000 đồng/kg tại vườn thì trong khoảng 2 tuần trở lại đây cam lên giá, đến 17.000 đồng/kg, hiện trên 20.000 đồng/kg. Giá cam lên cũng xua tan nỗi lo cho các gia đình trồng cam, người nông dân phấn khởi. Bà Ngô Thị Na có 7.000 m2 cam lòng vàng CS 1, năm cho thu nhiều nhất khoảng 1 tỷ đồng, năm nay thu hơn 40 tấn quả, giá bán từ 15.000 đồng/kg, nay trên 20.000 đồng rồi 25.000 đồng/kg, dự tính có lãi hàng trăm triệu đồng.
Ông Phạm Minh Thái, Chủ tịch Hội người trồng cam Cao Phong cho biết: Trong năm thời tiết không thuận lợi, mưa nhiều, ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cam. Nhưng nhìn chung các hội viên trồng cam Cao Phong vẫn được mùa, giá bán khá ổn định. Hội người trồng cam Cao Phong có 60 hội viên tham gia với diện tích khoảng 168 ha, 100% diện tích trồng theo tiêu chuẩn VietGap. Các hội viên đều có trình độ thâm canh khá cao, làm chủ khoa học kỹ thuật, quan tâm hơn đến nguồn nước, cải tạo đất sạch, chăm sóc, bón phân theo quy trình sản xuất sạch, cách ba tháng trước khi thu hoạch dừng không phun các loại thuốc bảo vệ thực vật, cam đều quả, vỏ mỏng, mọng nước, vị ngọt thơm dịu, tép vàng, nhiều giống cam gần như không có hạt phù hợp với nhu cầu thị trường nên đầu ra khá ổn định. Giống cam canh, CS 1 (lòng vàng) đã bán cơ bản, chủ yếu bán cho khách hàng quen thuộc, giá ổn định từ 20.000 - 25.000 đồng/kg, hiện giá bán đã lên tới 27.000 đồng/kg. Theo ông Thái, nếu chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, sản xuất an toàn, cây cam vẫn là cây mang lại thu nhập cao cho người nông dân.
Từ sau khi tổ chức Lễ hội cây ăn quả có múi lần thứ 4, vùng cam Cao Phong những ngày này sôi động lạ thường. Nhiều thương lái đánh cả xe công ten nơ đến các vườn cam "ăn” hàng. Những người trồng cam lâu năm cho biết: Nếu quản lý, tổ chức sản xuất tốt với giá bán 15.000 đồng/kg thì người trồng cam chỉ có lãi chút đỉnh. Nếu như giá bán từ 25.000 đồng/kg trở lên là người trồng cam bắt đầu có của ăn, của để. Những năm trước, có những thời điểm cam Cao Phong lên tới 30.000- 40000 đồng/kg, thị trấn Cao Phong xuất hiện nhiều tỷ phú. Nhiều nhà vườn khấp khởi với giá bán tăng lên như hiện nay, Cao Phong tiếp tục có một mùa vàng bội thu, hạnh phúc.
Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cao Phong Nguyễn Văn Hiến cho biết: Diện tích cây có múi toàn huyện 3.056,2 ha, sản lượng vụ này khoảng 35.000 tấn, đến nay đã thu khoảng 50% sản lượng. Các giống cam chủ yếu là cam lòng vàng, V2, cam đường Canh, Xã Đoài, cam max... bắt đầu thu từ tháng 9 dương lịch đến khoảng tháng 4 năm sau. Người trồng cam đã quan tâm tới áp dụng quy trình sản xuất an toàn, tổng diện tích cam VietGap của huyện đạt khoảng 900 ha, giá cam khá ổn định. Nếu đầu tư thâm canh, chăm sóc tốt, giá bán ổn định khoảng 20.000 đồng/kg trở lên thì cây cam vẫn là cây chủ lực làm giàu cho người nông dân. Hiện cam CS1 đã thu cơ bản, tiếp đến là xã đoài, V2, cam Canh…
L.C
(HBĐT)- Năm 2018 là cột mốc quan trọng đánh dấu 25 năm (1993 - 2018) hoạt động của hệ thống khuyến nông. Như một cách ý nghĩa nhất để minh chứng cho sự lớn mạnh của mình, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông, góp phần tạo ra những chuyển biến tích cực trong sản xuất nông nghiệp năm 2018.
(HBĐT) Tham gia thực hiện công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, trong năm 2018, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã tổ chức 7 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn với tổng kinh phí 500 triệu đồng.
(HBĐT) - Năm 2018, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã phối hợp tổ chức 5 lớp tập huấn TOT về kỹ thuật nông - lâm - thủy sản cho 120 học viên là cán bộ khuyến nông, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp và cộng tác viên khuyến nông.
(HBĐT) - Chiều 25/12, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Quang chủ trì cuộc họp bàn giải pháp quản lý mốc lộ giới hành lang an toàn đường Hòa Lạc- Hòa Bình. Tham gia cuộc họp có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh; đại diện Tổng cục đường bộ ( Bộ GTVT); các sở, ngành chức năng; lãnh đạo các thôn, xóm; lãnh đạo các huyện Kỳ Sơn, Thành phố Hòa Bình và nhà đầu tư đường Hòa Lạc- Hòa Bình.
(HBĐT) - Chiều 25/12, Hội đồng thẩm định xét, công nhận xã đạt chuẩn NTM của tỉnh tổ chức Hội nghị thẩm định, bỏ phiếu xét công nhận 9 xã đạt chuẩn NTM đợt 2 năm 2018 gồm xã Tu Lý, huyện Đà Bắc; xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn; xã Tây Phong, huyện Cao Phong; xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi; xã Yên Bồng, xã Phú Thành, xã Liên Hòa, huyện Lạc Thủy; xã Yên Nghiệp, huyện Lạc Sơn; xã Đoàn Kết, huyện Yên Thủy. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Năm 2018, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây có củ - Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, phối hợp với Phòng Nông Nghiệp và PTNT huyện Đà Bắc thực hiện mô hình trồng giống dong riềng mới kết hợp các biện pháp kỹ thuật thâm canh tổng hợp tại xã Tu Lý và Cao Sơn, huyện Đà Bắc.