(HBĐT) -Những năm gần đây, huyện Tân Lạc tích cực xây dựng vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Định hướng tổ chức sản xuất và tiếp cận thị trường với những sản phẩm đặc sản, truyền thống, có chất lượng và giá trị gia tăng cao dựa trên những lợi thế truyền thống, văn hóa và kỹ năng của người dân, gắn sản xuất với bảo hộ sở hữu trí tuệ là giải pháp quan trọng đang được huyện Tân Lạc thực hiện.


Nông dân xóm Biệng, xã Quyết Chiến (Tân Lạc) thu hoạch rau su su. 

Điểm dừng chân đầu tiên của chúng tôi là mô hình trồng rau su su của xã Quyết Chiến. Trồng loài rau này ở đây không tốn quá nhiều công chăm sóc vì khí hậu phù hợp, đất đai màu mỡ, hơn thế không phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên sản phẩm an toàn khi đến tay người tiêu dùng. Tận dụng lợi thế đó, trồng su su đang phát triển mạnh ở hầu khắp các thôn, xóm trên địa bàn xã, đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn. Cây su su "bén duyên” với người dân xã Quyết Chiến từ năm 2008 với một vài hộ trồng thử nghiệm do Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (Sở KH&CN) đầu tư trồng 0,5 ha. Sau 3 tháng trồng, cây phát triển nhanh, cho thu hoạch với ngọn sai, mập. Đến nay, diện tích rau su su tại xã được nhân rộng lên trên 60 ha, chủ yếu ở các xóm: Biệng, Bắc Hưng, Cá… Hộ trồng nhiều từ 1-2 ha, hộ trồng ít khoảng 500 m2. Năng suất bình quân khoảng 50 tấn/ha/năm, giá bán bình quân 5.000 đồng/kg tại vườn, cho thu nhập 250 triệu đồng/năm. Hiện có 2 HTX đứng ra thực hiện theo chuỗi liên kết giúp sản phẩm su su Quyết Chiến có mặt ở nhiều thị trường trong và ngoài tỉnh.

 Thế mạnh nông nghiệp đáng kể vài năm gần đây của huyện Tân Lạc là sản phẩm bưởi đỏ. Bưởi đỏ có đặc trưng quả to tròn, vỏ vàng rộm, múi và tép có màu đỏ, căng mọng, vị ngọt thanh cùng mùi thơm đặc trưng. Ưu điểm của bưởi đỏ là thời vụ thu hoạch kéo dài, chín rộ vào cuối năm, nhất là dịp Tết nên được người tiêu dùng đón nhận. Đặc biệt, từ tháng 11/2017, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) đã cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể "Bưởi đỏ Tân Lạc" giúp sản phẩm vươn xa, chứng tỏ lợi thế cạnh tranh cao tại các thị trường trong và ngoài tỉnh. Hiện nay, diện tích bưởi của huyện tăng lên gần 1.000 ha, trong đó có khoảng 350 ha bưởi trong thời kỳ thu hoạch, tập trung nhiều nhất tại các xã dọc quốc lộ 12 B như: Đông Lai, Thanh Hối, Tử Nê, Ngọc Mỹ...

Theo đánh giá, thu nhập từ bưởi của người dân nơi đây đạt từ 400 - 600 triệu đồng/ha. Chính quyền và người dân huyện Tân Lạc đã có nhận thức đúng đắn về xây dựng và giữ gìn thương hiệu bưởi đỏ. Trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều nhóm hộ, tổ hợp tác sản xuất thực hiện theo các quy trình an toàn tiêu chuẩn VietGap theo chuỗi giá trị. Riêng xã Đông Lai đã có hàng chục ha bưởi thực hiện tiêu chuẩn VietGap.

Huyện Tân Lạc có diện tích đất nông nghiệp trên 8.600 ha, nguồn lao động dồi dào, có nhiều lợi thế trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Để phát huy thế mạnh trong sản xuất nông - lâm nghiệp, cấp ủy, chính quyền huyện đã chủ động quy hoạch sản xuất nông nghiệp theo đặc trưng của địa phương. Theo đó, huyện quy hoạch phát triển vùng sản xuất cây có múi với diện tích 1.200 ha ở các xã dọc quốc lộ 12 B; vùng sản xuất rau an toàn, trồng su su, tỏi tía diện tích trên 1.000 ha tại các xã vùng cao... Ngoài ra, quy hoạch phát triển đàn trâu, bò theo hướng hàng hóa, duy trì ổn định tổng đàn khoảng 22.000 con; tận dụng lợi thế mặt nước ao, hồ, lòng hồ sông Đà để phát triển thủy sản, nuôi cá lồng quy mô 300 lồng; duy trì sản xuất lâm nghiệp với diện tích rừng trồng trên 4.000 ha...

Đồng chí Bùi Văn Nhỏ, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Lạc cho biết: Trong thời gian tới, mục tiêu của huyện là nâng cao giá trị ngành nông nghiệp bằng cách tăng năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của nông sản. Tiếp tục xây dựng các chuỗi tiêu thụ sản phẩm của địa phương, góp phần thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Phấn đấu đưa giá trị canh tác đạt trên 100 triệu đồng/ha/năm. Để thực hiện tốt các mục tiêu đó, huyện sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền để tiếp tục thay đổi tập quán canh tác của nông dân. Đồng thời, tập trung xây dựng thương hiệu cho sản phẩm và chú trọng việc bảo hộ, tạo sức cạnh tranh trên thị trường cho những sản phẩm đặc trưng của địa phương.

                                                                                         Đinh Thắng  


Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục