(HBĐT) - Xác định cây mía là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh trong phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho người dân, tỉnh ta đã xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu mía đường. Với mục đích hướng tới sản xuất bền vững, vấn đề không chỉ dừng lại ở mở rộng quy mô diện tích mà còn phải thay thế giống mía cũ bằng giống mới có năng suất cao hơn, đẩy mạnh cơ giới hóa để tạo ra sản phẩm có tính cạnh tranh cao. Tuy nhiên, hiện nay, việc phát triển vùng mía nguyên liệu trên địa bàn tỉnh có nguy cơ tiếp tục không đạt kế hoạch sau nhiều năm khó khăn.
Thực trạng sản xuất
mía nguyên liệu
Diện tích, năng suất, sản lượng mía nguyên liệu của tỉnh
giai đoạn 2011 - 2018 không ổn định và có xu hướng giảm. Năm 2018, diện tích
mía nguyên liệu chỉ còn khoảng gần 1.300
ha, năng suất bình quân 53,8 tấn/ha, sản lượng mía nguyên liệu
giảm còn khoảng 69.000 tấn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất đường
của Công ty CP mía đường Hòa Bình.
Nguyên nhân khiến diện tích mía nguyên liệu nhiều năm không đạt kế hoạch do thu
nhập từ cây mía thấp hơn so với nhiều cây trồng khác. Qua tính toán, thu nhập bình
quân của người trồng mía khoảng từ 55 - 60 triệu đồng/ha, chi phí khoảng 35
triệu đồng/ha; lợi nhuận khoảng từ20 - 25 triệu đồng/ha. So với mía ăn
tươi và một số cây trồng khác, mức lợi nhuận này rất thấp nên hiện tượng người
dân bỏ trồng mía nguyên liệu đã xảy ra. Do đó, khả năng cây mía bị cây ăn quả
lấn át trong thời gian tới là vấn đề cần được quan tâm để ổn định diện tích
mía, nhất là mía nguyên liệu.
Sự thiếu hụt lao động trong sản xuất cũng là nguyên nhân khiến diện tích mía
giảm mạnh. Những năm gần đây, các khu công nghiệp phát triển đã thu hút một lực
lượng lớn lao động từ nông nghiệp chuyển sang công nghiệp, dẫn đến thiếu hụt
lao động, nhất là trong thời vụ trồng và thu hoạch mía. Thiếu lao độngdẫn
đến chi phí thuê nhân công tăng. Tại các địa phương, chi phí chặt mía, làm cỏ
mía hiệntừ 150.000 - 180.000 đồng/buổi, tăng 20 - 25% so với năm 2016.
Chi phí này chiếm từ 30% trở lên tổng thu nhập từ trồng mía, khiến nhiều hộ gia
đình không có lãi hoặc lãi rất thấp.
Xã Thượng Cốc (Lạc
Sơn) tiếp tục phát triển vùng mía nguyên liệu.
Bên cạnh đó, sản xuất còn mang tính nhỏ lẻ, diện tích manh mún, chủ yếu sản
xuất quy mô hộ gia đình; việc thành lập các hợp tác xã liên kết trồng mía hạn
chế; công tác cung ứng mía giống, giám sát chất lượng mía giống hạn chế, chất
lượng giống trồng chưa được đảm bảo... cũng là tác nhân khiến việc mở rộng diện
tích mía nguyên liệu gặp khó.
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khiến diện tích mía nguyên
liệu khó mở rộng, như việc cơ giới hóa vào sản xuất mới chỉ ứng dụng được trong
khâu làm đất, vận chuyển. Thời tiết diễn biến bất thường ảnh hưởng đến sinh
trưởng, phát triển của mía;nhiều diện tích mía đã canh tác nhiều năm chưa
được luân canh làm gia tăng sâu bệnh hại,giảm năng suất mía nguyên liệu;
chu kỳ thu hoạch của vườn mía giảmlàm tăng chi phí trồng lại…
Những năm gần đây, do sử dụng giống mới và áp dụng tiến bộ
KHKT nên trữ đường của các vùng mía nguyên liệu có tăng nhưng không nhiều. Trữ
đường bình quân đạt từ 10 CCS (bình quân chung cả nước là 9,9 CCS), hiệu suất
chế biến đường đạt mức 10 tấn mía nguyên liệu/1 tấn đường, đáp ứng được yêu cầu
chế biến đường công nghiệp.Khả năng đáp ứng vùng nguyên liệu cho công ty
mía đường Hòa Bình chỉ đáp ứng được khoảng 60% công suất thiết kế (CSTK) của
Công ty CP Mía đường Hòa Bình, do vùng mía nguyên liệu chưa ổn định. Năm 2018,
giá trị sản xuất mía nguyên liệu là 69.087 triệu đồng, chỉ chiếm khoảng 5% tổng
giá trị sản xuất mía.
