(HBĐT) - Tính đến hết năm 2018, xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi đã hoàn thành 14/19 tiêu chí trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM). Trong các tiêu chí còn lại thì thu nhập được đánh giá là tiêu chí khó, cần sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị; sự nỗ lực, tìm tòi sáng tạo của người dân trong xây dựng các mô hình kinh tế mới. Qua đó nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống và góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH.


Nhờ phát triển hiệu quả mô hình chăn nuôi kết hợp trồng trọt, năm 2018 gia đình chị Bùi Thị Phương ở xóm Vố, xã Kim Bôi thu về trên 600 triệu đồng (chưa trừ chi phí). 

Đồng chí Bùi Thị Hợi, Phó Chủ tịch UBND xã Kim Bôi cho biết: Theo thống kê năm 2018, thu nhập bình quân toàn xã đạt 26 triệu đồng/người, thấp hơn mức quy định chung của tỉnh đề ra là 29 triệu đồng/người/năm trở lên. Trong những năm gần đây, cấp ủy, chính quyền xã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân đẩy mạnh phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp. Mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện thực tế địa phương; tạo điều kiện giúp người dân được tiếp cận nguồn vốn, giống và KH-KT”.

Theo thống kê năm 2018, toàn xã mở rộng được 27,7 ha cây ăn quả có múi, trong đó có 20 ha trong thời kỳ kinh doanh. Duy trì và mở rộng quy mô các gia trại chăn nuôi với tổng đàn ước đạt 20.000 con gia súc, gia cầm. Tận dụng lợi thế tài nguyên rừng, hàng năm, xã tiếp tục khai thác và trồng mới khoảng 40 ha rừng tập trung, chủ yếu là cây keo, luồng, tre… Bên cạnh đó, xã đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại với 30 cơ sở sản xuất - kinh doanh, tạo việc làm cho lao động địa phương với thu nhập từ 4-6 triệu đồng/người/tháng.

Nhằm hỗ trợ người dân mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm, xã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể tổ chức các lớp tập huấn, dạy nghề về trồng trọt, chăn nuôi. Chủ động khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống như mây, tre đan, dệt thổ cẩm… Chủ động phối hợp với Ngân hàng CSXH tạo điều kiện cho hộ nghèo, gia đình chính sách tiếp cận nguồn vốn với tổng dư nợ 10 tỷ đồng.

Chúng tôi tới thăm gia trại của chị Bùi Thị Phương ở xóm Vố, một trong những hộ tiêu biểu phát triển kinh tế trên địa bàn. Hiện nay, gia trại của chị Phương mở rộng lên 2 ha với mô hình phát triển chăn nuôi kết hợp trồng trọt. Trong đó có 300 gốc cam, 350 gốc nhãn, 5 con lợn nái và 200 con gà thả vườn. Năm 2018, chị Phương thu về trên 600 triệu đồng (chưa trừ chi phí). Hầu hết sản phẩm của gia đình chị cung cấp cho thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Chị Phương phấn khởi chia sẻ: Xác định thu nhập là tiêu chí quan trọng trong xây dựng NTM, gia đình tôi chú trọng phát triển đa dạng mô hình như chăn nuôi, trồng trọt để cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, tôi tích cực tham gia các buổi tập huấn, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với các hộ có nhiều kinh nghiệm tại địa phương. Ngoài ra, tôi tích cực tham khảo sách, báo, internet để tích lũy kiến thức, áp dụng vào quá trình sản xuất. Từ đó kinh tế của gia đình từng bước ổn định, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra đối với người dân khi phát triển và mở rộng quy mô các mô hình kinh tế đó là thị trường tiêu thụ. Hiện nay, sản phẩm của người dân được tư thương thu mua tại vườn hoặc bày bán tại các chợ trong khu vực. Chính vì vậy, giá thành sản phẩm bấp bênh, không ổn định.

"Trong thời gian tới, xã mong muốn nhận được nhiều hơn sự quan tâm của chính quyền các cấp và các ban, ngành, đoàn thể hỗ trợ về giống, vốn, kỹ thuật. Tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận, liên kết với các doanh nghiệp, công ty bao tiêu đầu ra sản phẩm. Qua đó từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Đồng thời góp phần hoàn thành tiêu chí thu nhập, nỗ lực cán đích NTM trong năm 2019”, đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã cho biết thêm.

Đức Anh


Các tin khác


Xã Trung Thành đổi thay tích cực từ nguồn vốn ưu đãi

(HBĐT) - Thời gian qua, hoạt động tín dụng chính sách đã hỗ trợ kịp thời cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn xã Trung Thành (Đà Bắc) được vay vốn và hỗ trợ sản xuất. Đây thực sự là một trong những cầu nối giúp bà con tiếp cận nguồn vốn vay xóa đói, giảm nghèo. Từ đó, đời sống nhân dân được nâng lên, góp phần thực hiện tốt chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững.

11 xã không có nợ quá hạn

(HBĐT) - Đến hết năm 2018, Ngân hàng CSXH huyện Cao Phong có tổng nguồn vốn hoạt động 260.801 triệu đồng, trong đó, nguồn vốn cân đối từ T.Ư 244.565 triệu đồng, nguồn vốn huy động tại địa phương 14.880 triệu đồng, nguồn vốn ủy thác địa phương 1.356 triệu đồng.

Giải pháp thoát nghèo từ nguồn vốn ưu đãi

(HBĐT) - Thời gian qua, tỉnh ta thực hiện nhiều chính sách chăm lo cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Trong đó, kênh tín dụng ưu đãi của Chính phủ được coi là giải pháp quan trọng, hiệu quả để thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Huyện Lạc Sơn hỗ trợ gần 31 tỷ đồng xây dựng nhà văn hoá xóm

(HBĐT) - Trong giai đoạn 2016 - 2018, huyện Lạc Sơn dành kinh phí trên 30,8 tỷ đồng hỗ trợ đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp 64 nhà văn hóa xóm, mức hỗ trợ tối thiểu 50 triệu đồng/nhà. Trong đó, năm 2018 hỗ trợ xây dựng 26 nhà văn hóa xóm tại các xã: Tân Lập, Yên Nghiệp, Yên Phú.

Dịp Tết Nguyên đán, phát hiện, xử lý 173 vụ buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại

(HBĐT) - Trong tháng 2 - tháng cao điểm dịp Tết Nguyên đán, các ngành thành viên Ban Chỉ đạo 389/ĐP tỉnh, huyện, thành phố đã phối hợp tốt trong công tác kiểm tra, thực hiện các quy định của pháp luật về hàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu dùng thiết yếu của nhân dân; triển khai các giải pháp kiềm chế lạm pháp, ổn định thị trường. Qua công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã kiểm tra 359 vụ, xử lý 173 vụ, tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính trên 385 triệu đồng.

Ngày đầu kiểm tra, cao tốc Long Thành - Dầu Giây thu 3,3 tỉ đồng

Đoàn kiểm tra của Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã ghi nhận lượt phương tiện qua cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây trong ngày đầu tiên kiểm tra (18.2) là 39.000 lượt, doanh thu 1 ngày 3,3 tỉ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục