Tính đến hết tháng 2/2019, các KCN của tỉnh có
tổng số diện tích đất sạch để thu hút đầu tư là 126,47 ha. Trong ảnh: Ban quản lý các
KCN hỗ trợ các doanh nghiệp KCN Mông Hóa phát triển sản xuất, kinh doanh.
Đến hết tháng 2/2019, tỉnh có 2/8 chỉ tiêu đạt và vượt chỉ tiêu đề ra; dự kiến 4/8 chỉ tiêu đến năm 2020 sẽ đạt; 2/8 chỉ tiêu không đạt so với chỉ tiêu của NQ (chỉ tiêu đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật 5 KCN và chỉ tiêu 30% các KCN có nhà ở cho công nhân, lao động). Đối với các CCN có 2/4 chỉ tiêu đã đạt và vượt so với chỉ tiêu đề ra; dự kiến 1/4 chỉ tiêu đến năm 2020 sẽ đạt; 1/4 chỉ tiêu không đạt so với chỉ tiêu của NQ (chỉ tiêu đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật 6 CCN).
Trong đó, một số chỉ tiêu chủ yếu như: Tỷ lệ lấp đầy KCN Lương Sơn đạt đạt 89,45% so với chỉ tiêu; KCN Bờ trái sông Đà đạt 51,55% so với chỉ tiêu; KCN Mông Hóa đạt 53,37%, vượt 6,73% so với chỉ tiêu; KCN Nam Lương Sơn đạt 61,16 %, vượt 22,32% so với với chỉ tiêu; KCN Yên Quang, Lạc Thịnh đạt 0%. Giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp trong các KCN, CCN năm 2018 đạt 15.402 tỷ đồng, vượt 10% so với chỉ tiêu. Cơ bản đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật 2 KCN (Lương Sơn và Bờ trái sông Đà) đạt 40% so với chỉ tiêu. 1/8 KCN (Bờ trái sông Đà) có khu nhà ở cho công nhân, lao động đạt 12,5%, đạt 41,67% so với chỉ tiêu. 5/8 KCN đầu tư hạ tầng, đạt 62,5% so với chỉ tiêu. 4/8 KCN đã đầu tư hoàn thành một số công trình thiết yếu (đường vào, đường trục chính, hệ thống điện, nước,...), đạt 100% so với chỉ tiêu. Tạo quỹ đất sạch thu hút đầu tư đạt 126,47 ha (Lương Sơn 10 ha, Bờ trái sông Đà 21,27 ha, Mông Hóa 18,2 ha, Lạc Thịnh 77 ha) đạt 84,31% so với chỉ tiêu.
Đối với các CCN, hoàn thành việc thành lập lại các CCN theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, đạt 100% so với chỉ tiêu. Chưa thực hiện chỉ tiêu cơ bản đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật CCN. 7 CCN đã đầu tư hoàn thành một số công trình thiết yếu (đường vào, đường trục chính, hệ thống điện, nước,...), vượt 16,7% so với chỉ tiêu. Tỷ lệ lấp đầy diện tích 7 CCN đã được triển khai hạ tầng (CCN Chiềng Châu, Đồng Tâm, Phú Thành II, Khoang U, Hòa Sơn, Yên Mông, Chăm Mát-Dân Chủ). Cụ thể: CCN Chiềng Châu đạt 100% so với chỉ tiêu; CCN Đồng Tâm đạt 83,71%, vượt 39,5% so với chỉ tiêu; CCN Phú Thành II đạt 38% so với chỉ tiêu); 4 CCN gồm: Hòa Sơn, Khoang U, Yên Mông, Chăm Mát- Dân Chủ đạt tỷ lệ 0%. Tỷ lệ lấp đầy 14 CCN còn lại: CCN Đông Lai - Thanh Hối đạt 6,76% so với chỉ tiêu, CCN An Bình đạt 52,95% so với chỉ tiêu; CCN Thanh Nông đạt 52,24%, vượt 161,2% so với chỉ tiêu; các CCN còn lại đạt tỷ lệ 0%.
Sau khi có NQ 09, tỉnh tập trung các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng KCN, CCN. Tính đến nay, tỉnh đã huy động 1.059,171 tỷ đồng từ ngân sách T.Ư, địa phương và doanh nghiệp để đầu tư hạ tầng các KCN Lương Sơn, Bờ trái Sông Đà, Mông Hóa, Yên Quang... Đối với các CCN đã huy động 108,9 tỷ đồng đề đầu tư một số công trình thiết yếu 7 CCN.