Lời giải tăng năng suất, chất lượng
Thực tế cho thấy, diện tích trồng mía nguyên liệu nhỏ lẻ,
phân tán,chưa được đầu tư tương xứng với yêu cầu sản xuất hàng hoá mang
tính tập trung, công nghiệp. Năng suất mía bình quân rất thấp, hiệu suất thu
hồi đường thấp, quy mô, công suất nhà máy đường nhỏ, chi phí sản xuất đường cao
hơn so với nhiều nhà máy đường trong nước và trong khu vực... dẫn tới giá thành
đường cao, khả năng cạnh tranh thấp, người nông dân chưa yên tâm sản xuất. Cùng
với đó, chưa có cơ chế hỗ trợ cho nông dân ổn định sản xuất mía. Việc bố trí
vùng nguyên liệu chưa hợp lýlàm chi phí vận chuyển từ một số vùng nguyên
liệu đến nhà máy tương đối cao.
Tháo gỡ khó khăn trong mở rộng diện tích, việc nâng cao năng suất, chất lượng
mía nguyên liệu được coi là lời giải thiết thực, hiệu quả nhất cho ngành mía
đường. Hiện, Công ty CP Mía đường Hòa Bình đã triển khai các mô hình thâm canh
mía nguyên liệu, điều chỉnh cơ cấu, bộ giống có năng suất, chất lượng
cao;tiếp tục khảo nghiệm các giống mía để theo dõi, đánh giá khả năng
thích nghi với điều kiện đất đai, khí hậu, khả năng chống chịu sâu bệnh và cho
năng suất của các giống để làm cơ sở lựa chọn bộ giống tốt, phục vụ cho phát
triển vùng mía nguyên liệu của tỉnh.
Tỉnh đang quy hoạch phát triển mía nguyên liệu giai đoạn
2018 - 2020 và định hướng phát triển đến năm 2030 với nhiều chính sách, giải
phápquan trọng. Giai đoạn 2018 - 2020, vốnđầu tư cho sản xuất mía
theo Dự án xây dựng vùng sản xuất mía nguyên liệu tập trung tại các huyện Lạc
Sơn, Tân Lạc,Yên Thủy với tổng diện tích khoảng 1.740
ha, trong đó, huyện Tân Lạc 340
ha,Lạc Sơn 700
ha,Yên Thủy 400
ha. Vốn hỗ trợ ước tính khoảng 26.100 triệu đồng. Công ty
CPmía đường Hòa Bình có vai trò chủ đạo trong việc xây dựng vùng mía
nguyên liệu.
Theo đó, quy hoạch phát triển sản xuất mía trong thời gian tới phải đảm bảo
hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất; hình thành các vùng sản xuất mía tập
trung, đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định cho Công ty CP mía đường Hòa Bình.
Đồng thời, tăng cường chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng mía
nguyên liệu để nâng cao năng suất,hiệu quả sản xuất mía. Dự kiến đến năm
2030, tổng diện tích trồng mía nguyên liệu là 3.500
ha,năng suất mía bình quân khoảng 95 tấn/ha,trữ
đường bình quân 12-13 CCS, sản lượng mía khoảng 332.500 tấn (nhu
cầukhoảng 300.000 tấn/năm).
Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết:
Sản xuất mía nguyên liệu đã giúp người nông dân thực hiện khai hoang phục hoá,
chuyển dịch cơ cấu cây trồng, giải quyết việc làm. Do đó, để tăng năng suất,
chất lượng mía nguyên liệu cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về tiêu thụ và
tổ chức lại sản xuất đối với mía nguyên liệu. Công ty CP mía đường Hòa Bình và các
công ty mía khu vực lân cận thu mua sản phẩm cho người trồng mía thông qua hợp
đồng cung cấp nguyên liệu với giá hợp lý. Ngành NN&PTNT phối hợp với các
địa phương thành lập nhóm, tổ hợp tác sản xuất mía tại các xã để tạo ra cánh
đồng lớn áp dụng đồng bộ cơ giới hóa và các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng
năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng cường mối quan hệ trong sản xuất, tiêu thụ
mía nguyên liệu. Đồng thời, xác định rõ trách nhiệm, sự phối hợp và hỗ trợ lẫn
nhau giữa Công ty CP mía đường Hòa Bình, các địa phương và người trồng mía, đảm
bảo phát triển sản xuất ổn định, lâu dài.
Đinh Thắng