Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu đảm bảo an ninh, trật tự tại các khu vực triển khai dự án, tích cực bàn giao mặt bằng để triển khai dự án đường cao tốc Bắc-Nam phía Đông.


Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: Tiên Minh/TTXVN)

Ngày 21/2, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã chủ trì hội nghị "Triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020."

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh để đảm bảo tiến độ của dự án cơ bản hoàn thành vào cuối năm 2020 và đưa vào sử dụng năm 2021, cần có sự vào cuộc quyết liệt của các bộ, ngành, địa phương trong giai đoạn triển khai thực hiện đầu tư dự án, nhất là việc giải phóng mặt bằng có vai trò quyết định thành công của dự án.

Đối với 13 địa phương có dự án đi qua, Phó Thủ tướng yêu cầu chính quyền làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân về mục đích và lợi ích của dự án, qua đó, tạo sự đồng tình cao của xã hội, sớm giao mặt bằng để triển khai dự án.

Phó Thủ tướng yêu cầu đảm bảo an ninh, trật tự tại các khu vực triển khai dự án, tích cực bàn giao mặt bằng cho các nhà đầu tư và hỗ trợ họ nguồn vật liệu tại địa phương phục vụ thi công dự án.

Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải làm đầu mối dự án, chịu trách nhiệm kiểm tra các chủ dự án thành phần, các Ban quản lý địa phương, cung cấp đầy đủ tài liệu kỹ thuật cắm mốc mặt bằng, lộ giới nhằm giúp địa phương chủ động triển khai giải phóng mặt bằng.

Bên cạnh đó, phối hợp với các địa phương phê duyệt và công khai phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng để nhân dân được biết, nhất là giải quyết, tháo gỡ các vấn đề vướng mắc theo thẩm quyền và kịp thời báo cáo Chính phủ.

Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, đây là tuyến giao thông huyết mạch của quốc gia, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút đầu tư nước ngoài, từ đó, không chỉ tạo thêm động lực phát triển kinh tế-xã hội cho các địa phương có dự án đi qua mà còn cho các vùng kinh tế trọng điểm, đáp ứng yêu cầu sản xuất, phát triển và đi lại thuận tiện của người dân và doanh nghiệp.


Dự án trọng điểm quốc gia này gồm 11 dự án đường bộ cao tốc trên tuyến; trong đó, có 3 dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước và số còn lại đầu tư theo hình thức đối tác công-tư, với tổng chiều dài 654km.

Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 118.716 tỷ đồng, đi qua địa phận 13 tỉnh, gồm: Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tiền Giang và Vĩnh Long.


Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. (Ảnh: Tiên Minh/TTXVN)

Theo Bộ Giao thông Vận tải, tính đến 31/10/2018, Bộ đã hoàn thành phê duyệt tất cả 11 dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông và công tác khảo sát thiết kế, cắm cọc, bàn giao cọc giải phóng mặt bằng và mốc lộ giới các dự án dự kiến hoàn thành cuối quý I, đầu quý II năm 2019.

Bộ Giao thông Vận tải cũng đã phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho các dự án; 3 dự án đầu tư công thuộc các đoạn Cao Bồ-Mai Sơn, Cam Lộ-La Sơn và cầu Mỹ Thuận 2 đã lựa chọn xong nhà thầu tư vấn. Với 8 dự án đầu tư theo hình thức đối tác công-tư, Bộ đã phát hành hồ sơ mời thầu 21 gói thầu và các gói thầu, dự án về cơ bản đánh giá xong đề xuất kỹ thuật.

Đến nay, có 10/11 dự án đã thành lập Hội đồng giải phóng mặt bằng hoặc giao nhiệm vụ cho tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Riêng dự án Phan Thiết-Dầu Giây qua 2 tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai đang chỉ đạo các huyện hoàn chỉnh thủ tục điều chỉnh Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng trên cơ sở kiện toàn lại Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án đường cao tốc Dầu Giây-Phan Thiết để thực hiện dự án theo đúng quy định./.

TheoVietNamPlus

Các tin khác


11 xã không có nợ quá hạn

(HBĐT) - Đến hết năm 2018, Ngân hàng CSXH huyện Cao Phong có tổng nguồn vốn hoạt động 260.801 triệu đồng, trong đó, nguồn vốn cân đối từ T.Ư 244.565 triệu đồng, nguồn vốn huy động tại địa phương 14.880 triệu đồng, nguồn vốn ủy thác địa phương 1.356 triệu đồng.

Giải pháp thoát nghèo từ nguồn vốn ưu đãi

(HBĐT) - Thời gian qua, tỉnh ta thực hiện nhiều chính sách chăm lo cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Trong đó, kênh tín dụng ưu đãi của Chính phủ được coi là giải pháp quan trọng, hiệu quả để thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Huyện Lạc Sơn hỗ trợ gần 31 tỷ đồng xây dựng nhà văn hoá xóm

(HBĐT) - Trong giai đoạn 2016 - 2018, huyện Lạc Sơn dành kinh phí trên 30,8 tỷ đồng hỗ trợ đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp 64 nhà văn hóa xóm, mức hỗ trợ tối thiểu 50 triệu đồng/nhà. Trong đó, năm 2018 hỗ trợ xây dựng 26 nhà văn hóa xóm tại các xã: Tân Lập, Yên Nghiệp, Yên Phú.

Dịp Tết Nguyên đán, phát hiện, xử lý 173 vụ buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại

(HBĐT) - Trong tháng 2 - tháng cao điểm dịp Tết Nguyên đán, các ngành thành viên Ban Chỉ đạo 389/ĐP tỉnh, huyện, thành phố đã phối hợp tốt trong công tác kiểm tra, thực hiện các quy định của pháp luật về hàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu dùng thiết yếu của nhân dân; triển khai các giải pháp kiềm chế lạm pháp, ổn định thị trường. Qua công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã kiểm tra 359 vụ, xử lý 173 vụ, tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính trên 385 triệu đồng.

Ngày đầu kiểm tra, cao tốc Long Thành - Dầu Giây thu 3,3 tỉ đồng

Đoàn kiểm tra của Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã ghi nhận lượt phương tiện qua cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây trong ngày đầu tiên kiểm tra (18.2) là 39.000 lượt, doanh thu 1 ngày 3,3 tỉ đồng.

Cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân nỗ lực phấn đấu xây dựng quê hương Hòa Bình phát triển

(HBĐT) -Công tác phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ta trong năm qua đạt được những kết quả tích cực. Số lượng doanh nghiệp, vốn đăng ký đều tăng và hiệu quả hoạt động sản xuất-kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng được nâng lên. Cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân phát triển về số lượng và chất lượng, từng bước khẳng định vai trò, vị thế là lực lượng chủ công, góp phần quan trọng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế, tham gia giải quyết các vấn đề xã hội, tạo thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động, tăng thu ngân sách địa phương, phát triển KT-XH của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục