(HBĐT) - Chiềng là xóm trung tâm xã Lỗ Sơn, xã vùng sâu khó khăn của huyện Tân Lạc. Xóm có 53 hộ, 238 nhân khẩu, Chi hội Phụ nữ xóm có 54 hội viên. Trong những năm qua, Chi hội Phụ nữ xóm có nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Một trong những hoạt động thiết thực nhất là thành lập mô hình sinh kế "Nhóm chăn nuôi lợn, bò sinh sản giống bản địa”.
Chị Bùi Thị Hòa, Trưởng nhóm chăn nuôi cho
biết: Đầu năm 2012, tôi cùng 10 hội viên trong Chi hội -những người
có đam mê, nhiệt huyết với nghề chăn nuôi thành lập và tham gia sinh hoạt nhóm
chăn nuôi lợn sinh sản giống bản địa. Nhóm nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của
lãnh đạo xã, nhất là sự tham mưu, định hướng của Hội Phụ nữ
xã.Dự án Giảm nghèo hỗ trợ không hoàn lại 8 con lợn mẹ giống Móng Cái
(tổng trị giá 16,4 triệu đồng). Từ nguồn hỗ trợ, 8 con lợn mẹ được đưa về các
hộ gia đình chăm sóc. Quá trình tham gia nhóm, các thành viên trao đổi, hỗ
trợ kinh nghiệm chăn nuôi cho nhau, tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật
chăn nuôi. Nhóm cam kết tuân thủ việc quản lý chất thải trong chăn nuôi,
sử dụng phân hoại mục phục vụ trồng trọt, góp phần đảm bảo vệ sinh
môi trường,tích cực tìm kiếm thị trường đầu ra cho thịt lợn của nhóm
nuôi… Trong thời gian này, nhóm kết nạp thêm 6 thành viên mới, nâng tổng số
thành viên trong nhóm lên 16 thành viên đều là hộ nghèo của xóm.
Những năm 2012 - 2015 là những năm đầu thực
hiện mô hình, giá lợn ổn định nên các hộ tham gia nhóm thu được kết
quả tích cực. Với hướng chăn nuôi vừa cung cấp lợn sữa, lợn giống và lợn
thịt, trung bình 1 năm, lợn mẹ đẻ từ 2 - 3 lứa, mỗi lứa vào lúc cao điểm cho
thu nhập từ 8 - 10 triệu đồng. Từ hướng này, số lợn của nhóm tăng lên 29
con lợn mẹ, 10 con lợn thịt, hàng trăm con lợn sữa. Thu nhập đem lại hiệu quả
khá cao. Các thành viên có thêm chi phí để tu sửa chuồng trại, mở rộng quy mô
chăn nuôi. Tuy nhiên, sang năm 2016, nhu cầu về lợn trên thị trường giảm, giá
lợn giảm mạnh, mỗi lứa nguồn thu của nhóm giảm từ 5 - 6 triệu đồng. Trước tình
hình đó, nhóm họp bàn, thống nhất giảm chi phí đầu tư, giảm quy mô chăn
nuôi để tránh tình trạng thua lỗ, chuyển hướng sang nuôi bò sinh sản,
trồng trọt và nuôi gia cầm.
Năm 2016, nhóm được Dự án Giảm nghèo hỗ trợ
thêm nguồn vốn lần 2,nhóm đề xuất nuôi bò sinh sản. Với 16 con bò
(tổng trị giá 90,24 triệu đồng) được chia đều cho các thành viên. Đến nay, số
lượng bò phát triển thêm 4 con và 6 bò mẹ đang chuẩn bị sinh sản. Từ mô
hình sinh kế này, 11 hộ thành viên trong nhóm đã thoát nghèo,vươn lên
thành hộ khá. Tiêu biểu như hộ gia đình các chị: Bùi Thị Hòa, Bùi Thị Huệ, Lý
Thị Điềm, thu nhập bình quân mỗi hộ đạt 105 triệu đồng/năm, tăng 50 - 60 triệu
đồng so với 5 năm trước.
Bên cạnh việc phát triển kinh tế,
các thành viên trong nhóm còn duy trì góp quỹ (mỗi quý 100 nghìn đồng/thành
viên) và đóng góp lợi nhuận sau mỗi chu kỳ chăn nuôi. Số quỹ hiện tại của nhóm
là 9 triệu đồng, dùng để duy trì sinh hoạt nhóm, tổ chức các cuộc giao lưu,
thăm quan, học tập, chia sẻ kinh nghiệm trong và ngoài địa phương, đồng thời
cho các thành viên vay tu sửa chuồng trại, mua thức ăn chăn nuôi…
Hồng Duyên
(HBĐT) - Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 26/5/2014 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV về đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2014-2020 (NQ 09) đã đạt được một số kết quả nhất định. Song một số chỉ tiêu NQ không đạt, hạ tầng KCN, CCN chưa đồng bộ, kém lợi thế cạnh tranh, số lượng các dự án đầu tư vào KCN, CCN thấp... Các ngành chức năng đang tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh triển khai các giải pháp tiếp tục thực hiện NQ 09. Trong đó tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, huy động hiệu quả các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng công nghiệp đồng bộ, thu hút các dự án đầu tư có chọn lọc thực hiện mục tiêu phát triển công nghiệp theo quy hoạch bền vững.
(HBĐT) - Những năm qua, thực hiện Đề án phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất và tìm kiếm thị trường cho các loại sản phẩm. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh đa dạng về ngành nghề cũng như chủng loại. Hoạt động của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp ổn định. Nhờ đó, góp phần quan trọng giúp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh duy trì mức tăng trưởng khá.
(HBĐT) - Ban chỉ đạo phát triển kinh tế huyện Yên Thủy vừa tổ chức hội nghị đánh giá tình hình phát triển kinh tế tập thể và hoạt động của Ban chỉ đạo năm 2018; bàn, thống nhất phương hướng, nhiệm vụ năm 2019.
Các bộ trưởng không cần ngồi ở phòng làm việc mà đi bất cứ đâu cũng có thể xử lý công việc, ký giấy tờ bằng chữ ký số.
(HBĐT) - Thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng toàn diện, hiện đại và bền vững, thời gian qua, huyện Lương Sơn đã đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, qua đó giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất từng bước được cải thiện.
(HBĐT) - Ngày 15/3, Đại lý Hyundai Hòa Bình tổ chức khai trương showroom bán xe ô tô tại số 134 – 136, đại lộ Thịnh Lang (TP Hòa Bình).