Tính đến hết tháng 2/2019, các KCN của tỉnh có tổng số diện tích đất sạch để thu hút đầu tư là 126,47 ha (Lương Sơn 10 ha, Bờ trái sông Đà 21,27 ha, Mông Hóa 18,2 ha, Lạc Thịnh 77 ha), đạt 84,31% so với chỉ tiêu của Nghị quyết. Các KCN hiện có 87 dự án đầu tư, trong đó 25 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, 62 dự án đầu tư trong nước. Có 49 dự án đang hoạt động sản xuất kinh doanh. Các CCN có 12 dự án đầu tư, trong đó có 8 dự án đang sản xuất kinh doanh, đóng góp tích cực vào giá trị xuất khẩu, ngân sách Nhà nước và giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu địa phương.
Các KCN, CCN tuy đã chú trọng đầu tư nhưng chưa đồng bộ; hạ tầng ngoài hàng rào KCN, CCN chưa được quan tâm, chú trọng đầu tư. Có nhiều KCN, CCN chưa triển khai đầu tư. Hầu hết các KCN, CCN đều phải điều chỉnh quy hoạch chi tiết. Công tác giải phóng mặt bằng chậm, quỹ đất sạch để thu hút đầu tư chưa nhiều, giá chothuê đất cao so với các tỉnh lân cận. Môi trường đầu tư chưa thực sự hấp dẫn. Số lượng thu hút đầu tư vào các KCN, CCN thấp (KCN trung bình gần 10 dự án mới/năm, CCN gần 2 dự án mới/năm),vốn đăng ký đầu tư nhỏ, chưa thu hút được dự án đầu tư lớn mặc dù hầu hết các KCN, CCN có vị trí, giao thông nằm trên các trục đường Hồ Chí Minh, QL 6, đường Hòa Lạc- Hòa Bình…
Các ngành chức năng đang tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh thưc hiện các giải pháp trọng tâm tiếp tục đẩy mạnh thực hiện NQ 09/NQ-TU. Trong đó đặt mục tiêu phát triển các KCN, CCN phù hợp với định hướng, quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của tỉnh. Phát triển các KCN, CCN với nhiều hình thức đầu tư. Khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế, bao gồm cả đầu tư trong nước và nước ngoài tham gia xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN, CCN nhằm thúc đẩy phát triển mạnh ngành công nghiệp đi liền với đổi mới, hoàn thiện các biện pháp quản lý gắn liền với việc đảm bảo QP-AN, bảo đảm TTATXH. Phát triển các KCN, CCN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp, ngành,cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Thực hiện các cơ chế, chính sách, giải pháp nhằm tập trung huy động các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng trong và ngoài hàng rào các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh. Rà soát, vận dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách liên quan đến đầu tư phát triển các KCN, CCN . Nghiên cứu, đề xuất bổ sung một số cơ chế, chính sách, giải pháp và tổ chức thực hiện có hiệu quả hơn trong công bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng tại KCN, CCN.
Thực hiện điều chỉnh quy hoạch chi tiết các KCN, CCN đáp ứng yêu cầu xây dựng phát triển và thu hút đầu tư. Bố trí quỹ đất xây dựng nhà ở công nhân, nhà văn hóa, nhà trẻ và các công trình phụ trợ đảm bảo phục vụ nhu cầu thiết yếu cho công nhân trong các KCN. Quản lý chặt chẽ quy hoạch không để xảy ra tình trạng xây dựng trái phép trong các KCN, CCN. Hoàn thành việc sắp xếp, kiện toàn Trung tâm Phát triển quỹ đất và phát triển CCN các huyện, thành phố. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh, tăng cường xúc tiến quảng bá, thu hút đầu tư triển khai các dự án phát triển công nghiệp. Thực hiện các nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu phát triển công nghiệp, KT-XH của tỉnh.
(HBĐT) - Ngày 15/3, Đại lý Hyundai Hòa Bình tổ chức khai trương showroom bán xe ô tô tại số 134 – 136, đại lộ Thịnh Lang (TP Hòa Bình).
(HBĐT) - Sau một thời gian triển khai mô hình "Chăn nuôi lợn bản địa”, đàn lợn của gia đình anh Sồng A Cang ở xóm Chà Đáy, xã Pà Cò (Mai Châu) đã phát triển lên đến hơn chục con. Đây chính là nền tảng để gia đình anh Cang và nhiều gia đình khác trong xã như Hàng A Bô, Phàng A Sồng, Sùng A Si... từng bước vươn lên thoát nghèo.