(HBĐT) -Còn gần 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh đang được thúc đẩy. Đây cũng là thời điểm các doanh nghiệp tăng cường hoạt động sản xuất, kinh doanh để phục vụ nhu cầu mua sắm, tiêu dùng tăng cao của người dân.


Siêu thị Hoàng Sơn Plaza của Công ty CP đầu tư Sơn Anh đã triển khai chương trình bình ổn dịp Tết với tổng nguồn vốn tự bình ổn 3 tỷ đồng.

Kể từ tháng 10 - 11/2018, Công ty CP thương mại Định Nhuận - một trong những nhà phân phối thương mại hàng đầu của tỉnh đã lên kế hoạch dự trữ nguồn hàng để phục vụ nhu cầu người tiêu dùng. Theo bà Phạm Thị Nhuận, Giám đốc Công ty, do năm nay kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài (9 ngày) nên doanh nghiệp đã có kế hoạch chuẩn bị hàng hóa sớm hơn mọi năm, nguồn cung hàng hóa phong phú, đa dạng. Doanh nghiệp cũng chủ động tổ chức mạng lưới các điểm bán hàng từ siêu thị Vì Hòa Bình đến hàng nghìn cửa hàng, đại lý tuyến huyện, thành phố và mở rộng mạng lưới phân phối hàng hóa tới khu vực vùng sâu, vùng xa. Tổng giá trị hàng hóa phục vụ dịp Tết năm nay lên đến 100 tỷ đồng.

Đặc biệt, 3 doanh nghiệp thương mại lớn của tỉnh đã chủ động tham gia chương trình bình ổn thị trường và thực hiện cam kết đảm bảo bán hàng bình ổn dịp cuối năm 2018 và Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, thời gian thực hiện từ ngày 1/12/2018 - 15/2/2019. Đó là Công ty TNHH Anh Phong với số tiền tự bình ổn 25,17 tỷ đồng, Công ty CP thương mại Định Nhuận 3 tỷ đồng, Công ty CP đầu tư Sơn Anh 3 tỷ đồng. Tổng số tiền các doanh nghiệp tham gia tự bình ổn trên 31,17 tỷ đồng. Các mặt hàng bình ổn bao gồm 9 nhóm: Lương thực (các loại gạo, mì tôm...), thực phẩm (tươi sống, đông lạnh, công nghệ và chế biến...), dầu ăn, nước chấm, bột ngọt, sữa, rượu các loại (trừ rượu ngoại), bia, nước giải khát.

Qua khảo sát ở các chợ, sức mua tại thời điểm này chưa tăng cao do chưa phải thời điểm mua sắm Tết. Sức mua trên thị trường sẽ tăng dần vào dịp cận Tết theo quy luật. Việc chuẩn bị nguyên, nhiên, vật liệu để sản xuất, dự trữ hàng hóa và mua sắm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết, cùng với việc đẩy mạnh thực hiện các dự án đầu tư, các hoạt động sản xuất - kinh doanh để hoàn thành kế hoạch năm... là nguyên do khiến cho thị trường từ nay đến Tết sẽ có sự biến động, sức mua tăng cao, tập trung vào nhóm hàng thực phẩm, tiêu dùng. Dự báo sức mua hàng hóa trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 sẽ tăng khoảng 15% so với Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018.

Với tập quán tiêu dùng truyền thống, nhu cầu tiêu dùng của người dân dịp Tết chủ yếu là các mặt hàng lương thực, thực phẩm tươi sống (thịt lợn, thịt gà, thịt bò, cá tươi...), thực phẩm công nghệ (bánh, mứt, kẹo, rượu, bia, nước ngọt, dầu ăn...), hàng may mặc, giày dép và nguyên liệu (xăng, dầu). Đối với nhóm hàng thực phẩm tươi sống, xu hướng nhân dân mua tích trữ để tiêu dùng trong Tết những năm gần đây giảm, lượng dự trữ vừa đủ tiêu dùng trong 2 - 3 ngày Tết. Sức mua tập trung cao vào những ngày giáp Tết và vài ngày sau Tết. Ngoài ra, nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng thêm đối với các mặt hàng thực phẩm chế biến sẵn của các cơ sở sản xuất có uy tín. Đối với nhóm hàng thực phẩm công nghệ, nhu cầu tiêu dùng tập trung vào mặt hàng Việt Nam chất lượng cao, có mẫu mã bao bì đẹp và hàng nhập khẩu từ nước ngoài. Nhu cầu tiêu thụ các loại hoa tươi, quả tươi cũng sẽ tăng ở thị trường từ đô thị tới nông thôn do đời sống kinh tế của nhân dân ngày một cải thiện, sức mua tập trung cao vào các ngày giáp Tết.

Tình hình giá cả thị trường trên địa bàn hiện không có biến động lớn. Giá các loại lương thực ổn định, chất lượng hàng hóa trên thị trường đảm bảo, đáp ứng tốt nhu cầu mua sắm, tiêu dùng. Tỉnh ta đang tích cực triển khai, thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 nhằm tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn mở rộng mạng lưới phân phối hàng hóa, tăng khả năng tiếp cận hàng bình ổn cho các đối tượng khó khăn, thu nhập trung bình và thấp. Sở Công Thương phối hợp với lực lượng Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động thị trường về giá, chất lượng sản phẩm, các quy định về an toàn thực phẩm, hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá, phao tin thất thiệt về cung cầu, giá cả hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng thuộc diện bình ổn giá. Vận động các hộ kinh doanh ký cam kết không tham gia và tiếp tay cho việc tiêu thụ hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, hàng kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm...

Đồng chí Vũ Xuân Khải, Phó Giám đốc Sở Công Thương nhận định: Càng sát Tết, thị trường hàng hóa sẽ có nhiều biến động do sức mua tăng mạnh, tập trung vào các nhóm hàng thực phẩm, hàng tiêu dùng. Tuy nhiên, với việc đảm bảo cân đối cung - cầu trong dịp Tết thông qua nỗ lực chuẩn bị dự trữ nguồn hàng, cam kết đưa ra giá bán bình ổn thị trường của các doanh nghiệp, cùng với việc tổ chức tốt mạng lưới cung ứng hàng hóa, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, các hoạt động khuyến mại, giảm giá sẽ góp phần bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường dịp Tết.

                                                                                         Bùi Minh


Các tin khác


Việt Nam và EU hướng tới phê duyệt hiệp định nhằm chống khai thác gỗ bất hợp pháp

Việt Nam và EU đang chuẩn bị phê duyệt Hiệp định đối tác tự nguyện (VPA) về Thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT). Hiệp định này sẽ giúp tăng cường quản trị rừng, giải quyết vấn đề khai thác gỗ bất hợp pháp và thúc đẩy thương mại gỗ và sản phẩm gỗ được xác minh hợp pháp xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường EU và các thị trường khác.

Ban chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể tỉnh triển khai nhiệm vụ 2019

(HBDDT) - Chiều ngày 7/1, BCĐ phát triển KTTT tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, trưởng BCĐ phát triển kinh tế tập thể tỉnh chủ trì hội nghị.

Xã Yên Bồng phát triển thương hiệu gà Lạc Thủy

(HBĐT) -Trong khoảng 3 - 4 năm trở lại đây, người dân xã Yên Bồng (Lạc Thủy) mở rộng quy mô chuồng trại, phát triển nuôi gà theo hướng sản xuất tập trung. Theo thống kê, toàn xã có trên 40.000 con gà, trong đó chủ yếu là giống gà bản địa, gà ri Lạc Thủy… Từ đó nhiều hộ có thu nhập khá, cải thiện đời sống và góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.

Huyện Yên Thủy: Giá trị sản xuất CN - TTCN đạt trên 800 tỷ đồng

(HBĐT) -Theo UBND huyện Yên Thủy, năm 2018, hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện được duy trì, đảm bảo an toàn và có sự tăng trưởng, nhất là trong lĩnh vực sản xuất gạch không nung, chế biến các sản phẩm từ gỗ, may mặc… Đến nay, trên địa bàn huyện có 13 doanh nghiệp, 540 cơ sở cá thể hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tăng 1 doanh nghiệp so với cùng kỳ năm 2017.

Toàn tỉnh có 244 hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp

(HBĐT) - Năm 2018, với sự hướng dẫn, hỗ trợ của Hội Nông dân tỉnh, các địa phương đã thành lập mới 62 HTX và tổ hợp tác nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp, gồm 13 HTX và 49 tổ hợp tác. Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh có 244 HTX, tổ hợp tác, trong đó có 55 HTX và 189 tổ hợp tác.

Phát hiện, xử lý 6 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng

(HBĐT) -Thời gian qua, lực lượng chức năng và các địa phương trong tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trong mùa khô hanh. Đồng thời, người dân đã tích cực khai thác nguồn lợi từ rừng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục